Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Nắm lại đặc điểm hình thức câu nghi vấn và chức năng chính của nó.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận dụng trong giao tiếp.
Lên lớp:
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
7 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề tự chọn: các loại câu - Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề tự chọn: các loại câu - học kỳ II
Tiết 1 Câu nghi vấn
Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Nắm lại đặc điểm hình thức câu nghi vấn và chức năng chính của nó.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận dụng trong giao tiếp.
Lên lớp:
ổn định
Bài cũ
Bài mới
Hoạt động
Ghi bảng
HĐ1: Ôn lý thuyết
1. Cho ví dụ câu nghi vấn
Về hình thức câu nghi vấn có những dấu hiệu gì
2. Khi muốn hỏi vì thắc mắc muốn được giải toả em sử dụng loại câu nào
Từ đó ghi nhớ gì về lý thuyết câu nghi vấn
HĐ2: Bài tập
Bài 1: Sgk
Bài 2: Hướng dẫn: giải BT2
a)… mấy câu…?
b) + … thứ tự như thế nào?
+ sắp xếp ntn?
c) ý gì… ?
d) ai …?
e) + Theo báo nào…?
+ … đến năm bao nhiêu...
+ … bao nhiêu phần… ?
Bài 3: Hướng dẫn: giải BT3
a) Có tất cả năm câu nghi vấn (Nhớ rừng)
b) Giống: + Có từ nghi vấn
+ Có dấu hỏi
Khác: năm câu trên không dùng để hỏi mà bộc lộ cảm xúc
A. Lý thuyết:
1. Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn:
+ Có những từ nghi vấn: ai, gì, nào …
+ Có dấu hỏi chấm cuối câu – khi viết
2. Chức năng chính: dùng để hỏi
B. Luyện tập:
1. Câu nghi vấn, đặc điểm hình thức của nó (sgk/11)
a) Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c) Văn là gì? chương là gì?
d) Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì?
Hừ hừ… cái gì thế?
Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
2. Đổi những câu sau thành câu nghi vấn? Gạch dưới những dấu hiệu hình thức thể hiện câu nghi vấn.
a) Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên.
b) Các ý trong đoạn văn nên đước sắp xếp theo một thứ tự nhất định.
c) Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn.
d) Phạm Văn Đồng là nhà cách mạng nổi tiếng.
e) Theo “Hoa Học Trò”, đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.
3.
a) Trong bài thơ Nhớ rừng có bao nhiêu câu nghi vấn?
Chép lại những câu nghi vấn ấy.
b) So sánh những câu nghi vấn chép lại với những câu sau về hình thức và chức năng:
+ Bạn bao nhiêu tuổi?
+ Bạn đã ăn cơm rồi chứ?
4. Củng cố:
Thế nào là câu nghi vấn ?
5. Dặn dò:
Nắm lý thuyết, làm tất cả các bài tập Sgk.
Xem câu nghi vấn (tt)
Tiết 2 Câu nghi vấn (tt)
Mục đích yêu cầu: Giúp HS
Hiểu rõ ngoài chức năng chính, câu nghi vấn còn có nhiều chức năng khác
Rèn luyện kỹ năng dùng câu nghi vấn với chức năng khác để tạo sự đa dạng và hiệu quả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Lên lớp:
ổn định
Bài cũ: Hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? Ví dụ?
Bài mới
Hoạt động
Ghi bảng
HĐ1: Ôn lý thuyết
1. Chức năng chính?
Ví dụ: Bạn đi học bằng phương tiện gì?
2. Chức năng khác?
Đề nghị: Bạn cùng làm với mình được không?
Đe doạ: Mày có cút đi không?
Cảm xúc: Sao đời chị Dậu tối tăm đến vậy?
Khẳng định: Đời Lão Hạc như vậy mà không khốn khổ à?
HĐ2: Bài tập
Bài 1: Sgk
Xác định chức năng câu nghi vấn
Bài 2: Hướng dẫn: giải BT2
Xác định mục đích yêu cầu
Mục đích những câu nghi vấn
Từ đó viết những câu ý phù hợp: Câu phủ định, cầu khiến.
Bài 3: Hướng dẫn: giải BT3
Hoạt động nhóm
Lên bảng viết
Lớp nhận xét
+ Câu 2: Câu nghi vấn – hỏi
+ Câu 4: Câu nghi vấn - đề nghị, cầu khiến.
