I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
- Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn giống vật nuôi
- Hiểu được khái niệm và phương pháp nhân giống thuần chủng
2.Kỹ năng: Phân biệt được một số phương pháp nhân giống trong thực tế chăn nuôi ở địa phương
3.Thái độ: Có ý thức trong học tập
4. Định hướng năng lực
a, Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
b, Năng lực đặc thù
Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nghiên cứu SGK, tranh vẽ minh hoạ.
- HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp gợi mở, thuyết trình, thảo luận nhóm, quan sát tìm tòi, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thuật hoạt động nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV: Theo bạn khi người chăn nuôi tạo ra một giống vật nuôi có năng suất, phẩm chất cao nhưng số lượng vật nuôi lại ít trong khi đó nhu cầu về giống đó của người chăn nuôi là rất nhiều. Khi đó người ta phải làm gì để có thể cung cấp đủ giống đáp úng nhu cầu chăn nuôi ?
Để gải quyết được thắc mắc này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nội dung bài mới?
2 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 34: Nhân giống vật nuôi - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 14/05/2020
Tiết 34: Bài 34. NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
- Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn giống vật nuôi
- Hiểu được khái niệm và phương pháp nhân giống thuần chủng
2.Kỹ năng: Phân biệt được một số phương pháp nhân giống trong thực tế chăn nuôi ở địa phương
3.Thái độ: Có ý thức trong học tập
4. Định hướng năng lực
a, Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
b, Năng lực đặc thù
Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nghiên cứu SGK, tranh vẽ minh hoạ.
- HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp gợi mở, thuyết trình, thảo luận nhóm, quan sát tìm tòi, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thuật hoạt động nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV: Theo bạn khi người chăn nuôi tạo ra một giống vật nuôi có năng suất, phẩm chất cao nhưng số lượng vật nuôi lại ít trong khi đó nhu cầu về giống đó của người chăn nuôi là rất nhiều. Khi đó người ta phải làm gì để có thể cung cấp đủ giống đáp úng nhu cầu chăn nuôi ?
Để gải quyết được thắc mắc này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nội dung bài mới?
HOẠT ĐỘNG 3: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Tìm hiểu về chọn phối
GV: Thế nào là chọn phối, chọn phối như thế nào?
HS: trả lời
GV: Lấy 2 ví dụ về chọn phối.
Giữa con đực và con cái cùng giống để nhân giống thuần chủng, tại sao?
HS: trả lời
GV: Gà ri - rốt có cùng giống bố mẹ không?
HS: trả lời
HĐ2.Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng.
GV: Dẫn dắt học sinh trả lời câu hái.
- Nhân giống thuần chủng là gì?
HS: trả lời
GV: Làm rõ định nghĩa và mục đích.
GV: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt hiệu quả?
HS: trả lời
GV: Rút ra kết luận
I. Chọn phối.
1.Thế nào là chọn phối.
- Chọn ghép đôi giữa con đực và con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối.
2.Các phương pháp chọn phối.
- Chọn ghép con đực và con cái trong cùng giống đó để nhân lên một giống tốt.
- Chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau để lai tạo giống.
II. Nhân giống thuần chủng.
1.Nhân giống thuần chủng là gì?
- Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống.
- Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, giữ vững và hoàn chỉnh đặc tính của giống đã có.
- Bài tập ( SGK )
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
- Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả phải xác định rõ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Yêu cầu Hs hoàn thiện một số bài tập:
Bài 1. Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản nhằm tăng số lượng cá thể gọi là?
A. Chọn giống B. Chọn giống thuần chủng
C. Chọn phối D. Lai tạo.
Bài 2. Muốn có giống gà Rốt- Ri vừa có khả năng thích nghi tốt lại có sức sản xuất cao người ta phải làm như thế nào ?
A. Chọn phối gà trống Rốt với gà mài Rốt
B. Chọn phối gà trống Rốt với gà mái Ri
C. Chọn phối gà trống Ri với gà mái Ri
D. Cả A và B
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Chia sẻ với cha mẹ, người thân ý kiến của em về việc chọn giống, nhân giống và chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Hãy tìm hiểu về các giống vật nuôi ở nơi em sống. Chọn và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một giống vật nuôi em thích nhất: Tên giống, đặc điểm ngoại hình, lợi ích... và cho biết vì sao em thích giống vật nuôi này. Sẽ tốt hơn nếu em tìm được cả hình minh họa.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi 1,2 cuối bài
- Đọc và xem trước bài 36 chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau thực hành: Thước lá, mô hình con lợn
************************************************
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_34_nhan_giong_vat_nuoi_nam_hoc_2.doc