I. Mục tiêu:
- HS biết được vị trí, vai trò của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống và nền kinh tế
Biết được đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề trồng cây ăn quả.
- HS yêu thích nghề trồng cây ăn quả.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk. Tranh ảnh, bảng số liệu có liên quan.
HS : Tìm hiểu về việc trồng cây ăn quả ở địa phương.
III. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan.
68 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án công nghệ 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/8/11
Tiết1: Nghề trồng cây ăn quả
I. Mục tiêu:
- HS biết được vị trí, vai trò của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống và nền kinh tế
Biết được đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề trồng cây ăn quả.
- HS yêu thích nghề trồng cây ăn quả.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk. Tranh ảnh, bảng số liệu có liên quan.
HS : Tìm hiểu về việc trồng cây ăn quả ở địa phương.
III. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan.
IV: Các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức:
Ngày dạy
Lớp dạy
sĩ số
Tên HS vắng
Kiểm tra miệng
9A1
9A2
9A3
2. Kiểm tra:
Giới thiệu môn học và nêu mục tiêu bài học.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả?
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lờicâu hỏi:
Nêu vị trí của nghề trồng cây ăn quả?
Nêu vai trò của nghề trồng cây ăn quả?
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc
điểm và yêu cầu của nghề?
- NGhề trồng cây ăn quả có những đặc
điểm gì?
- HS đọc thầm mục 2 sgk/8.
Nêu yêu cầu của ghề đối với người lao
động?
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về triển
vọng phát triển của nghề?
+/ HS đọc mục III sgk/7.
- Nêu triển vọng của nghề?
- Để đáp ứng được yêu cầu phát triển
của nghề, cần phải làm gì?
I.Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả
- Vai trò: Cung cấp các loại quả cho người tiêu dùng, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến quả và xuất khẩu.
- Vị trí: Nghề trồng cây ăn quả có từ lâu đời, có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội; Góp phần phát triển kinh tế nâng cao đời sống của nhân dân.
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề:
1. Đặc điểm của nghề: 5 đặc điểm.
a. Đối tượng lao động.
Là các loại cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
b. Nội dung lao động: Gồm các công việc như nhân giống; làm đất; gieo trồng; chăm sóc; thu hoạch; bảo quản; chế biến…
c. Dụng cụ lao động: cuốc, xẻng, dao; cuốc…
d. Điều kiện lao động: Phải làm việc ngoài trời, chịu tác động của các yếu tố khí hậu; thường xuyên tiếp xúc với hoá chất như phân bón, thuốc trừ sâu..; tư thế làm việc thay đổi tuỳ từng công việc.
e. Sản phẩm: Là các loại quả.
2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động.
a. Phải có tri thức về khoa học sinh học, hoá học, kĩ thuật nông nghiệp.
b.Phải có lòng yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo…
c. Phải có sức khoẻ tốt.
III. Triển vọng của nghề:
+/ Hiện nay nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển, để sản xuất ra nhiều các loại quả cung cấp cho người tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
+/ Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của nghề cần phải:
- Xây dựng và cải tạo vườn theo hướng thâm canh và chuyên canh.
- áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến.
- Xây dựng chính sách phù hợp, đẩy mạnh việc đào tạo huấn luyện cán bộ kĩ thuật.
4. Củng cố: GV hệ thống lại toàn bài.
HS đọc phần ghi nhớ sgk/8.
5. Dặn dò:
- Học bài. tìm hiểu thêm vấn đề đã học trong thực tế.
- Trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
- Đọc và nghiên cứu trước bài 2( tr 9 sgk).
________________________________________________
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của ban giám hiệu
Ngày soạn:25/8/11
Tiết 2: Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả
I. Mục tiêu:
- HS biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả; Biết được dặc điểm thực vật và yê cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu bài 2 sgk.
Các mẫu vật: Rễ, thân, lá, hoa, quả của một số cây ăn quả.