A. Lý thuyết:
1. Chức năng chính của câu nghi vấn? Ví dụ?
2. Các chức năng khác của câu nghi vấn? Ví dụ?
B. Luyện tập:
1. Bài 1 sgk/22
a) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? à cảm xúc ngạc nhiên, đau buồn.
b) Nào đâu…. trăng tan à phủ định, cảm xúc tiếc nuối
c) Sao ta… nhẹ nhàng rơi? à đề nghị cầu khiến.
d) Ôi nếu thế… bóng bay? à phủ định, cảm xúc.
2. Bài 2 Hãy viết lại câu b, c, d bằng những câu không phải là câu nghi vấn nhưng có ý nghĩa tương đương.
b) Đã không còn những đêm vàng bên bờ suối, … trăng tan.
c) Hãy ngắm sự biệt ly… nhẹ nhàng rơi!
d) Ôi, nếu thế thì không còn là quả bóng bay nữa.
Bài 3 Viết một đạon văn
a) Chủ đề Học đường
b) 5-8 câu
c) Có hai câu nghi vấn: Một câu với chức năng chính, một câu với chức năngkhác.
1. Bắc gặp Nam trên đường đến trường.
2. Nam làm hết bài tập chưa?
3. Rồi
4. Nam cho mình xem bài cuối được không?
5. Được chứ.
4. Củng cố:
Nêu các chức năng câu nghi vấn?
5. Dặn dò:
Nắm lý thuyết, làm tất cả các bài tập Sgk trang 22, 23, 24
Tiết 3 Câu CầU KHIếN
Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Nắm lại đặc điểm hình thức câu cầu khiến và chức năng của nó.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận dụng trong giao tiếp.
Lên lớp: 1. ổn định
2. Bài cũ: So sánh hình thức và chức năng của 2 câu sau:
a. Hồn ở đâu bây giờ?
b. …Thời oanh liệt nay còn đâu?
3. Bài mới
Hoạt động
Ghi bảng
HĐ1: Ôn lý thuyết
1. Cho ví dụ câu cầu khiến
Về hình thức câu cầu khiến có những dấu hiệu gì?
2. Khi muốn yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…em sử dụng loại câu nào?
Từ đó ghi nhớ gì về lý thuyết câu cầu khiến
HĐ2: Bài tập
Bài 1: HS đọc BT, xác định yêu cầu, trả lời
Lớp nhận xét
- Tất cả các câu đều là câu cầu khiến
Hình thức: dấu chấm than cuối câu, ngữ điệu.
Chức năng: đề nghị, ra lệnh, yêu cầu.
Bài 2; Đọc đề bài, xác định yêu cầu, trả lời
Lớp nhận xét
Bài 3: HS đọc đoạn đối thoại, xác định yêu cầu (chú ý phần chú thích)
a, Chú ý câu nào là câu cầu khiến
b, Đối tượng nói câu cầu khiến; hoàn cảnh nói (khẩn cấp hay bình thường)
c, Từ đó rút ra nhận xét về việc dùng câu cầu khiến trong đoạn văn và trong giao tiếp.
- Dù đề nghị, ra lệnh, yêu cầu cũng cần lịch sự nhẹ nhàng.
Bài 4: Làm nhóm
- Lên bảng trình bày, lớp nhận xét
- Câu 4 câu cầu khiến – yêu cầu.
- Câu 6 câu nghi vấn – ý cầu khiến - đề nghị
A. Lý thuyết:
1. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến :
a.+ Có những từ cầu khiến : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào
+ Có ngữ điệu cầu khiến.
b.+ Có dấu chấm than cuối câu – khi viết
Có thể kết thúc bằng dấu chấm khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh
2. Chức năng: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
B. Luyện tập:
1. Các câu sau có phải là câu cầu khiến không? Vì sao?
a, Đề nghị im lặng!
b, Im lặng!
c, Yêu cầu trật tự!
d, Cấm hút thuốc!
2. Bài tập 5 sgk/33
* Không thể thay thế: (1)“đi đi con!” bằng(2) “đi thôi con”
Vì: - (1) chỉ có con đi – phù hợp ý nghĩa lời khuyên của mẹ.
- (2) cả hai mẹ con cùng đi – không phù hợp lời khuyên của mẹ.
3. Đọc đoạn đối thoại sau, em suy nghĩ gì về câu cầu khiến (việc sử dụng trong giao tiếp)
(1) Hai bố con cùng mời nhau ăn cơm
(2) Bố nói:
(3) Ăn đi!
(4) Con cũng nói:
(5) Ăn đi!
