Giáo án Chương II: Số nguyên tiết 51 bài 8: Quy tắc dấu ngoặc

I, Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức cơ bản và kỹ năng cơ bản

_ Học sinh cần nắm chắc quy tắc dấu ngoặc và sử dụng thành thạo nó để làm bài toán tính nhanh.

_ Học sinh nắm được khái niệm tổng đại số và các phép toán trong một tổng đại số.

2. Tư duy

Tạo cho học sinh một tư duy logic, suy luận khoa học, chặt chẽ, chính xác.

3. Thái độ

_ Rèn luyện tính cẩn thận trong tính toán ở học sinh.

_ Tạo cho học sinh tính tích cực, hứng thú trong học tập môn toán.

_ Tăng tính đoàn kết, khả năng hoạt động nhóm của học sinh.

 

docx6 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chương II: Số nguyên tiết 51 bài 8: Quy tắc dấu ngoặc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Sinh viên: Nghiêm Hồng Hạnh Lớp: SP Toán K34B Trường: CĐSP Hà Nội Chương II: Số nguyên Tiết 51 §8. Quy tắc dấu ngoặc I, Mục đích yêu cầu Kiến thức cơ bản và kỹ năng cơ bản _ Học sinh cần nắm chắc quy tắc dấu ngoặc và sử dụng thành thạo nó để làm bài toán tính nhanh. _ Học sinh nắm được khái niệm tổng đại số và các phép toán trong một tổng đại số. Tư duy Tạo cho học sinh một tư duy logic, suy luận khoa học, chặt chẽ, chính xác. Thái độ _ Rèn luyện tính cẩn thận trong tính toán ở học sinh. _ Tạo cho học sinh tính tích cực, hứng thú trong học tập môn toán. _ Tăng tính đoàn kết, khả năng hoạt động nhóm của học sinh. II, Chuẩn bị Giáo viên _ 2 bảng phụ ghi đề bài tập. _ 4 Phiếu bài tập nhóm cho học sinh. Học sinh _ Nắm chắc phép cộng và phép trừ số nguyên, các tính chất của phép cộng số nguyên. _ Nắm rõ thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức có chứa các dấu ngoặc (…), […], {…}. _ Sách vở ghi chép bài. III, Nội dung bài giảng và các bước tiến hành Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút) Hoạt động của giáo viên H/đ của h/sinh Nội dung ghi bảng Gọi học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ: HS1: _Nêu quy tắc trừ hai số nguyên.So sánh phép trừ trong N và trong Z. Cho VD. _ Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ không? Hai số nguyên đó có tính chất gì? Cho VD. HS1 lên bảng trả lời miệng và viết VD lên bảng VD: ta có: -2 – -5= -2 + +5 = +5--2 = 5 – 2 = 3 Ta thấy: 3 > -2 và 3 > -5 5 – -3 = 5 + 3 = 8 Ta thấy: 8 > 5 và 8 > -3 Số trừ là số nguyên âm thì hiệu hai số nguyên sẽ lớn hơn cả số trừ lẫn số bị trừ. HS2: Trong khi HS1 trả lời gọi HS2 lên làm bài tập ở bảng phụ 1. HS2 làm bài vào bảng phụ 1. HS dưới lớp làm bài vào vở. (bảng phụ 1)Tính: 12 + -3 – [12 – -7] = 12 + -3 – (12 + 7) = 12 + -3 – 19 = +(12--3) – 19 = (12 – 3) – 19 = 9 – 19 = -(19 – 9) = -10 b) -217 + [43--217-3] = -217 + [40-(-217)] = -217 + (40 + 217) = -217 + 257 = (257--217) = 257-217 = 40 Gọi HS khác nhận xét bài bạn. Chấm điểm cho HS. Xem và so sánh bài trên bảng với bài làm của mình rồi đưa ra nhận xét. Hoạt động 2: Dạy quy tắc dấu ngoặc (18 phút) Hoạt động của giáo viên H/đ của h/sinh Nội dung ghi bảng Gợi mở vào bài: Để tính nhanh một biểu thức các em đã được học các tính chất của phép cộng số nguyên. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một quy tắc mới cũng giúp cho việc tính toán nhanh hơn, đó là ‘quy tắc dấu ngoặc’ Ghi bài vào vở và làm các phép tính theo yêu cầu của giáo viên. Chương II: Số nguyên Tiết 51 §8. Quy tắc dấu ngoặc 1, Ví dụ Dạy quy tắc: _ Hỏi HS: Các em hãy xem lại biểu thức tính ở bảng phụ 1 và cho cô biết trong mỗi câu có số nào được viết 2 lần không? Và ở vị trí như thế nào so với dấu ngoặc […]? _ Vậy nếu giờ cô hoán đổi vị trí của số (-3) và số 122 thì đáp số có thay đổi không? _ Và tiếp theo các em hãy thử tính cho cô phép tính này. _ Các em hãy so sánh câu a, câu c, câu d và câu e, chúng có gì giống và khác nhau? _Vậy khi nào thì ta bỏ được dấu