HS: Sưu tầm các mẫu vật như trên.
III, Phương pháp:
IV. Các hoạt động dạy và học:
Tổ chức:
Ngày dạy
Tiết
Lớp dạy
sĩ số
Tên HS vắng
Kiểm tra miệng
9A1
9A2
9A3
2. Kiểm tra:
1) Nghề trồng cây ăn quả có vai trò, vị trí như thế nào đối với đời sống và xã hội?
2) Nêu các đặc điểm của nghề và những yêu cầu của nghề đối với người làm nghề trồng cây ăn quả?
3) Triển vọng của nghề trồng cây ăn quả ở nớc ta hiện nay như thế nào? ở địa phương em có những loại cây ăn quả nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1: Tìm hiểu về giá trị của việc trồng
cây ăn qủa?
- HS đọc mục 1 sgk /tr9.
?Trồng cây ăn quả mang lại những giá trị
gì?
? Trong các giá trị trên , giá trị nào là quan
trọng nhất?
HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu
ngoại cảnh của cây ăn quả?
HS hoạt động nhóm, tìm hiểu đặc điểm về
rễ, thân, hoa, quả và hạt của cây ăn quả
nói chung?
- Nêu đặc điểm của rễ?
- Nêu đặc điểm của thân?
- Nên đặc điểm của hoa?
- Nêu đặc điểm của quả và hạt?
*/ Tiếp tục hoạt động nhóm, tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh?
- Nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?
I. Giá trị của việc trồng cây ăn qủa
1/ Giá trị dinh dưỡng.
2/ Giá trị làm thuốc chữa một số bệnh
3/ Cung cấp nguyên liệu cho các nhà
máy chế biến quả làm bánh kẹo,
nước giải khát…
4/ Góp phần bảo vệ môi trường .
*/ Trong các giá trị trên, giá trị dinh
dưỡng là quan trọng nhất?
II. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của
cây ăn quả?
1. Đặc điểm thực vật:
Gồm 4 đặc điểm.
a) Rễ: có rễ cọc và rễ con.
- Rễ cọc : mọc thẳng xuống đất, sâu từ
1m - 10m, có nhiệm vụ giữ cho cây đứng
vững và hút nước, chất dinh dưỡng nuôi
cây.
- Rễ con : mọc ngang, nhỏ và nhiều, tập
trung ở lớp đất mặt, sâu từ 0,1m – 1m
làm nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng
nuôi cây.
b) Thân: Phần lớn là thân gỗ. Có tác dụng
như giá đỡ cho cây. Trên thân chính mọc
ra các cành, phân bố theo cấp độ khác
nhau, từ cành cấp I đến cành cấp V, cành
cấp V thường là cành mang quả.
c) Hoa: Có ba loại: Hoa đực, hoa cái và
hoa lưỡng tính.
d) Quả và hạt: Có nhiều loại quả: quả hạch( đào, ơ, mận), quả mọng cam, quýt…), quả có vỏ
cứng ( dừa, đào lộn hột)
2. Yêu cầu ngoại cảnh:
a) Nhiệt độ: Cây ăn quả nước ta đa dạng,
có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới
vì vậy yêu cầu về nhiệt độ của chúng rất;
khác nhau.
Ví dụ: Nhiệt độ thích hợp với cam, quýt
Là 250 C – 270C; Chuối là từ 250C – 300C;
Riêng đối với cây đào và cây vải cần phải
có nhiệt độ thấp ở thời kì phân hoá mầm
hoa.
b) Độ ẩm, lượng mưa:
Độ ẩm không khí: 80 – 90%.
Lượng mưaTB năm: 1000- 2000 mm.
c) ánh sáng: Đa số cây ăn quả ưa ánh sáng
một số cây chịu được bóng râm như dưa,
dâu tây.
e) đất: Có thể trồng được trên nhiều loại
đất nhưng thích hợp nhất là đất phù sa ven
sông, đất đỏ…
4. Củng cố
- GV hướng dẫn HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản của mục I, II vừa học.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 sgk? Tr15?