Câu 3 và 5 là câu cầu khiến – dùng để mời
Câu 3 có thể chấp nhận được vì người nói là trên hàng (Bố)
Câu 5 không thể chấp nhận được vì người nói là dưới hàng (con), thiếu chủ ngữ.
- Dùng câu cầu khiến phải phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
4. Viết đoạn văn đối thoại có dùng câu nghi vấn có chức năng như câu cầu khiến và câu cầu khiến dùng với chức năng cầu khiến; chủ đề gia đình.
(1) Nam đang cần yên tĩnh để giải các bài toán.(2) Nhưng tiếng em Nam cứ oang oang.(3) Nam gắt to:
(4) Bớt cái miệng đi!
(5) Em đang học tiếng Anh mà.
(6) Anh nói nhỏ một chút không được sao
4. Củng cố: Chức năng câu cầu khiến?
5. Dặn dò: Nắm lý thuyết, làm tất cả các bài tập Sgk.
Xem câu cảm thán.
Tiết 4 Câu cảm thán
Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Nắm lại đặc điểm hình thức câu cảm thán và chức năng của nó.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận dụng trong giao tiếp.
Lên lớp:
1. ổn định
2. Bài cũ: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? Ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động
Ghi bảng
HĐ1: Ôn lý thuyết
1. Cho ví dụ câu cảm thán
Về hình thức câu cảm thán có những dấu hiệu gì?
2. Chức năng? Ví dụ?
HĐ2: Bài tập
Bài 1: HS đọc BT, xác định yêu cầu, trả lời
Lớp nhận xét
(từ cảm thán nào – kể ra)
Bài 2; Đọc đề bài, xác định yêu cầu, trả lời
Thế nào là so sánh? So sánh những yếu tố nào?
Lớp nhận xét
Bài 3: HS đọc xác định yêu cầu?
Mấy loại câu đã học đó là những loại câu nào?
Câu 3 là câu cảm thán
Câu 7, 8 câu nghi vấn
Câu 9 câu cầu khiến
A. Lý thuyết:
1. Đặc điểm hình thức của câu cảm thán:
a, Có những từ cám thán: ôi, than ôi, hỡi ơi
b, Có dấu chấm than cuối câu – khi viết
2. Chức năng: dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc người nói
B. Luyện tập:
Bài 1: Đặt 5 câu cảm thán với những từ cảm thán khác nhau
a, Đẹp thay cảnh bình minh!
b, Mình nhớ mẹ biết nhường nào!
c, Trời ơi, tôi sợ quá!
d, Ôi, đã quá giờ!
e, Chao ôi, chợ tết đông!
2. Bài 2: So sánh hình thức và chức năng hai câu sau:
a, Ngày ấy vui biết bao!
b, Sao mà ngày ấy vui thế!
* Giống nhau: đều bộc lộ cảm xúc
* Khác nhau: câu a: câu cảm thán vì có từ cảm thán (biết bao), có dấu chấm than cuối câu.
Câu b: câu nghi vấn vì có từ nghi vấn (sao), có dấu chấm hỏi cuối câu
Bài 3: Viết một đoạn đối thoại có sử dụng 3 kiểu câu đã học, chủ đề ngày xuân.
Lan và Duyên đi ngắm phố ngày xuân
Đi tới đâu La cũng trầm trồ;
Đẹp làm sao! (4) Hoa Mai, hoa Cúc, hoa Vạn Thọ, tất cả vàng rực trong nắng mới.
Duyên cũng chẳng ừ hử gì. (6) Mãi rồi Lan cũng nhắc:
(7) Sao vậy? (8) Sao bà im thin thít thế?
(9) Lan, mình về đi! (10) Nhà mình có cả một núi việc.
(11) Mình nén mẹ đi đấy.
4. Củng cố:
Chức năng chính của 3 kiểu câu đã học?
5. Dặn dò:
Nắm lý thuyết, làm tất cả các bài tập Sgk về ba kiểu câu đã học.
Xem câu trần thuật.
Tiết 5 Câu Trần thuật
Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Nắm lại đặc điểm hình thức câu trần thuật và chức năng của nó.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận dụng trong giao tiếp.
Lên lớp: 1. ổn định
2. Bài cũ: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động
Ghi bảng
HĐ1: Ôn lý thuyết
1. Cho ví dụ câu trần thuật
Về hình thức câu trần thuật có những dấu hiệu gì?
2. Chức năng? Ví dụ?
+ Nước Tào Khê làm đá mòn đấy!
+ Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta!
+ Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…
HĐ2: Bài tập
Bài 4: Sgk/47 HS đọc BT, xác định yêu cầu, trả lời
Bài 5: Đọc đề bài, xác định yêu cầu, trả lời
Đặt câu
Với những dạng câu này, có chủ ngữ hoặc không cũng được-CN là ngôi 1. Dùng CN hay không thì cũng dễ biết đó là ngôi 1
Lớp nhận xét
Bài 3: HS đọc xác định yêu cầu?
Nhóm thảo luận cử đại diện lên bảng làm
Lớp nhận xét
Câu 1, 4, 6, 7 là câu trần thuật
Câu 3 là câu cảm thán
Câu 5 câu nghi vấn
Câu 2, 8 câu cầu khiến
Hướng dẫn HS làm BT4
Đọc xác định yêu cầu
a. Dựa vào lý thuyết và đối chiếu thực tế cụ thể câu trong đoạn đối thoại-xác định chức năng.
b.Dựa vào số lượng, kiểu câu sử dụng-đối chiếu lý thuyết về các kiểu câu-ghi nhớ
A. Lý thuyết:
1. Đặc điểm hình thức của câu trần thuật:
a, Không có đặ điểm của các kiểu câu khác
b, Thường kết thúc bằng dấu chấm
2. Chức năng:
a. Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả…
b. Còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc tình cảm
B. Luyện tập:
Bài 4/47:
Cả hai câu a, b đều là câu trần thuật
Đều dùng để cầu khiến
+ Tuy thế, … tai tôi: câu trần thuật (kể)
Bài 5/47:
Đặt câu trần thuật
a. Hứa hẹn: em xin hứa với thầy em sẽ soạn bài đầy đủ.
b. Xin lỗi: con xin lỗi bố, con đã sai.
c. Cảm ơn: tôi xin cảm ơn quý khán giả đã nhiệt tình ủng hộ
d. Chúc mừng: ba chúc mừng con đạt học sinh giỏi.
e. Cam đoan: tôi xin cam đoan đây là hàng thật.
Bài 3: Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng 4 kiểu câu đã học, chủ đề: không chơi điện tử, bỏ học.
Nam rủ Bắc:
Đi chơi điện tử với tớ!
Trời ơi! (4)Mình chưa làm hết bài tập. (5) Cậu làm hết chưa?
Chưa, nhưng…
Không nhưng với nhị gì hết. (8) Lam xong hãy đi!
Bài 4: a. Xác định chức năng các kiểu câu trên
b. Dựa vào số lượng câu, các kiểu câu, hãy nhận xét về việc sử dụng chúng trong giao tiếp.
* Câu trần thuật (1)-kể; (4)-trình bày thông báo
(6): trả lời; (7): phản bác
* Câu cầu khiến: (2): rủ rê; (8): yêu cầu
* Câu cảm: (3): bộc lộ cảm xúc-bất ngờ, kinh ngạc
* Câu nghi vấn: (5): hỏi
Đoạn đối thoại: câu trần thuậtsố lượng dùng nhiều nhất 4/8 câu. Từ đó, thấy rõ câu trần thuật là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
4. Củng cố: Chức năng câu trần thuật?
5. Dặn dò: Nắm lý thuyết, làm tất cả các bài tập Sgk về kiểu câu trần thuật
Tiết 6 Câu phủ định
Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Nắm lại đặc điểm hình thức câu phủ định và chức năng của nó.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận dụng trong giao tiếp.
Lên lớp: 1. ổn định
2. Bài cũ: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động
Ghi bảng
HĐ1: Ôn lý thuyết
1. Cho ví dụ câu phủ định
Về hình thức câu phủ địnhcó những dấu hiệu gì?
2. Chức năng? Ví dụ?
HĐ2: Bài tập 1
Đọc câu hỏi
Xác định yêu cầu
Nhớ lại lý thuyết: từ ngữ phủ định?
HĐ3: Bài tập 2
* Dấu hiệu của câu phủ định-hình thức?
* Làm thế nào để đặt câu không phải phủ định? Và ý phủ định?
(xem lại BT 4/sgkVăn 8/54)
HĐ4: Nhóm thảo luận- cử đại diện viết bảng bài làm
Lớp nhận xét
Câu: câu phủ định-phản bác
Câu 7: câu phủ định-miêu tả
A. Lý thuyết:
1. Đặc điểm hình thức của câu phủ định:
Câu có từ ngữ phủ định: không, chẳng, chả…
2. Chức năng:
a. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả)
b. Phản bác một ý kiến, một nhận định (phủ định bác bỏ)
B. Luyện tập:
1. Đặt 5 câu phủ định với 5 từ phủ định khác nhau
a. Ta không ham chơi bỏ học
b. Mình chẳng thích chơi điện tử
c. Ta chưa học bài, ta chưa đi ngủ
d. Tôi đâu có biết bạn nghĩ gì.
e. Chúng ta quyết không phải là học sinh hư
2. Đặt 5 câu không phải câu phủ định nhưng dùng để phủ định.
a. Tôi no gì mà no
b. Học như vậy mà cho là giỏi à?
c. Làm gì có chuyện lời học mà học giỏi!
d. Bạn tưởng bạn chạy nhanh hơn mình à?
e. Chuyện này mà đơn giản ư?