ngoặc trong biểu thức để phép tính không thay đổi? _Điều HS phát biểu đã đúng với trường hợp dấu ‘ – ‘ ở trước dấu ngoặc (được chứng minh trong ví dụ a, d, e). Để chứng minh điều bạn HS vừa phát biểu có đúng trong trường hợp dấu ‘ + ‘ ở trước dấu ngoặc hay không chúng ta cùng thử áp dụng vào câu b. _ Gọi HS lên tính câu b’ và so sánh với câu b mà HS1 làm . _ Đánh giá nhận xét của HS là đúng và nêu tổng quát lại ‘quy tắc dấu ngoặc’ HS trả lời: _ Ở câu a có số 12 và ở câu b có số (-217) được lặp lại hai lần. Trong đó có một số nằm trong ngoặc và một số nằm ngoài ngoặc. _ 1 HS lên bảng tính và trả lời. _ 1 HS khác lên tính. _ ở câu c khi ta đổi vị trí của số (-3) và số 122 ta vẫn giữ nguyên dấu của chúng, còn ở câu d thì sau khi đổi vị trí của số (-3) và số 122 ta đổi luôn dấu của chúng. Và ở câu e thì không còn dấu […], các số hạng trong dấu […] được đổi dấu. Đáp số câu a, d, e giống nhau. _ 1 HS trả lời: ta sẽ bỏ dấu ngoặc và đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc. _ 1 HS lên bảng tính và rút ra nhận xét so sánh kết quả. _ 1 HS khác lên bảng tính, nhận xét: so với câu b thì sau khi bỏ dấu ngoặc ta giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc. _ HS nghe và ghi quy tắc vào vở. 121 + -3 – [122 – -7] = -10 b) (-217)1+[43--2172-3] = 40 c) 121 + 122 – [-3 – -7] = 24 – [-3 + 7] = 24 – (7 - -3) = 24 – (7 – 3) = 24 – 4 = 20 ≠ (-10) d) 121 - 122 – [--3--7] = 0 – [-(-3)+7] = – (3+7) = –10 e) 121 + -3 – 122 + -7 = 0 + (-3)+(-7) = -(3 + 7) = –10 b) (-217)1+[43--2172-3] = (-217)1+ 43+-2172+3 = -(-217-43) + -2172+3 = -(217 – 43) + -2172+3 = (-174) + -2172+3 = -(174 + 217) + 3 = (- 391) + 3 = -(-391-3) = -(391 – 3) = -388 ≠ 40 Quy tắc HS vừa phát biểu là sai với trường hợp dấu ‘ + ’ ở trước dấu ngoặc. b’) (-217)1+ 43--2172-3 =(-217)1--2172 + 40 = 0 + 40 = 40 2, Quy tắc dấu ngoặc (SGK_trang 84) Gọi HS lên bảng áp dụng quy tắc để tính nhanh biểu thức ở bảng phụ 2 và cho điểm. _ 2 HS lên bảng tính. Những HS còn lại tính vào vở. (bảng phụ 2)Tính nhanh: (768 – 39) – 768 = 768 – 39 – 768 = 768 – 768 – 39 = 0 – 39 = -39 (-1579) – (12 – 1579) = (-1579) – 12 + 1579 = (-1579) + 1579 – 12 = 0 – 12 = -12 Dạy khái niệm tổng đại số (10 phút) Hoạt động của giáo viên H/đ của h/sinh Nội dung ghi bảng Nêu khái niệm ‘tổng đại số’ và nguyên nhân vì sao lại gọi là tổng đại số. Nghe và ghi vào vở. 3, Tổng đại số _ Khái niệm: SGK_trang 84 Chú ý: Có thể gọi tổng đại số là tổng. Dạy tính chất trong một tổng đại số: _Trong một tổng đại số ta có thể đổi chỗ các số hạng được không? Vì sao? Cho VD. _ Khi bỏ ngoặc trong tổng đại số ta áp dụng quy tắc dấu ngoặc, vậy khi muốn thêm ngoặc vào tổng thì ta làm thế nào? Các em hãy tính hộ cô các phép tính sau và có nhận xét gì về các phép tính? HS trả lời: _ có, vì phép cộng trong Z có tính chất giao hoán. _ Tính vào vở và phát biểu ý kiến. _ Tính chất: VD1: 5 + (-7) = (-7) + 5 5 + (-7) = 5 – 7 (-7) + 5 = -7 + 5 5 – 7 = -7 + 5 Tính chất 1: (SGK_trang 84) VD2: 284 – 75 – 25 = 209 – 25 = 184 Và: 284 – (75 + 25) = 284 – 100 = 184. VD3: 127 + 37 + 63 = 164 + 63 = 227 Và: 127 + (37 + 63) = 127 + 100 = 227 Tính chất 2: (SGK_trang 84) Hoạt động 4: Luyện tập củng cố (10 phút) Hoạt động của giáo viên H/đ của h/sinh Nội dung ghi bảng _ Chia lớp ra thành các nhóm (mỗi tổ/nhóm). Phát phiếu học tập cho các nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm làm trong 4 phút. _ Tráo bài của các nhóm để các nhóm chấm chéo bài của nhau, trong 3 phút. _ Treo bài của các nhóm lên bảng, chấm lại bài của mỗi nhóm và chấm điểm. _ Giao bài tập về nhà cho học sinh. _HS làm bài theo nhóm. _ HS chấm bài theo nhóm. _ Nghe cô giáo chữa bài, và ghi vào vở. 4, Luyện tập 5, Bài tập về nhà: Bài 57, 58, 59, 60 (SGK_tr85)

File đính kèm:

  • docxQuy tac dau ngoac.docx