5. Dặn dò:
- Học bài, hiểu được nội dung của bài học.
- Đọc và nghiên cứu mục III , IV sgk/tr14.
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của Ban giám hiệu
Soạn:1/9/11
Tiết3: Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả (T2)
I. Mục tiêu:
- HS biết được kĩ thuật chăm sóc cây ăn quả.
- Biết áp dụng các kiến thức kĩ thuật đó vào thực tế .
- Giáo dục HS lòng yêu nghề trồng cây ăn quả, sẵn sàng lao động.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu mục III sgk, sưu tầm và đọc các tài liệu về trồng cây ăn quả.
HS: đọc trước mục III của bài 2 sgk.
III. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề,
- Hoạt động nhóm.
IV. Các hoạt động dạy và học:
Tổ chức:
Ngày dạy
Tiết
Lớp dạy
sĩ số
Tên HS vắng
Kiểm tra miệng
9A1
9A2
9A3
2. Kiểm tra:
HS1: Hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả?
HS2: Nêu đặc điểm thực vật và các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về kĩ thuật
trồng và chăm sóc cây ăn quả?
- Hãy kể tên một số loại cây ăn quả đang
trồng ở nước ta?
- GV treo bảng phụ ghi bảng 2sgk.
- Yêu cầu HS lên điền các loại cây ăn quả
vào bảng?
- GV Kết luận như sgk/tr11.
- Để có nhiều cây ăn quả có chất lượng cao
Cần phải làm gì?
- Nêu các phương pháp nhân giống cay ăn
quả?
HS hoạt động nhóm tìm hiểu về thời vụ,
khoảng cách, quy trình trồng cây ăn quả?
Hãy cho biết thời vụ trồng cây ở miền bắc,
miền nam của nước ta vào thời gian nào
trong năm?
Khoảng cách trông từng loại cây ăn quả
như thế nào?
- Nêu quy trình đào hố, bón phân lót để
trồng cây ăn quả như thế nào?
- Nêu quy trình trồng cây ăn quả?
- Khi trồng cây ăn quả cần phải lưu ý điều
gì?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về cách
chăm sóc cây ăn quả?
- Nêu các công việc cần làm để chăm sóc
cây ăn quả sau khi trồng?
- Nêu cách làm và mục đích của việc làm
cỏ vun sới?
- Bón phân thúc cho cây ăn quả vào thời kì
nào, để làm gì?
- Cách bón phân thúc cho cây ăn quả?
- Vì sao phải thường xuyên tưới nước cho
cây ăn quả?
- Tạo hình sửa cành là gì? Nêu mục đích
của tạo hình sửa cành?
- Vì sao phải phòng trừ sâu bệnh cho cây
ăn quả?
- Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng cho
việc trồng cây ăn quả như thế nào?
để làm gì?
HĐ2: HS tìm hiểu về cách thu hoạch, bảo
quản, chế biến các laọi quả?
- Nêu các cách thu hoạch quả?
- Cách bảo quản các loại quả?
- Cách chế biến các loại quả?
III. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả:
1) Giống cây: Giốn cây ăn quả ở nước
ta rất phong phú, đa dạng, bao gồm ba
nhóm: - Cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới,
ôn đới.
- Để có nhiều cây ăn quả có chất lượng cao
Cần phải: Tiến hành chọn lọc, lai tạo được những giống cây ăn quả mới có năng suất cao, phẩm chất tốt , chống được sâu bệnh,
thích nghi tốt với các yếu tố ngoại cảnh.
2. Nhân giống:
- Bằng phương pháp hữu tính: gieo hạt.
- Bằng phương pháp vô tính: Giâm cành, chiết cành, ghép, tách chồi, nuôI cáy mô tế bào…
3. Trồng cây ăn quả:
a) Thời vụ:
- Miền Bắc: Tháng 2- tháng 4
( vụ xuân) ; tháng 8- tháng 10( vụ thu).
