I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được mục đích và yêu cầu kĩ thuật làm đất, bón phân lót cho
cây trồng.
2. Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác
b. Năng lực đặc thù:
Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng
ngôn ngữ kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, phiếu học tập.
2. Học sinh:- SGK, vở ghi
- Tìm hiểu trước cách làm đất và bón phân lót
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; Đàm thoại gợi mở; Dạy học nhóm;
Liên hệ thực tế.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi,; Phân tích phim video; khăn trải bàn; Lược đồ tư
duy; Trò chơi; Trình bày một phút; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Cặp đôi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động: Để chuẩn bị cho chồng ngô hoặc cấy lúa gia đình em
thường làm những công việc gì trên mảnh đất định gieo trồng ? (làm đất - bón
phân). Làm đất bón phân nhằm mục đích gì? Làm NTN. Bài hôm nay thầy và các
em cùng tìm hiểu
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 20/10/2020( 7A2)
Chương II
QUY TRÌNH SẢN SUẤT
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Tiết 13 - Bài 15
LÀM ĐẤT VÀ BÓN LÓT PHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được mục đích và yêu cầu kĩ thuật làm đất, bón phân lót cho
cây trồng.
2. Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác
b. Năng lực đặc thù:
Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng
ngôn ngữ kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, phiếu học tập.
2. Học sinh:- SGK, vở ghi
- Tìm hiểu trước cách làm đất và bón phân lót
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; Đàm thoại gợi mở; Dạy học nhóm;
Liên hệ thực tế.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi,; Phân tích phim video; khăn trải bàn; Lược đồ tư
duy; Trò chơi; Trình bày một phút; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Cặp đôi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động: Để chuẩn bị cho chồng ngô hoặc cấy lúa gia đình em
thường làm những công việc gì trên mảnh đất định gieo trồng ? (làm đất - bón
phân). Làm đất bón phân nhằm mục đích gì? Làm NTN. Bài hôm nay thầy và các
em cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG
GV: Đưa ra tình huống
Có 2 thửa ruộng, 1 thửa được cày bừa
kĩ, 1 thửa chưa được cày bừa.
Gv: Cho Hs hoạt động theo nhóm bàn
(3 phút) nhận xét về tình trạng 2 thửa
ruộng
- Tình trạng đất cứng hay tơi xốp
I. Làm đất nhằm mục đích gì ?
- Cỏ dại nhiều hay ít
- Giữ nước tốt hay kém
- Sâu, bệnh nhiều hay ít
Hs: Hết thời gian đại diện các nhóm
trình bày.
Gv: Mời nhóm khác nhận xét chéo
Gv: Nhận xét kết luận
Gv: Qua nội dung 2 nhóm vừa thảo
luận
? Vậy em nào cho biết làm đất nhằm
mục đích gì ?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét kết luận
- Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng
giữ nước, giữ chất dinh dưỡng
- Diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh
- Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và
phát triển tốt.
Gv yêu vầu HS quan sát H 25, 26 SGK
? Quan sát tranh cho biết làm đất bao
gồm các công việc nào ?
(Cày, bừa đập đất, lên luống)
Gv: Nhận xét
Gv: Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu tác
dụng của từng công việc trong khâu
làm đất
? Ở gia đình các em trước khi trồng
lúa hoặc ngô có tiến hành cày đất
không?
? Theo em cày đất nhằm mục đích gì ?
Gv: Nhận xét kết luận
Gv: Độ cày sâu phụ thuộc vào từng loại
đất, loại cây
- Đất cát cày nông.
- Đất bạc màu cày sâu dần (do tầng đất
canh tác mỏng)
- Đất sét cày sâu dần.
- Đất trồng cây ăn quả cày sâu. (tầng
canh tác dầy)
? Cầy đất xong công việc tiếp theo
chúng ta phải làm gì ?...
Bừa và đập đất có tác dụng gì 2
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát tranh
H.26 và liên hệ thực tế địa phương trả
lời câu hỏi
II. Các công việc làm đất
1. Cày đất
- Là xáo trộn lớp đất mặt ở mật độ sâu
từ 20 đến 30 cm
- Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và
vùi lấp cỏ dại.
