Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 41+42 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giải thích được sự biến đổi của các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị và trong chế

biến món ăn.

- Phân tích được cơ sở khoa học của việc bảo quản chất dinh dưỡng trong thịt,

rau, củ, quả, đậu, hạt khô, ngô khi chuẩn bị nguyên liệu chế biến thức ăn.

- Giải thích được sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với chất dinh dưỡng trong khi

chế biến thức ăn, qua đó, phân tích được các biện pháp để bảo quản chất dinh dưỡng

trong khi chế biến.

- Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá

trình chế biến thực phẩm.

2. Kỹ năng:

- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện tốt các biện pháp bảo

quản các chất dinh dưỡng trong khi chuẩn bị chế biến các các thực phẩm như: Thịt,

cá, rau, củ, quả, đậu hạt tươi, đậu hạt khô, gạo tại gia đình mình

- Biết thực hiện được được một số các bảo quản chất dinh dưỡng một số thực

phẩm như: rau, thịt, gạo tại gia đình mình.

3. Thái độ: Giúp HS nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo quản chất dinh

dưỡng trong chế biến món ăn, từ đó vận dụng để bảo quản các chất dinh dưỡng trong

chế biến thực phẩm tại gia đình.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát

hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phiếu học tập

2. Học sinh:

- Đọc trước bài 17

 