- Miền nam: Đầu mùa mưa, cuối tháng 4- đầu tháng 5.
b. Khoảng cách trồng: Tuỳ vào từng loại cây, từng loại đất mà khoảng cách trồng khác nhau.
c. Đào hố bón phân lót:
Tước khi trồng 15 – 20 ngày phải đào hố, kích thước của hố khác nhau, tuỳ thuộc vào từng loại cây.
d. Trồng cây:
Theo quy trình sau: Đào hố Bóc vỏ bâu cây Đặt cây vào giữa hố lấp đất, nén chặt Tưới nước.
Khi trồng cây cần lưu ý: Không trồng cây khi gió to hoặc giữa trưa nắng.
4. Chăm sóc:
- Gồm 5 công việc.
a) Làm cỏ vun sới:
- Tiến hành làm cỏ, vun sới quanh gốc cây
để diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, làm mất nơi
ẩn náu của sâu bệnh.
b) Bón phân thúc: vào hai thời kì:
- Vào lúc trước khi cây ra hoa hoặc đã hoa.
- Vào thời kì sau khi thu hoạch quả.
Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây phát
triển.
Cách bón: Bón phân vào rãnh hoặc hố theo
hình chiếu của mép tán cây, sâu 15 - 20
cm, rộng 20 -30 cm và lấp đất kín.
c) tưới nước:
- Nước hoà tan chất dinh dưỡng trong đất
để cây hút được dễ dàng và tham gia vận
chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cây, do vậy
nước là một yếu tố ảnh hưởng rấy lớn đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy phải
chủ động tưới nước cho cây.
d) Tạo hình sửa cành:
- Tạo hình là làm cho cây có thế đứng vững và
bộ khung khoẻ.
- Sửa cành là loại bỏ những cành nhỏ, sâu
bệnh để cho cây thông thoáng.
e) Phòng trừ sâu bệnh:
- Cây ăn quả thường rất dễ bị sâu bệnh
phá hại như sâu đụcthân, đục quả, rầy rêp,
bọ xít, sâu cuấn lá…các bệnh như thán thư, mốc
sương…
Làm cho chất lượng quả giảm.
- Vì vậy phải tiến hành phòng trừ sâu bệnh
kịp thời bằng các biện pháp phòng trừ tổng
hợp như: kĩ thuật canh tác, phun thuốc trừ
sâu…
g) Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng( Trong
danh mục nhà nước cho phép):
- Sử dụng trong các biện pháp kĩ thuật
giâm, chiết, ghép, điều hoà sự ra hoa, tăng tỷ lệ
đậu quả.
IV. Thu hoạch, bảo quản, chế biến:
1. Thu hoạch:
Tuỳ theo từng loại quả dể chọn cách thu hoạch
cho phù hợp. Phải thu hoạch đúng độ chín, cẩn
thận tránh dập nát.
2. Bảo quản:
Bằng hoá chất đúng quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm. Có thể gói giấy mỏng đóng
thùng xốp để trong kho lạnh.
3. Chế biến:
Tuỳ theo mỗi loại quả, có thể được chế biến
thành các sản phẩm khác nhau như xi rô quả,
xấy khô, làm mứt…
4. Củng cố:
GV hướng dẫn HS hệ thống lại các kiến thức vừa học trong bài.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài theo SGK+ vở ghi.
- Tìm hiểu thêm các nội dung đã học trong thực tế .
- Đọc trước và nghiên cứu phần còn lại của bài, giờ sau học tiếp.
___________________________________________________
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của Ban giám hiệu
Soạn:10/9/11
Tiết 4: Bài3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (T1)
I. Mục tiêu:
HS biết được những yêu cầu kĩ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả. Hiểu được đặc điểm và các yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
Khơi dậy ở HS sự hứng thú tìm tòi, sáng tạo say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv, tranh vẽ , mẫu vật cành chiết, cây đã ghép hoàn chỉnh.
