I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS củng cố sâu hơn kiến thức về sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực được phân chia
một cách hợp lí .
- Vận dụng sắp xếp hợp lí đồ dùng sinh hoạt trong nhà ở.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HS có tính cẩn thận thao tác chính xác đúng quy trình.
- Có ý thức tận dụng những mảnh vải nhỏ thừa hay vải đã qua sử dụng để may bao
tay tiết kiệm nguồn nguyên liệu.
3. Năng lực:
a- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo.Biết vận dụng những kiến thức học vào thực tế, sắp xếp đồ đạc trong nhà.
b- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ, vai trò của nhà ở có ý nghĩa
quan trọng như thế nào tới đời sống của con người, học sinh sau khi học xong phải về
nhà biết cách sắp xếp đồ đạc trong nhà, ngăn nắp , gọn gàng.
4. Phương pháp, tổ chức: giảng giải, liên hệ thực tế, ví dụ địa phương em, sử dụng
tranh ảnh phân tích giúp học sinh dễ hiểu nhất.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đọc SGK và tài liệu tham khảo lên kế hoach dạy học.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 9 SGK
- Chuẩn bị cá nhân: Sơ đồ phòng kích thước 2,5m x 4m theo tỉ lệ thu nhỏ. Mô
hình đồ đạc( giường, bàn học, tủ đầu giường, ghế, tủ quần áo, giá sách) bằng xốp
hoặc bằng bìa cứng, keo dán.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 9: Thực hành Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở (Tiếp) - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 18/11/ 2020( 6A1 )
TIẾT 22
BÀI 9: THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝTRONG NHÀ Ở (Tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS củng cố sâu hơn kiến thức về sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực được phân chia
một cách hợp lí .
- Vận dụng sắp xếp hợp lí đồ dùng sinh hoạt trong nhà ở.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HS có tính cẩn thận thao tác chính xác đúng quy trình.
- Có ý thức tận dụng những mảnh vải nhỏ thừa hay vải đã qua sử dụng để may bao
tay tiết kiệm nguồn nguyên liệu.
3. Năng lực:
a- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo.Biết vận dụng những kiến thức học vào thực tế, sắp xếp đồ đạc trong nhà.
b- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ, vai trò của nhà ở có ý nghĩa
quan trọng như thế nào tới đời sống của con người, học sinh sau khi học xong phải về
nhà biết cách sắp xếp đồ đạc trong nhà, ngăn nắp , gọn gàng.
4. Phương pháp, tổ chức: giảng giải, liên hệ thực tế, ví dụ địa phương em, sử dụng
tranh ảnh phân tích giúp học sinh dễ hiểu nhất.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đọc SGK và tài liệu tham khảo lên kế hoach dạy học.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 9 SGK
- Chuẩn bị cá nhân: Sơ đồ phòng kích thước 2,5m x 4m theo tỉ lệ thu nhỏ. Mô
hình đồ đạc( giường, bàn học, tủ đầu giường, ghế, tủ quần áo, giá sách) bằng xốp
hoặc bằng bìa cứng, keo dán.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ. (Không kiểm tra)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần ghi nhớ
Hoạt động 1. Tổ chức kiểm tra sự
chuẩn bị của học sinh.
GV: Nêu mục tiêu yêu cầu cần đạt của
bài thực hành
HS: Nghe nắm rõ mục tiêu bài học.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
I. Chuẩn bị
- Sơ đồ phòng kích thước 2,5m x 4m
theo tỉ lệ thu nhỏ.
- Mô hình đồ đạc( giường, bàn học, tủ
đầu giường, ghế, tủ quần áo, giá sách)
bằng xốp hoặc bằng bìa cứng, keo dán.
về sơ đồ mặt bằng phòng ở, mô hình đồ
đạc theo sự dặn dò tiết 21
HS: Lấy sơ đồ và mô hình ra cho GV
kiểm tra.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn
quy trình thực hành.
GV: Giới thiệu nội dung, yêu cầu bài
thực hành.
HS: Nghe nắm rõ nội dung cần thực
hành.
GV: Hướng dẫn quy trình thực hành:
Căn cứ vào sơ đồ phòng ở và mô hình
đồ đạc thực hiện sắp xếp đồ đạc trong
phòng cho hợp lí, sao cho đảm bảo các
yếu tố như:
- Góc học tập cần yên tĩnh đủ ánh sáng.
- Giá sách gần góc học tập.
- Giường ngủ kín đáo.
- Tủ đầu giường gần giường.
HS: Nghe nắm rõ quy trình thực hành.
Hoạt động 3. Học sinh thực hành
GV: Yêu cầu học sinh thực hành cá
nhân căn cứ vào sơ đồ phòng ở và mô
hình đồ đạc đã chuẩn bị yêu cầu HS bố
trí hợp lí đồ đạc( mô hình) trong nhà ở
(sơ đồ phòng ở)
HS: Thực hành cá nhân tiến hành sắp
xếp đồ đạc theo định hướng của GV.
GV: Quan sát theo dõi uốn nắn HS cần
bổ xung hoặc đề xuất các giải pháp cho
HS thực hiện
HS: Sau khi đã thực hiện xong
GV: Yêu cầu một số HS lên trình bày sơ
đồ sau khi đã sắp xếp đồ đạc và trình
bày ý kiến cách bố trí đồ đạc của mình.
HS: Khác quan sát, nghe nêu nhận xét
cách sắp xếp đồ đạc của bạn.
GV: Căn cứ vào nội trình bày của các
HS, dựa vào sơ đồ sắp xếp để rút kinh
nghiệm chung theo nội dung yêu cầu bài
học.
II. Nội dung thực hành
- Giả sử em có một phòng riêng diện
tích 10m2 và một số đồ đạc gồm: 1
giường cá nhân. 1 tủ đầu giường, 1 tủ
quần áo, 1 một bàn học, 2 ghế, 1 giá
sách. Em hãy sắp xếp đồ đạc trong
phòng để thuận tiện trong sinh hoạt, học
tập và nghỉ ngơi.
III. Thực hành:
4. Củng cố nhận xét đánh giá:
GV: Chốt lại nội dung bài thực hành
- Yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm của mình dựa vào mục tiêu bài học.
HS: Tự đánh giá theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Nhận xét chung giờ học về
- Sự chuẩn bị.
- Ý thức tham gia thực hành
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_bai_9_thuc_hanh_sap_xep_do_dac_hop_l.pdf