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 41+42 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/5/2020 Ngày giảng: 6A1: 04/5/2020; 6A3: 06/5/2020; 6A2: 07/5/2020 Tiết 41. Bài 17 BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giải thích được sự biến đổi của các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị và trong chế biến món ăn. - Phân tích được cơ sở khoa học của việc bảo quản chất dinh dưỡng trong thịt, rau, củ, quả, đậu, hạt khô, ngô khi chuẩn bị nguyên liệu chế biến thức ăn. - Giải thích được sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn, qua đó, phân tích được các biện pháp để bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. - Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm. 2. Kỹ năng: - Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện tốt các biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong khi chuẩn bị chế biến các các thực phẩm như: Thịt, cá, rau, củ, quả, đậu hạt tươi, đậu hạt khô, gạo tại gia đình mình - Biết thực hiện được được một số các bảo quản chất dinh dưỡng một số thực phẩm như: rau, thịt, gạo tại gia đình mình. 3. Thái độ: Giúp HS nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, từ đó vận dụng để bảo quản các chất dinh dưỡng trong chế biến thực phẩm tại gia đình. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phiếu học tập 2. Học sinh: - Đọc trước bài 17 III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm. 2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Tại sao phải bảo quản thực phẩm? Ở gia đình em hàng ngày có những cách bảo quản dinh dưỡng và chế biến thực phẩm như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV & HS Nội dung GV: Cho học sinh Quan sát hình 3.17 SGK và đọc các chất dinh dưỡng ghi trên đó. ? Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá là gì? ? Tại sao thịt cá khi đã thái, pha không được rửa lại? GV: Cho học sinh quan sát hình 3.18 SGK. Thảo luận nhóm bàn ? Em hãy cho biết các loại rau, củ, quả thường dùng? Rau, củ, quả trước khi dùng cần phải làm gì? GV: Cho học sinh quan sát hình 3.19 SGK. HS: Quan sát. ? Đối với các loại hạt khô cần bảo quản như thế nào? HS: Trả lời HS theo dõi thông tin trong sgk. ? Khi chế biến món ăn cần chú ý điều gì? GV: Lưu ý cho HS một số vấn đề: - Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. 1. Thịt, cá. - Thịt cá khi mua về là phải chế biến ngay, không ngâm rửa thịt cá sau khi cắt, thái. -> vì mất hết chất vitamin, chất khoáng dễ tan trong nước. 2. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi. - Tuỳ từng loại rau, củ, quả, có cách gọt vỏ, rửa khác nhau. + Rửa sạch rau trước khi cắt, thái. + Rau, củ, quả ăn sống nên rửa, gọt vỏ trước khi ăn. 3. Đậu hạt khô, gạo. - Các loại hạt khô như: Đậu hạt khô, cho vào lọ, chum đậy kín, để nơi cao ráo, thoáng mát. - Gạo: Bảo quản trong chum, vại, để nơi cao ráo, thoáng. II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. 1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn? - Thực phẩm đun nấu quá lâu sẽ mất nhiều sinh tố và chất khoáng. Như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP. nước sôi. - Khi nấu tránh đảo nhiều. - Không nên đun lại thức ăn nhiều lần, GV: Phân tích cho HS biết được sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với chất đạm. GV: Phân tích cho HS sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với chất đường bột. HS : Ghi nhớ ? Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến chất khoáng? ? Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đối với các sinh tố, vi tamin? - Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố: A,D,E,K. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng. a. Chất đạm. - Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao một số loại chất đạm thường dễ tan vào trong nước. Nên khi luộc thịt gà Khi sôi nên vặn nhỏ lửa. b. Chất béo - Ở nhiệt độ cao sinh tố A trong chất béo sẽ phân huỷ và chất béo sẽ bị biến mất. c. Chất đường bột - Chất tinh bột dễ tiêu hơn trong quá trình đun nấu. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao tinh bột sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu huỷ hoàn toàn. d. Chất khoáng. - Khi đun nấu chất khoáng sẽ tan một phần trong nước. c. Sinh tố. - Trong quá trình chế biến các sinh tố dễ bị mất đi nhất là các sinh tố dễ tan trong nước do đó cần áp dụng hợp lý các quy trình chế biến. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi và hoàn thiện một số bài tập. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. - Em hãy xem lại cách cách bảo quản dinh dưỡng và chế biến thực phẩm của mình và ghi ra những điều cần thực hiện để đảm bảo ăn uống hợp lí. - Em nên nhắc nhở người thân trong gia đình và bạn bè điều gì để cùng thực hiện cách bảo quản dinh dưỡng và chế biến thực phẩm? Ghi lại những điều đó và cùng gia đình thực hiện. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng. - Về nhà bảo quản dinh dưỡng và chế biến một số loại thực phẩm hàng ngày của gia đình và ghi kết quả vào vở. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. - Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới: Đọc và xem trước bài 18 các phương pháp chế biến thực phẩm. + Kể các phương pháp chế biến thực phẩm mà em biết. Ngày soạn: 03/5/2020 Ngày giảng: 6A1: 05/5/2020; 6A2,3: 09/5/2020 Tiết 42. Bài 18 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giải thích được lý do vì sao cần phải chế biến thực phẩm. Trình bày được cách chế biến một số món ăn có sử dụng nhiệt. - Trình bày được cách chế biến một số món ăn có sử dụng nhiệt. 2. Kỹ năng: - Có khả năng thực hiện tốt cách chế biến một số thực phẩm như: Luộc, nấu, kho theo đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật. - Biết cách thực hiện và chế biến được một số món ăn tương đối đúng yêu cầu kỹ thuật. 3. Thái độ: Giúp HS có hứng thú với môn học và vận dụng các kiến thức đã học vào chế biến các món ăn tại gia đình ngon, hợp vệ sinh. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phiếu học tập 2. Học sinh: - Đọc trước bài 18 III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm. 2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đối với các chất dinh dưỡng trong thức ăn. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Vì sao cần phải chế biến thực phẩm. Trình bày được cách chế biến một số món ăn có sử dụng nhiệt? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV &HS Nội dung ? Nhiệt độ có tác dụng gì trong chế biến món ăn? - Nhiệt độ làm cho thực phẩm chín mềm, dễ tiêu hoá. ? Bằng quan sát thực tế ở gia đình, trong môi trường nước người ta thường chế biến những món ăn nào? Món luộc, nấu, kho GV yêu cầu học sinh cả lớp hoạt động nhóm lớn ( 7’) và hoàn thiện bảng so sánh theo mẫu sau và báo cáo kết quả. I. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt. 1. Làm chín thực phẩm trong nước. GV kết luận bằng bảng phụ. Các p. pháp ND, so sánh Luộc Nấu Kho Khái niệm Là cách làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước Là cách làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước, có gia vị Là cách làm chín mềm thực phẩm trong nước, vị mặn đậm đà. Quy trình - Làm sạch thực phẩm - Luộc chín thực phẩm - Bày ra đĩa + nước chấm. - Làm sạch + tẩm ướp gia vị sau đó rán qua. - Nấu nguyên liệu động vật trước sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp. - Bày món ăn ra đĩa. - Làm sạch+ tẩm ướp. - Nấu chín thực phẩm với ít nước, vị đậm - Bày món ăn ra đĩa Yêu cầu kỹ thuật - Nước luộc trong. - Thực phẩm động vật chín mềm, không dai, không nhừ. - Thực phẩm thực vật: rau lá chín tới, rau có màu xanh, rau củ có bột chín bở. - Thực phẩm chín mềm không dai, không nát. - Hương vị thơm ngon, vừa ăn - Màu sắc hấp dẫn. - Thực phẩm mềm, nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh - Thơm ngon, vị mặn. - Màu vàng nâu. ? Kể tên một số món hấp thường dùng trong gia đình. HS tự kể tên GV: Nêu quy trình thực hiện món hấp. Thảo luận nhóm bàn 5p 2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước. - Hấp (đồ) là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. - Lửa cần to để hơi nước bốc nhiều mới đủ làm chín thực phẩm. GV: Nêu yêu cầu kỹ thuật của món hấp. HS: Trả lời GV: Cho học sinh xem hình 3.22(SGK) và đưa ra một số ví dụ về món nướng. ? Gia đình em có làm món nướng không? Thường nướng những thực phẩm nào? HS: Trả lời GV: Dẫn dắt hình thành khái niệm. HS Đọc quy trình SGK ? Nêu yêu quy trình thực hiện, yêu cầu kỹ thuật của việc thực hiện món nướng? ? Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm trong chất béo mà em biết? GV: Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện. * Quy trình thực hiện: - Làm sạch nguyên liệu thực phẩm. - Sơ chế, tẩm ướp gia vị. - Hấp chín thực phẩm. - Trình bày đẹp, sáng tạo. * Yêu cầu kỹ thuật: - Thực phẩm chín mềm, ráo nước, không có nước hoặc rất ít nước. - Hương vị thơm ngon. - Màu sắc đặc trưng. 3. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa. * Khái niệm: Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa. * Quy trình thực hiện. - Làm sạch nguyên liệu thực phẩm - Để nguyên hoặc cắt thái thực phẩm phù hợp. - Tẩm ướt gia vị 30 phút - Nướng vàng đều 2 mặt - Trình bày món ăn * Yêu cầu kỹ thuật - Thực phẩm chín đều, không dai - Thơm ngon đậm đà - Màu vàng nâu 4. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo. - Rán;- Rang;- Xào HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi và hoàn thiện một số bài tập HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. - Em hãy xem lại các phương pháp chế biến thực phẩm của mình và ghi ra những điều cần thực hiện để đảm bảo đúng cách. - Em nên nhắc nhở người thân trong gia đình và bạn bè điều gì để cùng thực hiện chế biến thực phẩm đúng phương pháp. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng - Thực hành chế biến thức ăn bằng các phương pháp khác nhau. (Làm ở nhà) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. - Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới Đọc và xem trước bài 18 các phương pháp chế biến thực phẩm (Tiếp theo)

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_4142_nam_hoc_2019_2020_truong_p.pdf
Giáo án liên quan