III.Phương pháp: Vấn đáp; Giảng giải. Trực quan.
IV. Các hoạt động dạy và học:
Tổ chức:
Ngày dạy
Tiết
Lớp dạy
sĩ số
Tên HS vắng
Kiểm tra miệng
9A1
9A2
9A3
2. Kiểm tra : (15 phút)
Câu 1) (6đ) Nêu vai trò của giống, phân bón , nước đối với sự sinh trưởng phát triển của cây ăn quả?
Câu2) (4 đ) Để có nhiều giống cây ăn quả có chất lượng cao cần phải làm gì?
Đáp án:
Câu1: (6đ) Nêu được:
Vai trò của giống : 2đ
Vai trò của phân bón : 2đ
Vai trò của nước: 2đ
Câu 2: - Để có nhiều cây ăn quả có chất lượng cao
Cần phải: Tiến hành chọn lọc, lai tạo được những giống cây ăn quả mới có năng suất cao, phẩm chất tốt. 2đ
Chống được sâu bệnh, thích nghi tốt với các yếu tố ngoại cảnh. 2đ
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả?
HS hoạt động nhóm.
- Vai tò của vườn ươm cây ăn quả là gì?
- Xây dựng vườn ươm cần căn cứ vào các yêu cầu gì?
- Loại đất nào thích hợp nhất với vườn ươm cây ăn quả?
GV yêu cầu HS quan sát hình 4 Sơ đồ vườn ươm cây ăn quả rồi trả lời.
- Vườn ươm được chia làm mấy khu ? mỗi khu vực đó dùng để làm gì?
HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các phương pháp nhân giống cây ăn quả?
- Có những phương pháp nào để nhân giống cây ăn quả?
- Phương pháp nhân giống hữu tính là gì? Phương pháp nhân giống này có ưu nhược điểm gì?
Khi nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp hữu tính cần chú ý gì?
I/ Xây dựng vườn ươm cây ăn quả:
+ Vai trò của vườn ươm cây ăn quả:
Là nơi chọn bồi dưỡng các giống cây ăn quả, là nơi sử dụng các phương pháp nhân giống cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ cho việc trồng cây ăn quả.
- Xây dựng vườn ươm cần căn cứ vào các yêu cầu sau:
1. Chọn địa điểm:
a. Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ, thuận tiện cho việc vận chuyển.
b. Gần nguồn nước tưới.
c. Đất vườn ươm phải thoát nước tốt, tầng đất mặt dầy 30- 40 cm, độ màu mỡ cao.
2. Thiết kế vườn ươm:
- Vườn ươm được chia làm 3 khu
a) Khu cây giống: Trồng cây mẹ để lấy hạt gieo thành cây con làm gốc ghép hoặc trồng cây mẹ để lấy mắt ghép, cành ghép, cành giâm.
b) Khu nhân giống: Bao gồm các khu nhỏ:
- Khu gieo hạt để lấy cây giống đem trồng và lấy cây làm gốc ghép.
- Khu ra ngôi cây gốc ghép, ra ngôi cành chiết, cành giâm.
c) Khu luân canh: Trồng các cây rau, cây họ đậu để tận dụng đất và làm tốt đất. Khu luân canh là để luân phiên đổi chỗ cho hai khu trên.
II.Các phương pháp nhân giống cây ănquả:
1) Phương pháp nhân giống hữu tính:
Là phương pháp nhân giống bằng hạt. Phương pháp này chỉ dùng để nhân giống đối với những cây chưa có phương pháp nào
nhângiống tốt hơn.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chi phí ít, hệ số nhân giống cao, cây có tuổi thọ cao.
- Nhược điểm: Khó giữ được đặc tính của cây mẹ, tán cây không đều, lâu ra hoa kết quả.
+/ Khi gieo hạt cần chú ý:
- Biết được đặc tính của cây mẹ để có biện pháp sử lý phù hợp.