2. Bừa và đập đất
? Bừa và đập đất có tác dụng gì?
Gv: Bừa nhiều lần cho đất nhỏ và nhiễn
nhưng bừa nhiều hay ít phụ thuộc vào
loại đất, loại cây
VD: Với đất sét phải bừa nhiều lần cho
đất nhỏ và nhuyễn
VD: Đối với cây lúa, ngô, khoai, sắn,
lạc...mỗi loại cây bừa nhiều hay ít cũng
khác nhau
? Em quan sát tranh cho biết tiến hành
cày, bừa đất bằng công cụ gì ?
Gv: Nhận xét kết luận
Gv: Giáo viên giới thiệu phương tiện
cơ giới...
Gv: Khi đã cày bừa và đập đất xong mà
muốn trồng khoai ta phải làm công việc
gì tiếp theo ? Lên luống. Vậy lên luống
nhằm mục đích gì ?
Gv: Trong thực tế sản xuất có loại cây
được trồng trên luống như: khoai, sắn,
lạc,..nhưng có loại cây không cần luống
như lúa,...
? Vậy tại sao phải lên luống?
GV: Phân tích về tác dụng của việc lên
luống
Gv: Lên luống cao hay thấp còn phụ
thuộc vào loại đất loại cây
VD: - Đất cao lên luống thấp
- Đất trũng lên luống cao
- Khoai lang lên luống cao, rau đỗ
lên luống thấp.
Gv: Cho Hs đọc TT SGK thảo luận
nhóm (3 phút)
? Lên luống được áp dụng theo quy
trình nào ?
? Lên luống áp dụng cho loại cây nào?
Gv: Phân tích quy trình lên luống
Chú ý: Khi xác định hướng luống, kích
thước luống, độ cao của luống phụ
thuộc vào địa hình và tùy loại cây
- Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại
- Trộn đều phân, san phẳng mặt ruộng.
3. Lên luống
- Để dễ chăm sóc, chống ngập úng
- Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng,
phát triển.
Qui trình lên luống
+ Xác định hướng luống.
+ Xác định kích thước.
+ Đánh rãnh, kéo đất tạo luống
+ Làm phẳng mặt luống.
Gv: Cho học sinh liên hệ lại kiến thức
đã học
? Bón lót nhằm mục đích gì? Thường
dùng loại phân gì ?
Gv: Quy trình bón
Gv: Cho Hs liên hệ kiến thức thực tế
vào nội dung đã học
? Em hãy nêu các cách bón phân lót
phổ biến mà em biết?
- Bón vãi: Cho lúa, rau.
- Bón theo hàng: Cho ngô, khoai.
- Bón theo hốc: Cho cây ăn quả, cây
lấy gỗ.
III. Bón phân lót
* Quy trình
- Rải phân lên mặt ruộng, theo hàng,
theo hốc.
- Cày, bừa hay lấp đất vùi phân xuống.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Làm đất nhằm mục đích gì?
A. Làm cho đất tơi xốp thoáng khí.
B. Diệt trừ mầm mống sâu bệnh, cải tạo đất.
C. Dễ chăm sóc,chống ngập úng, tạo tầng canh tác dày.
D. Để dễ bón phân
Câu 2: Mục đích của việc bón phân lót?
A.Làm cho đất tơi xốp thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
B.Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại.
C.Dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng và
phát triển.
D.Làm tăng độ phì nhiêu của đất -> tăng năng suất cây trồng.
Câu 3 : Hãy sắp xếp lại các quy trình cho công việc lên luống
A. Đánh rãnh, kéo đất tạo luống. B. Xác định kích thước luống.
C. Làm phẳng mặt luống. D. Xác định hướng luống.
D->B->A-> C
Hoạt động 4: Vận dụng:
- Yêu cầu học sinh về gia đình vận dụng vào thực tế sản xuất
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
Em hãy tìm hiểu về kĩ thuật trồng trọt một số loại cây trồng phổ biến ở, địa
phương, ở nước ta
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGk/38
- Đọc “ Có thể em chưa biết” -> Tìm hiểu tác dụng của cày ải, cày dầm.
- Tìm hiểu trước bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp SGK/39.
