I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để đảm bảo cung cấp đầy đủ
chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Trình bày được hậu quả của việc thừa thiếu các chất dinh dưỡng làm cho
cơ thể phát triển không bình thường.
2. Phẩm chất:
Tự tin và có tinh thần vượt khó, trung thực.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học tìm hiểu các thông tin sách giáo khoa.
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được tại sao phải ăn uống
hợp lí.
- Nhận thức được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc và nghiên cứu sách giáo khoa.
- Sưu tầm tạp chí ăn uống, kiến thức bổ sung.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc sách giáo khoa bài 15 từ nhà.
III. Phương pháp kĩ thuật.
1. Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học nhóm, liên hệ thực tế.
2. Kĩ thuật:
Kĩ thuật đặt câu, công não, kĩ thuật giao nhiệm vụ
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 39: Cơ sở ăn uống hợp lý (Tiết 3) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 20/01/2021
Tiết 39 Bài 15: CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ ( Tiết 3 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để đảm bảo cung cấp đầy đủ
chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Trình bày được hậu quả của việc thừa thiếu các chất dinh dưỡng làm cho
cơ thể phát triển không bình thường.
2. Phẩm chất:
Tự tin và có tinh thần vượt khó, trung thực.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học tìm hiểu các thông tin sách giáo khoa.
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được tại sao phải ăn uống
hợp lí.
- Nhận thức được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc và nghiên cứu sách giáo khoa.
- Sưu tầm tạp chí ăn uống, kiến thức bổ sung.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc sách giáo khoa bài 15 từ nhà.
III. Phương pháp kĩ thuật.
1. Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học nhóm, liên hệ thực tế.
2. Kĩ thuật:
Kĩ thuật đặt câu, công não, kĩ thuật giao nhiệm vụ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Có mấy nhóm thức ăn? Giá trị dinh dưỡng của từng nhóm như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động.
Tại sao lại có người béo, người gầy?
Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi.
Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Vậy người bào thừa chất dinh dưỡng gì.
Người gầy thiếu chất dinh dưỡng nào. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng chất
đạm.
GV: Cho học sinh quan sát H 3.11 và
nêu nhận xét về thể trạng của cậu bé
trong hình.
HS: Trả lời.
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu việc
thiếu thừa chất đạm cơ thể sẽ ảnh
hưởng như thế nào.
Giáo viên gọi đại diện nhóm học sinh
trả lời.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Bổ sung
Tìm hiểu nhu cầu chất đường bột.
GV: Tại sao trong lớp học có những
bạn không nhanh nhẹn?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 3.12.
GV: rút ra nhận xét gì?
GV: Nêu tác hại của việc thiếu và thừa
chất đường bột?
Tìm hiểu nhu cầu chất béo.
GV: Thiếu chất béo cơ thể con người
sẽ ra sao?
HS: Trả lời
GV: Thừa chất béo cơ thể con người sẽ
ra sao?
HS: Trả lời
GV: Nếu hàng ngày em ăn quá nhiều
hoặc quá ít chất béo sẽ gây ra hiện
tượng gì?
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1. Chất đạm.
a. Thiếu đạm.
- Thiếu đạm : Làm trẻ em bị suy dinh
dưỡng, cơ thể chậm phát triển, cơ thể
yếu ớt, chân tay khẳng khiu,bụng
phình to, tóc mọc lưa thưa.
b. Thừa đạm.
- Thừa đạm gây bệnh béo phì, bệnh
huyết áp, bệnh tim mạch.
2. Chất đường bột.
- Ăn nhiều chất đường bột gây bệnh
béo phì vì lượng chất béo thừa đó sẽ
biến thành mỡ.
- Thiếu chất đường bột : dễ bị đói, mệt,
cơ thể ốm yếu.
3. Chất béo.
a. Thiếu chất béo khả năng chống đỡ
bệnh tật kém.
b. Thừa chất béo, bụng to, tim có mỡ
dễ bị nhồi máu cơ tim
Cơ thể đòi hỏi phải có đầy đủ chất
dinh dưỡng, mọi sự thừa thiếu đều có
hại cho sức khoẻ.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi và hoàn thiện một số bài tập :
Câu 1:Những dấu hiệu nào sau đây cho biết cơ thể em đang thiếu chất
đạm.
A. dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.
B. thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói.
C. Trẻ em sẽ bị bệnh suy dinh dưỡng, mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát
triển.
Câu 2:Những dấu hiệu nào sau đây cho biết cơ thể em đang thiếu chất béo.
A. Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém
phát triển.
B. thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói.
C. dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu
4. Hoạt động vận dụng:
- Em hãy xem lại cách ăn uống của mình và ghi ra những điều cần thực
hiện để đảm bảo ăn uống hợp lí.
- Em nên nhắc nhở người thân trong gia đình và bạn bè điều gì để cùng
thực hiện ăn uống cho hợp lí? Ghi lại những điều đó và cùng gia đình thực hiện.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Cách tính chiều cao, cân nặng của trẻ em theo chuẩn của tổ chức y tế
thế giới WHO:
* Với trẻ từ 2 – 12 tuổi:
Cân nặng lý tưởng (kg) = 8 + (số năm tuổi x 2).
Ví dụ: Một em tròn 12 tuổi, số cân nặng cần có là:
8 + (12 x 2) = 32 (kg).
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau.
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Quan sát tháp dinh dưỡng và tìm hiểu phần có thể trẻ em chưa biết.
- HS: Xem trước bài 16 vệ sinh an toàn thực phẩm.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_39_co_so_an_uong_hop_ly_tiet_3.pdf