- Khi gieo hạt trên luống hoặc trên bầu đất phảI tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm, chăm sóc thường xuyên cho cây phát triển tốt.
4. Củng cố:
GV hướng dẫn HS hệ thống lại các kiến thức cơ bàn cần nhớ trong bài.
- Vai trò và nhữnh căn cứ để xây dựng vườn ươm cây ăn quả.
- Nguyên tắc trhiết kế vườn ươm cây ăn quả.
- Nhân giống hữu tính là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống này?
5. Dặn dò:
- Về nhà các em học bài nắm vững các vấn đề nêu trên. tìm hiểu thêm trong thực tế các vấn đề đã học trong bài này ở gia đình và ở địa phương.
_______________________________________
Duyệt giáo án của tổ chuyên môn
Soạn:15/ 9/11
Tiết 5: Bài3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (T2)
I. Mục tiêu:
HS hiểu được phương pháp nhân giống vô tính là gì. biết được cách giâm cành, chiết cành, ghép và yêu cầu kĩ thuật của từng phương pháp đó.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv, tranh vẽ, mẫu vật cành chiết, ba kiểu ghép hoàn chỉnh.
III. Phương pháp: Vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy và học:
Tổ chức:
Ngày dạy
Tiết
Lớp dạy
sĩ số
Tên HS vắng
Kiểm tra miệng
9A1
9A2
9A3
2. Kiểm tra:
HS1: Nêu vai trò của vườn ươm cây ăn qảu? Khi xây dựng vườn ươm cây ăn quả cần căn cứ vào những yêu cầu gì?
HS2: Vườn ươm cây ăn quả được thiết kế như thế nào?
HS3: Nhân giống hữu tính là gì? nêu các ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phương pháp nhân giống vô tính?
HS hoạt động nhóm.
- Nhân giống vô tính gồm các p2 nào?
- Chiết cành là gì?
- Khi chiết cành phải chọn cây mẹ như thế nào?
- Thời vụ chiết tốt nhất là khoảng tháng mấy?
- Giâm cành là gì?
+/ Để giâm cành đạt kết qủa tốt cần phải làm gì?
- Ghép là P2 nhân giống như thế nào?
Để ghép đạt kết quả cao cần phải làm gì?
- Thời vụ ghép tốt nhất là tháng mấy?
- Vì sao phải giữ sạch vết ghép, dao ghép phải sắc?
- Có mấy cách ghép?
Ghép cành gồm mấy kiểu? Là những kiểu nào?
Ghép mắt gồm có mấy kiểu? Là những kiểu nào?
GV tổng kết bài.
- Gọi một hs đọc ghi nhớ?
2. Phương pháp nhân giống vô tính:
- Gồm các P2: Chiết cành, giâm cành, ghép.
a) Chiết cành: Là phương pháp tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con.
- Khi chiết cành phải chọn cây mẹ có đặc tính tốt, sai quả, chất lượng quả tốt
- Cành chiết phải là cành khoẻ, có từ 1- 2 năm tuổi, không bị sâu bệnh ở giữa tầng tán vươn ra ánh sáng; có đường kính từ 1 -1,5 cm.
- Thời vụ chiết:
Các tỉnh ở miền Bắc: Vụ xuân từ tháng 2 - tháng 4 , vụ thu từ tháng 8 - tháng 9.
Các tỉnh ở miền Nam chiết váo đầu mùa mưa từ tháng 4 sang đầu tháng 5.
b) Giâm cành:
Là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành hoặc đoạn rễ đã cắt rời khỏi cây mẹ.
+/ Để giâm cành đạt kết qủa tốt cần phải làm tốt các khâu sau:
- Làm nhà giâm ở nơi thoáng mát…
- Chọn cành non có từ 1 đến 2 năm tuổi.
- Chọn thời vụ giâm thích hợp.
- Đảm bảo mật độ hợp lí.