Ngày giảng: 24/10/2020( 7A2)
Tiết 14 - Bài 16
GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được các căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng, biết được vai trò của thời vụ
đối với năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Nhận biết được thời vụ gieo trồng chính ở nước ta
- Biết được công việc kiểm tra và sử lí hạt giống, nêu được mục đích sử lí hạt giống
và phương pháp sử lí hạt giống.
2. Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác
b. Năng lực đặc thù:
Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng
ngôn ngữ kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, phiếu học tập.
2. Học sinh: - SGK, vở ghi
- Tìm hiểu trước bài học : Giao trồng cây nông nghiệp SGK/39.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; Đàm thoại gợi mở; Dạy học nhóm;
Liên hệ thực tế; trực quan;
2. Kĩ thuật dạy: Kĩ thuật đặt câu hỏi;Kĩ thuật trình bày một phút; Kĩ thuật giao
nhiệm vụ; Kĩ thuật làm mẫu; thực hành;
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc ?
+ Thế nào là bón lót? Em hãy nêu quy trình bón phân lót ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động: Gieo trồng đúng thời vụ, đúng kĩ thuật là khâu quan trọng tạo
điệu kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Bài học hôm nay giúp ta có nhiều hiểu
biết, yêu cầu kĩ thuật và cơ sở khoa học về các biện pháp kĩ thuật đó ntn.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Gv: Giới thiệu khái quát thời vụ gieo
trồng đó là khoảng thời gian người ta
gieo trồng loại cây nào đó. Tuỳ loại cây
trồng mà khoảng thời gian dài, ngắn
I. Thời vụ gieo trồng.
khác nhau.
Gv: Nhấn mạnh thêm cụm từ “khoảng
thời gian” có nghĩa là thời vụ gieo
trồng được kéo dài chứ không phải bó
hẹp trong một thời điểm. Tùy theo loại
cây trồng mà khoảng thời gian này dài
hay ngắn.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
? Vậy dựa vào đâu để xác định thời vụ
gieo trồng?
-> Hs: Trả lời cá nhân.
- Gv: Nhận xét, kết luận.
? Trong các yếu tố trên, yếu tố nào
quyết định đến thời vụ gieo trồng?
Gv: Cho Hs hoạt động nhóm (thời gian
4 phút)
? Hoàn thành thông tin vào bảng SGK
ở mục 2 ?
Hs: Lên bảng thực hiện.
Gv: Phân tích kết luận cho từng vụ
trong năm
1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng
- Khí hậu.
- Loại cây trồng.
-Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa
phương.
=> Yếu tố khí hậu quyết định đến thời
vụ gieo trồng.
2. Các vụ gieo trồng
- Vụ đông xuân.
- Vụ hè thu.
- Vụ mùa.
- Vụ đông
? Tại sao phải kiểm tra hạt giống và
kiểm tra để làm gì ?
? Hạt giống cần đạt những tiêu chuẩn
nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Chốt lại và phân tích về tác dụng
của việc kiểm tra xử lí hạt giống
- GV yêu cầu học sinh đọc mục II.2 và
hỏi: Thảo luận nhóm (3 phút)
? Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì?
? Có những phương pháp xử lý hạt
giống nào?
II. Kiểm tra và xử lý hạt giống.
1. Mục đích kiểm tra hạt giống.
- Đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt,
đủ tiêu chuẩn đem gieo.
- Kiểm tra hạt giống theo tiêu chuẩn:
+Tỷ lệ nẵy mầm cao, không có sâu
bệnh, độ ẩm thấp.
+Không lẫn giống khác và cỏ dại.
+Kích thước hạt to.
2. Mục đích và phương pháp xử lý hạt
giống.
- Mục đích: Kích thích hạt giống nãy
mầm nhanh, trừ sâu, bệnh hại ở hạt.
- Phương pháp
+ Xử lý bằng nhiệt độ: Lúa 540, Ngô
400.
+ Xử lý bằng hoá học
Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông
tin trong sách giáo khoa.
? Nếu ý nghĩa của kĩ thuật gieo trồng?
III. Phương pháp gieo trồng.
1. Yêu cầu kĩ thuật
+ Bảo đảm đúng thời vụ, mật độ,
khoảng cách, và độ nông, sâu.
