I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được mục đích và yêu cầu kĩ thuật làm đất, bón phân lót cho
cây trồng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, liên hệ.
3. Thái độ:Giáo dục ý thức yêu lao động, làm việc theo khoa học kĩ thuật.
4. Định hướng năng lực:
a- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, hình 25, 26 SGK, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc trước bài xem hình vẽ SGK.
- Tìm hiểu trước cách làm đất và bón phân lót
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan; Dạy học nhóm
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận nhóm. Kĩ thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trả báo cáo thực hành, nhận xét.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
Giáo viên yêu cầu HS nghe, quan sát vi deo bài hát « Tía má em» do xuân
Mai hát. Hãy cho biết trong lời bài hát và hình ảnh các em quan sát được thì
người nông dân đang làm gì ? Làm những công việc ấy nhằm mục đích gì ?
Yêu cầu kỹ thuật, tác dụng của các công việc đó ra sao ? Chúng ta cùng nhau đi
tìm hiểu
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 15: Làm đất và bón phân lót - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2019
Ngày giảng: 16/11 (7A1)
Chương II:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG
TRỌT
Tiết 15 - Bài 15
LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được mục đích và yêu cầu kĩ thuật làm đất, bón phân lót cho
cây trồng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, liên hệ..
3. Thái độ:Giáo dục ý thức yêu lao động, làm việc theo khoa học kĩ thuật.
4. Định hướng năng lực:
a- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, hình 25, 26 SGK, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc trước bài xem hình vẽ SGK.
- Tìm hiểu trước cách làm đất và bón phân lót
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan; Dạy học nhóm
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận nhóm. Kĩ thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trả báo cáo thực hành, nhận xét.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
Giáo viên yêu cầu HS nghe, quan sát vi deo bài hát « Tía má em» do xuân
Mai hát. Hãy cho biết trong lời bài hát và hình ảnh các em quan sát được thì
người nông dân đang làm gì ? Làm những công việc ấy nhằm mục đích gì ?
Yêu cầu kỹ thuật, tác dụng của các công việc đó ra sao ? Chúng ta cùng nhau đi
tìm hiểu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu làm đất nhằm Làm đất nhằm mục đích gì ?
mục đích gì ?
GV nêu VD: Có 2 thửa ruộng, 1 thửa
ruộng đã được cày bừa và 1thửa ruộng
chưa được cày. Em có nhận xét gì về
tình hình cỏ dại, tình trạng đất (cứng
hay tơi xốp), khả năng giữ nước và chất
dinh dưỡng, sâu bệnh, .
HS: Nghe VD -> Tự phát hiện kiến thức
-> Trả lời-> Nhận xét, bổ sung-> Kết
luận.
- Làm đất nhằm mục đích gì?
HS: Trả lời
HS khác nhấn xét, bổ sung
GV: nhận xét, chốt.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các công việc
làm đất.
GV: Cho HS hoạt động cá nhân trong 2
phút sau đó cho hoạt động nhóm bàn 2
phút
GV: - Yêu cầu phải đạt của cày đất?
- Cày đất có tác dụng gì?
- Dụng cụ dùng để cày?
HS: 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
GV: Cho các nhóm nhận xét lẫn nhau
GV: nhận xét và kết luận.
GV: Em hãy so sánh ưu nhược điểm của
cày máy và cày trâu.
(cày máy nhanh, cày sâu nhưng giá
thành cao)
HS: Trả lời.
GV: nhận xét và kết luận.
GV: nhấn mạnh: độ cày sâu phụ thuộc
vào từng loại đất, loại cây.
Ví dụ:
- Đất cát không cày sâu.
- Đất bạc màu cày sâu dần do tầng
canh tác mỏng.
- Đất sét cày sâu dần.
- Đất trồng cây ăn quả, cây công
nghiệp do tầng đất dày nên có thể cày
- Làm cho đất tơi xốp, tăng khả
năng giữ nước, chất dinh dưỡng,
diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh
hại tạo điều kiện cho cây sinh
trưởng, phát triển tốt.
II. Các công việc làm đất.
1. Cày đất.
- Là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu
từ 20- 30 cm.
- Tác dụng: Làm đất tơi xốp, thoáng
khí, vùi lấp cỏ dại.
- Dụng cụ: trâu, bò kéo, máy cày
sâu được.
Ngoài ra độ ẩm thích hợp là 60% đỡ tốn
công làm đất và làm nhỏ đất.
GV: Cho HS hoạt động cá nhân trong 2
phút sau đó cho hoạt động nhóm bàn 2
phút.
- Bừa và đập đất có tác dụng gì?
- Dụng cụ để bừa và đập?
- Yêu cầu phải đạt của bừa và đập đất?
HS: 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
GV: Cho các nhóm nhận xét lẫn nhau
GV: nhận xét và kết luận.