- Thường xuyên tưới nước đảm bảo luôn ẩm trên lá và đất.
c) Ghép: Là phương pháp gắn một đoạn cành hay một mắt lên gốc của cây cùng họ để tạo nên cây con.
+/ Để ghép đạt kết quả cao cần phải:
- Chọn cành ghép, mắt ghép ở cây mẹ có năng suất cao ổn định, chất lượng quả tốt.
- Gốc ghép được gieo từ cây mẹ có cùng họ với cành ghép mắt ghép.
- Thời vụ ghép : Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 , vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9. Các tỉnh ở miền Nam chiết váo đầu mùa mưa từ tháng 4 sang đầu tháng 5.
- Phải giữ sạch vết ghép, dao ghép phải sắc.
*/ Có hai cách ghép: là ghép cành và ghép mắt.
Ghép cành: Lại có nhiều kiểu:
- Ghép áp- Hình 5 sgk /tr19.
- Ghép chẻ bên - Hình 6 sgk /tr20.
- Ghép nêm- Hình 7 sgk /tr21.
Ghép mắt: Có nhiều kiểu:
- Ghép cả sổ- Hình 8 sgk /tr21.
- Ghép mắt nhỏ có gỗ- H13 sgk /tr19.
- Ghép chữ T - Hình 14 a,b,c sgk /tr30.
*/ Ghi nhớ: sgk tr22.
4. Củng cố:
- GV gọi một HS đọc “ có thể em chưa biết” sgktr23.
- Gọi một hs hệ thống lại các kiến thức toàn bài?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài , liên hệ trong thực tế so sánh với các kiến thức đã học.
- Đọc trước bài 4 tr 24 sgk.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu như yêu cầu của bài 4 tr 24 sgk để giờ sau thực hành.
Rút kinh nghiệm:
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của Ban giám hiệu
Ngày soạn:26/9/11
Tiết 6: Bài 4: Thực hành giâm cành.(t1)
I. Mục tiêu:
- HS biết được quy trình giâm cành, làm được các thao tác của quy trình giâm cành đúng yêu cầu kĩ thuật.
- Giáo dục hs ý thức kỷ luật, đảm bảo trật tự, vệ sinh, an toàn trong và sau khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
GV: - SGK, bảng phụ ghi quy trình thực hành.
- Cành để giâm, kéo cắt cành, khay đựng cát ẩm, bình tưới nhỏ.
III. Phương pháp: Quan sát làm mẫu, Hoạt động nhóm.
IV. Các hoạt động dạy và học:
Tổ chức:( 1phút)
Ngày dạy
Tiết
Lớp dạy
sĩ số
Tên HS vắng
Kiểm tra miệng
9A1
9A2
9A3
2. Kiểm tra:(15 phút)
Câu1: (6đ) Giâm cành là gì? Để giâm cành đạt kết quả tốt cần phải làm gì?
Câu2: (4đ) Trong thực tế ở địa phương em người ta dùng phương pháp giâm cành để nhân giống loại cây gì? họ làm như thế nào?
Đáp án: Câu1 : Nêu được
- Giâm cành: Là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành hoặc đoạn rễ đã cắt rời khỏi cây mẹ. 2đ
+/ Để giâm cành đạt kết qủa tốt cần phải làm tốt các khâu sau:
- Làm nhà giâm ở nơi thoáng mát…
- Chọn cành non có từ 1 đến 2 năm tuổi.
- Chọn thời vụ giâm thích hợp.
- Đảm bảo mật độ hợp lí.
- Thường xuyên tưới nước đảm bảo luôn ẩm trên lá và đất. 4đ
Câu2: Liên hệ dược . 4đ
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: ( 3 phút)
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ HS đã chuẩn bị.
HĐ2:(5 phút) Tìm hiểu quy trình thực hành giâm cành.
GV treo bảng phụ ghi quy trình thực hành và giới thiệu.
HS quan sát và nghe giảng.
- GV làm thao tác mẫu, hs quan sát.