? Mật độ gieo trồng là gì?
Gv: Đưa ra VD:
+ Lúa trời rét cấy: 40-50 khóm/m2
+ Bình thường: 26-30 khóm/ m2
+ Cao su, cafê trồng với khoảng: 5-6
m/ cây.
+ Hạt có kích thước lớn gieo sâu hơn
hạt có kích thước bé, trung bình gieo:
2-5 cm.
Gv : Cho ví dụ về trồng cây lúa, cây ăn
quả, cây lấy gỗ.
GV yêu cầu Hs quan sát hình 27 thảo
luận nhóm 4 (thời gian 5 phút)
? Cho biết hình a, b, c, là phương pháp
gieo gì? Nêu ưu nhược điểm của từng
phương pháp ?
- Đại diện nhóm trả lời-> Nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
? Như thế nào là trồng cây bằng hạt,
bằng hom?
Gv: Cho học sinh quan sát H. 28
? Điền vào dấu trong các H. 28
? Em hãy kể một số cây được trồng
bằng hạt, bằng hom và bằng củ mà em
biết ?
Hs: Trả lời các câu hỏi.
Gv: Nhận xét kết luận
+ Mật độ gieo trồng là số cây/ khóm
hoặc số hạt giống trên 1 đơn vị diện
tích nhất định.
+ Mật độ gieo trồng được thay đổi tuỳ
theo giống cây, loại đất và điều kiện
thời tiết.
2. Phương pháp gieo trồng.
- Có 2 phương pháp gieo trồng chính:
+ Trồng bằng hạt
+ Trồng bằng cây con.
+ Gieo bằng hạt: Cây ngắn ngày (lúa,
ngô, đỗ, rau...) và trong các vườn ươm..
+ Gieo vãi: Nhanh, ít tốn công, sỗ
lượng hạt nhiều, nhưng chăm sóc khó
khăn.
+ Gieo hàng và gieo hốc: Tiết kiệm
giống, chăm sóc dễ, tốn nhiều công.
- Trồng bằng cây con: Áp dụng rộng
rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày
và dài ngày.
- Trồng bằng củ và trồng bằng hom
Hoạt động 3: Luyên tập
- Yêu cầu Hs hoàn thiện một số bài tập
- Vì sao cần kiểm tra và xử lí hạt giống trước khi gieo ? Muốn kiểm tra tỉ lệ nẩy
mầm người ta làm như thế nào ?
- Người ta có thể gieo trồng ngô bằng những cách nào ? Ưu nhược điểm của từng
phương pháp ?
- Điền tiếp vào các câu sao cho có nghĩa :
a. Khoảng............gieo trồng một loại cây nào đó gọi là thời vụ.
b. ở nước ta tuy khí hậu có khác nhau ở các miền, nhưng có 3 vụ trong năm, là......
c. Các tỉnh phía bắc có khí hậu lạnh nên còn có thêm vụ thứ tư đó là...............
d. Kiểm tra hạt giống trước khi gieo có mục đích là..............................hay loại bỏ
để đảm bảo năng suất trồng trọt.
Hoạt động 4: Vận dụng:
- Vì sao chỉ ngâm hạt lúa có to 54oc trong 5-10 phút?
- Vì sao phải lọc hạt lép, lửng bằng nước muối, sau đó mới xử lí bằng nhiệt? Có thể
lọc hạt lép, lửng bằng cách nào khác nữa?
- Nếu xử lí bằng nước ấm xong mới ngâm vào nước muối có được không? Vì sao?
- Về nhà xử lí hạt ngô bằng nước ấm
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
Tìm hiểu về kĩ thuật xử lí hạt giống của một số loại cây trồng phổ biến ở
nước ta thông qua internet, chương trình” Bạn của nhà nông” trên VTV2 hoặc các
tài liệu khác có nội dung liên quan đến kĩ thuật xử lí hạt giống.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Học và trả lời câu hỏi SGK + Liên hệ thực tế.
- Tìm hiểu trước bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
- Gv hướng dẫn Hs về nhà thực hiện tại nhà bài 17.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_truong_ptdt.pdf