GV: Bừa nhiều hay ít có phụ thuộc vào
vào loại dất và cây không?
(Loại đất sét làm đất tốn công hơn đất
cát)
HS: trả lời.
GV: nhận xét và kết luận.
GV: Nêu loại cây trồng phải trồng trên
luống? (ngô, khoai, rau, đỗ, đậu)
HS: trả lời.
GV: nhận xét và kết luận.
GV: Tại sao phải lên luống?
HS: trả lời.
GV: nhận xét và kết luận.
GV: đất cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào
loại đất, loại cây.
- Đất cao lên luống thấp.
- Đất trũng lên luống cao.
- Khoai lang lên luống cao, rau, đỗ lên
luống thấp hơn.
Tiến hành lên luống theo qui trình
nào?
HS: trả lời.
GV: nhận xét và kết luận.
2. Bừa và đập đất.
- Tác dụng: - Làm nhỏ đất, thu gom
cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng
mặt ruộng tạo điều kiện giữ độ ẩm
- Dụng cụ: trâu, bò kéo bừa, cuốc,
gậy..
- Yêu cầu: - Bừa nhiều lần làm nhỏ
đất, nhuyễn đất
3. Lên luống.
Dễ chăm sóc, chống ngập úng và
tạo tầng đất dày cho cây sinh
trưởng, phát triển.
HS: Trả lời
GV: nhận xét.
GV: Giải thích các bước theo qui trình
Hoạt động 3.Tìm hiểu kỹ thuật bón
phân lót.
GV: Bón lót là bón như thế nào?
GV: Những phân có đặc điểm như thế
nào thì người ta dùng để bón lót?
HS: trả lời
GV: kết luận
Đất trồng lúa người ta bón lót thế nào?
Dùng loại phân gì?
( Bón vãi trước khi bừa, dùng loại phân
chuồng)
Đất trồng rau, màu bón phân lót thế
nào? Dùng loại phân gì?
( Bón theo hốc hay theo hàng, dùng
phân chuồng trộn với lân)
HS: Trả lời
GV: Giải thích ý nghĩa các bước tiến
hành bón lót.
(Lấp phân hay trộn phân vào đất ngay
để không cho chất dinh dưỡng trong
phân mất đi, đồng thời tạo điều kiện cho
phân tiếp tục hoai mục)
III. Bón phân lót.
* Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân
lân theo quy trình.
- Rải phân lên mặt ruộng hay theo
hàng, theo hốc cây.
- Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân
xuống dưới.
HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập.
GV: Phát phiếu học tập yêu cầu HS hoàn thiện một số bài tập:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đóng:
Câu 1: Làm đất nhằm mục đích gì?
A. Làm cho đất tơi xốp thoáng khí.
B. Diệt trừ mầm mống sâu bệnh, cải tạo đất.
C. Dễ chăm sóc,chống ngập úng, tạo tầng canh tác dày.
D. Để dễ bón phân
Câu 2: Mục đích của việc bón phân lót?
A.Làm cho đất tơi xốp thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
B.Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại.
C.Dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng
và phát triển.
D.Làm tăng độ phì nhiêu của đất -> tăng năng suất cây trồng.
Câu 3 : Hãy sắp xếp lại các quy trình cho công việc lên luống :
A. Đánh rãnh, kéo đất tạo luống. B. Xác định kích thước luống.
C. Làm phẳng mặt luống. D. Xác định hướng luống.
D->B->A-> C
Câu 4 : Hãy nối các câu ở cột 1 với câu ở cột 2 để thấy được tác dụng của
công việc làm đất.
1-d 2- c 3 –a 4- b
HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng:
- Yêu cầu học sinh làm theo nhóm trồng và chăm sóc một vài cây cảnh có
hoa hoặc có lá tại vườn trường để chuẩn bị chào mừng ngày nhà giáo việt Nam
20/11.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo:
Em hãy tìm hiểu về kĩ thuật trồng trọt một số loại cây trồng phổ biến ở
nước ta thông qua internet, chương trình “ Bạn của nhà nông” trên VTV 2 hoặc
các tài liệu khác có nội dung liên quan tới kĩ thuật trồng trọt.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
* Học bài và trả lời các câu hỏi SGk/38
- Đọc “ Có thể em chưa biết” -> Tìm hiểu tác dụng của cày ải, cày dầm.
- Tìm hiểu trước bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp SGK/39.
Công việc Tác dụng
1.Làm đất a. Làm đất nhỏ, thu gom cỏ dại.
2.Cày đất b. Dễ thoát nước, dễ chăm sóc.
3.Bừa đất c. Lật đất sâu lên bề mặt.
4.Lên luống d. Làm cho đất tơi xốp, diệt cỏ dại và mầm mống
sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_15_lam_dat_va_bon_phan_lot_nam.pdf