HĐ3:( 20 phút) HS thực hành giâm cành( theo nhóm)
- GV theo dõi hướng dẫn, uấn nắn cho HS.
HĐ4: Hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm.
HĐ5:HS thu dọn vệ sinh nơi thực hành
I. Dụng cụ và vật liệu:
- Dao, kéo, khay gõ đựng cát ẩm, bình tưới.
- Cành cây ăn quả để giâm, thuốc kích thích ra rễ.
II. quy trình thực hành: SGK/tr 24.
1. Hướng dẫn :
Bước 1: Cắt cành giâm.
Bước 2: Xử lý cành giâm.
Bước 3: Cắm cành giâm.
Bước 4: Chăm sóc cành giâm.
2. Quan sát làm mẫu:
3. Thực hành:
4. Đánh giá sản phẩm:
4. Củng cố: Tổng kết thực hành: - GV nhận xét giờ thực hành
Ưu điểm:
Nhược điểm:
5. Dặn dò: Giờ sau chuẩn bị đấy đủ vật liệu, dụng cụ theo yêu cầu để thực hành giâm cành tiếp.
__________________________________________
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của Ban giám hiệu
Soạn:1/10/9/11
Tiết 7: Bài 4: Thực hành giâm cành (T2)
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững quy trình giâm cành làm được các thao tác của quy trình giâm cành đúng yêu cầu kĩ thuật.
- Giáo dục hs ý thức kỷ luật, đảm bảo trật tự, vệ sinh ,an toàn trong và sau khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
GV: - SGK, bảng phụ ghi quy trình thực hành, tranh về quy trình giâm cành.
HS: Mỗi nhóm:
Dao con sắc ( 2 con). kéo cắt cành, khay đựng cát ẩm, bình tưới nhỏ.
Cành để giâm: Cành chanh hoặc cành bưởi hoặc cành cam.
III. Phương pháp: Trực quan, làm thực hành nhóm.
IV. Các hoạt động dạy và học:
Tổ chức:( 1phút)
Ngày dạy
Tiết
Lớp dạy
sĩ số
Tên HS vắng
Kiểm tra miệng
9A1
9A2
9A3
2. Kiểm tra: (5 phút)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để thực hành của HS.
- Gọi một HS nhắc lại quy trình giâm cành?
3. Bài giảng:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: GV thông báo các công việc, yêu cầu của giờ thực hành.( 5 phút)
- Thực hành theo nhóm.
- Mỗi nhóm cử một bạn nhóm trưởng làm nhiệm vụ phụ trách nhóm và điều hành các bạn trong nhóm làm việc; một bạn thư kí làm nhiệm vụ ghi chép kết quả thực hành của nhóm.
- Viết báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III sgk /tr 25.
Yêu cầu: Có khay cát ẩm, lớp cát dầy 7- 9 cm, có đủ dụng cụ dao, kéo, bình tưới.
Số lượng cành giâm được phải 15 cành
- ý thức thực hành tốt.
HĐ2: HS thực hành giâm cành (15 phút)
HĐ3: Đánh giá kết quả thực hành(10 p)
HĐ4: Tổng kết thực hành: HS nộp báo
cáo thực hành.
1. Thực hành giâm cành:
( HS nghe GV phổ biến công việc)
- HS làm công việc giâm cành.
HS chấm chéo lẫn nhau, theo tiêu chí:
- Đủ vật liệu, dụng cụ thực hành: 3điểm.
- Làm đúng yêu càu kĩ thuật, đảm bảo thời gian, số cành giâm được 15 cành: 5 điểm.
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động: 2đ.
4. Củng cố: GV nhận xét giờ thực hành: - Ưu điểm; Nhược điểm:
5. Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu dụng cụ như hướng dẫn ở mục I sgk/tr26, giờ sau thực hành chiết cành.
Ngày soạn:10/10/11
Tiết 8 : Bài 5 : Thực hành chiết cành.(
File đính kèm:
- Giao an cong nghe 9.doc