3. Viết 1 đoạn đối thoại ngắn, chủ đề bè bạn, có dùng dạng hai câu phủ định.
(1) Nam rủ Băc
(2)Mình đi chơi điện tử đi, chơi vui lắm, hấp dẫn lắm
(3) Với mình, chơi điện tử không hấp dẫn bằng học
(4) mê nó sinh ra lời học
(5) Bạn đã bị hai con điểm kém vì chơi điện tử rồi đấy.
(6) Nam nghe Bắc nói đúng. (7) Từ đó, nam không chơi điện tử nữa.
4. Củng cố:
Hình thức, chức năng câu phủ định?
5. Dặn dò:
Nắm lý thuyết, làm tất cả các bài tập Sgk về kiểu câu phủ định.
Tiết 7 ôn tập các kiểu câu
Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Nắm lại có hệ thống các kiểu câu: câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trận thuật.
- Rèn luyện tổng hợp 4 kiểu câu trên trong việc tạo lập ngôn bản
Lên lớp: 1. ổn định
2. Bài cũ: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? Ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động
Ghi bảng
1. Nêu tên 4 kiểu câu đã học
2. Nhóm: mỗi nhóm cử đại diện trình bày một kiểu câu: theo mẫu trên bảng
(1), (2), (3)
Nhóm 1: CNV
Nhóm 2: CCK
Nhóm 3: CCT
Nhóm 4: CTT
Hình thức (1)
Chức năng (2)
Ví dụ (3)
Câu nghi vấn
* Có từ nghi vấn
Hỏi
Cầu khiến
Cảm xúc
Phủ định
Khẳng định
Câu
cầu khiến
* Có từ cầu khiến
Cầu khiến (đề nghị, yêu cầu, ra lệnh)
Câu cảm thán
* Có từ cảm thán
Cảm xúc
Câu trần thuật
* Không có những từ thuộc 3 kiểu câu trên
Kể
Tả
Nhận định
Tình cảm
Nhóm – mỗi nhóm trình bày bài làm trên bảng
Lớp nhận xét
Câu thuật toán: (1), (5), (6)
Câu cầu khiến: (7)
Câu CT: (4)
Câu NV: (2)
Câu phủ định: (3)
Nhóm-nhóm nhanh nhất –viết bảng- các nhóm khác nhận xét.
(1), (2), (4): thuật toán
(3): NV-đề nghị
(5): CK-đề nghị
(6): cảm thán
2. Viết một đoạn đối thoại ngắn chủ đề “nói không với hút thuốc lá” có dùng đủ 4 kiểu câu trên và một câu phủ định
(1) Nam hỏi Bắc:
(2) Bạn đã thử hút thuốc là chưa?
(3) Chưa, mình không bao giờ hút thuốc lá.
(4) Trời ơi, bạn nói thế mà… ! (5) Bạn nói bay mùi thuốc lá lắm.
(6) Bắc lúng túng, mặt đỏ lên.
(7) Bắc, đừng hút nữa nhé!
3. Viết một đoạn văn đối thoại, chủ đề “nói không với xả rác”, có dùng 4 kiểu câu, với kiểu câu nghi vấn dùng chức năng đề nghị.
(1) Đứng trên lầu, Bắc xé giấy vụn, thả rơi xuống sân trường. (2) Thấy vậy, Nam nói:
(3) Bắc, Bạn không bỏ giấy vụn vào thùng rác được sao? Lần sau, nếu bạn không đi được, bạn cứ đưa cho mình, mình bỏ cho. (5) Đừng xả rác bừa bãi nữa nhé.
(6) Ôi, bạn làm tôi xấu hổ quá!
4. Củng cố:
Hình thức, chức năng 4 kiểu câu trên?
5. Dặn dò:
Nắm lý thuyết, làm lại tất cả các bài tập Sgk về 4 kiểu câu trên.
File đính kèm:
- Giao an tu chon 8 (cac loai cau)hay.doc