Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 năm học 2008- 2009

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Rèn luyện kỹ năng lập luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả.

B.CHUẨN BỊ

* Thầy: Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo.

* Trò: Soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

doc98 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 năm học 2008- 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/12/2008 Ngày dạy: Tiết: 1-2-3 Củng cố văn bản: Bàn về đọc sách. Chu Quang Tiềm A. mục tiêu cần đạt Giúp HS: Rèn luyện kỹ năng lập luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả. B.Chuẩn bị * Thầy: Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo. * Trò : Soạn bài. C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Những hiểu biết của em về Chu Quang Tiềm ? I/ Tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: (1897 – 1986). - Ông là nhà Mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. (Ông đã có nhiều bài viết bàn về đọc sách. Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước truyền cho thế hệ đi sau.) 2. Tác phẩm. - Đây là một bài văn tiêu biểu, giàu sức thuyết phục, một bài văn nghị luận sâu sắc – kiểu văn bản nghị luận. . II. Kiến thức cơ bản 1. Tầm quan trọng của việc đọc sách. H :Trình bày tầm quan trọng của việc đọc sách ? *HS thảo luận, nêu ý nghĩa của việc đọc sách. a. Tầm quan trọng của sách. - Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được. - Sách được xem là những cột mốc trên con đường phát triển của học thuật. - Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm. b. ý nghĩa của việc đọc sách. - Đọc sách là con đường tốt nhất đề tích luỹ, nâng cao vốn kiến thức, vươn lên văn hoá học thuật. - Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. * Tóm lại, sách có tầm quan trọng vô cùng lớn lao trên con đường phát triển của nhân loại nên cần phải đọc sách. .2. Cách lựa chọn sách khi đọc. Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết cách chọn lựa sách mà đọc? Nhận xét gì về cách lập luận trong đoạn này? Theo tác giả nên chọn sách đẻ đọc như thế nào? Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để thuyết phục người đọc? Cách lập luận? Theo em cách chọn lựa chọn sách như vậy có đúng không? Vậy cách lực chọn sách của tác giả như thế nào? * Nguy hại: - Sách ngiều khiến người ta không chuyên sâu dễ xa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không biết nghiền ngẫm. - Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách vô tội => Lập luận = những cách liệt kê và so sánh. * Cách chọn sách: - Phải chọn cho tinh đọc kĩ những quỷên thực sự có giá trị, có lợi. - Đọc kĩ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu cảu mình. - Cũng phải thường xuyên đọc sách thưởng thức và sách ở lĩnh vực gẫn gũi, kế cận với chuyên môn của mình =>Lập luận = cách đưa chứng và so sánh. (Ví dụ chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí, ngoịa giao, quân sự,....không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn) (HS bày tỏ). => Chứng tỏ ông là ngưòi từng trải , giàu kinh nghiệm, giàu sức sống. .3. Phương pháp đọc sách. Tác giả đã đưa ra lời bàn về phương phấp đọc sách như thế nào ? - Đọc không cần nhiều, quan trọng là đọc cho kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm tích luỹ tưởng tượng. - Khẳng định: Không nên đọc tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. (Đọc sách còn là chuyện rèn kuyện tính cách, chuyện học làm người.) 4. Tính thuyết phục và sức hấp dẫn của văn bản. Bài viết có sức thuyết phục cao.Theo em đi ều ấy được tạo nên từ những yếu tố nào? - Về bố cục: Chặt chẽ hợp lí, cách dẫn dắt nhẹ nhàng, tự nhiên và sinh động. - Về nội dung: vừa thấu lí vừa đạt tình, ác ý kiến nhận xét dưa ra thật xác đáng, Trình bày bằng phương pháp cụ thể, giọng trò chuuyện tâm tình, chân thành để sẻ chia kinh nghiệm một cách nhẹ nhàng thấm thía. - Về cách viết: sử dụng từ ngữ hóm hỉnh, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. (VD: Đọc sách là để trả món nợ đv thành quả nhân loại trong quá khứ, để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn…Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu như cưỡi ngựa qua chợ tuy châu bàu phơi đầy chỉ ttỏ làm cho mắt hoa ý loan, tay không mà về…) III.Luyện đề : "Bàn về đọc sách" Phần 1 : Trắc nghiệm : Hãy đọc đoạn văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đóc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phấn công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. (ChuQuang Tiềm) 1.Đoạn văn trên chủ yếu sử dung thao tác nghị luận nào ? A. Giải thích B. Chứng minh C. Phân tích D. Tổng hợp 2.Nội dung chính của đoạn văn trến là gì ? A. Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách B. Bàn về ý nghĩa to lớn của sách vở C. Bàn về những thành tưuj khoa học của nhân loại D. Bàn về con đường học vấn 3.Câu văn nào sau đây nếu ý chính của đoạn văn ? A. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. B. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. C. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. D. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. 4.Theo em, học vấn là gì ? A. Những kiến thức về văn học B. Những kiến thức về khoa học – kĩ thuật C. Tài năng bẩm sinh của con người D. Những kiến thức tích luỹ được qua học tập 5.Câu danh ngôn nào sau đây có nội dung gần nhất với đoạn văn trên ? A. Sách là ánh trăng soi đường cho văn minh. ( Ru - dơ- ven ) B. Có học rồi mới biết mình chưa đủ. ( Lễ Kí ) C. Đọc nhiều cũng như ăn nhiều, hoàn toàn vô bổ nếu không tiêu hoá ( Thác - cơ - rây ) D. Một vài cuốn sách có thể nếm qua, một vài cuốn phải nhai kĩ và tiêu hoá ( Bê - cơn ) Phần 2 : Tự luận Câu 1 : Vấn đề trọng tậm mà tác giả đặt ra trong bài viết là gì ? Để làm nổi bật vấn đề chính, tác giả đã xây dựng bố cục bài viết nhu thế nào ? Câu 2 : Việc đọc sách có tầm quan trọng như thế nào ? Nêu ý nghĩa to lớn của việc đọc sách. Câu 3 : Tại sao tác giả lại khuyên cần phải lựa chọn sách khi đọc ? Như vậy có làm hạn chế sự phong phú về kiến thức hay không ? Câu 4 : Em có suy nghĩ gì về phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra ra trong bài viết này ? * Gợi ý : Câu 1 : Vấn đề cơ bản nhất đặt ra trong bài viết này là tầm quan trọng của viện đọc sách và phương pháp đọc sao cho hiệu quả nhất. Để kàm nổi bật vấn đề này , tác giả đã xâu dựng bố cục 3 phần : - Phần 1 (từ đầu đến "nhằm phát hiện thế giới mới") : Tầm quan trọng của việc đọc sách và ý nghĩa của nó. - Phần 2 (tiếp theo đến "tiêu hao lực lượng") : Những khó khăn, nguy hại thường gặp khi đọc sách. - Phần 3 (còn lại) : Bàn về phương pháp đọc sách. Bố cục như trên là chặt chẽ và hợp lí. Câu 2 : Tầm quan trọng của việc đọc sách : Sách lưu giữ tinh hoa văn hoá của nhân loại từ trước đến nay, mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển của loài người. Chính vì thế, đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết. ý nghĩa của việc đọc sách : Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết, là sự chuẩn bị hanhg trang để bước vào tương lai một cách vững chắc. Không thể tiến xa nếu không thể tiến xa nếu không nắm được những thành tựu văn hoá cảu nhân loại, không tiếp thu những thành tựu khoa học mà loài người đã rày công nghiên cứu và đúc rút thành kinh nghiệm từ bao đời nay. Câu 3 : Đọc sách phải chon lọc vì nếu không chọn lọc thì sẽ rơi vào các nguy cơ : - Đọc sách theo kiểu ăn tươi nuốt sống, không tiêu hoá được. - Khi sách nhiều, nếu không chọn lọc thì lãng phí thời gian, hao phí tiền bạc và sức lực. Việc lựa chọn sách để đọc không hạn chế kiến thức vì tác giả đã lưu ý "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Bởi vậy, đọc chuyên sâu phải kết hợp với đọc mở rộng. Câu 4 : Phương pháp đọc mà tác giả đã đưa ra là : - Không nên đọc lướt mà phải suy nghĩ. - Không nên đọc tràn lan, gặp gì đọc nấy theo sở thích, hứng thú cá nhân mà phải đọc có kế hoạch, có hệ thống. - Đọc gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại nhằm hiểu biết thông tỏ mọi điều trong sách. Phương pháp đọc do Chu Quang Tiềm nêu lên hết sức hợp lí. Nó chứng tỏ kinh nghiệm của một học giả giàu kinh nghiệm, sâu sắc. IV. Dặn dò. ***************************************************** Ngày soạn: 2/1/2009 Ngày dạy: Tiết: 4,5,6 Ôn tập Khởi ngữ A. mục tiêu cần đạt Giúp HS: Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. Biết đặt những câu có khởi ngữ. B.Chuẩn bị * Thầy: SGK, SGV, bảng phụ. * Trò : Đọc sgk. C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt H:Thế nào là khởi ngữ ? Cho ví dụ. H:Phân biệt sự khác nhau giữa chủ ngữ và khởi ngữ? I/ Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.(Đề ngữ, khởi ngữ) 1. Khái niệm 2. Ví dụ: a. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. b. Giàu, tôi cũng giàu rồi. c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ thiếu giàu và đẹp. - Đứng trước chủ ngữ. - Không có quan hệ chủ – vị với vị ngữ. - Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. -> Đó là khởi ngữ. (HS phát biểu). VD 1: Xác định khởi ngữ. - Tôi thì tôi xin chịu. - Thịt này hấp thì ngon. - Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi. - Về học thì nó là nhất. VD 2: Câu văn nào sau đây có khởi ngữ. A: Về thông minh thì nó là nhất. B: Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. C: Nó là một học sinh thông minh. D: Người thông minh nhất lớp là nó. - Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn. - Trong câu thường có các trợ từ “thì”. II.Bài tập. Câu 1 : Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau : a) Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. b) Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện đại tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môm cũng không thể thiếu nó được. c) Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo,. đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang. ( Băng Sơn, Trang phục) Câu 2 : Thêm những từ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm ở bài tập 1. Câu 3 : Chuyển các câu sau thành các câu có chưa thành phần chủ ngữ. a) Người ta sợ cái uy nghi quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại. b) Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượi. c) Tôi cử ở nhà tôi, làm việc của tôi. Câu 4 : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu có khởi ngữ.Gạch dưới thành phần khởi nhữ trong đoạn văn đó. * Gợi ý : Câu 1 : Thành phần khởi ngữ trong các câu đã cho như sau : Đọc sách. b) Kiến thức phổ thông. c) Trang phục, Đi đám cưới, Đi dự đám tang. Câu 2 : Có thể thêm những từ nhận diện khởi ngữ như sau : a) Về (việc) đọc sách thì phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. b) Đối với kiến thức phổ thông thì không chỉ những công dân thế giới hiện đại tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môm cũng không thể thiếu nó được. c) Về trang phục thì không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo,. đó là văn hoá xã hội. Đối với (việc) đi đám cưới thì không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đối với (việc) đi dự đám tang thì không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang. Câu 3 : Có thể chuyển như sau : a) Quan, người ta sợ cái uy nghi quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy đồng tiền của. b) Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượi, ông giáo ấy không uống. c) Nhà tôi tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm. III.Phiếu bài tập A.Phần trắc nghiệm.(3 điểm) Câu 1,Hãy điền tên các thuật ngữ vào trước các khái niệm sau: A,............................................ Khi giao tiếp cần chú ý ngắn gọn,rành mạch, tránh nói mơ hồ. B,..............................................Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp,tránh nói lạc đề. C, ............................................ Khi giao tiếp cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn,tôn trọng người khác. D,............................................. Khi giao tiếp cần nói có nội dung,nội dung của lời nói đúng như yêu cầù giao tiếp, không thừa, không thiếu . E, ........................................... Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực Câu 2,Trau dồi vốn từ để: A, Nắm bắt đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ trong quá trình giao tiếp của mỗi cá nhân . B,Biết thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ về số lượng C, Cả Avà B đều đúng. D,Ađúng, Bvà C sai Câu 3,Xét tình huống sau và trả lời các câu hỏi: Có một chiến sĩ không may bị rơi vào tay địch.Bọn địch bắt anh phải khai thật tấtcả những gì mà mình biết về đồng đội ,đơn vị và những bí mật trong cuộc tấn công của quân đội ta lần này . nhưng người chiếnsĩ đã nói những điều sai sự thật khiến cho kẻ thù đã nguy khốn lại càng nguy khốn. 1,,Theo em,về mặt hình thức, những lời nói của người chiến sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? A, Phương châm `về lượng B, Phương châm về chất. D,Phương châm lịch sự C.Phương châm cách thức. 2, Theo em nguyên nhân nào khiến người chiến sĩ không tuân thủ phương châm hội thoại? A, Do vụng về ,thiếu văn hoá giao tiếp . B .phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn . C,Người nói muốn gây một sự chú ý đẻ người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó . Câu 4 Trong các trường hợp sau,trường hợp nào sử dụng đúng, trường hợp nào sử dụng sai.? Nội dung đúng sai a,Tấm lòng chung thuỷ b,Bộ lòng của quân xâm lược c,lòng dạ của kẻ thù . d,.Tấm lòng độc ác. Câu 5,” Câu :”Rượu lạt uống lắm cũng say Người khôn nói lắm ,dẫu hay cũng nhàm”. Khuyên chúng ta? A,Nói ngắn gọn ,rành mạch. B,Khi nói năng biết tôn trọng người khác. C,Trong giao tiếp ,nói vừa đủ nghe, đừng gây sự nhàm chán đối với người khác. B, Phần tự luận.(7 điểm) Hãy dựng một đoạn hội thoại trong đó người nói không tuân thủ một hoặc hai phương châm hội thoạị (gạch chân và chỉ rõ các lượt lời không được tuân thủ . VD:Phương châm về lượng ) PCVL Phương châm về chất, phương châm cách thức.) PCVC PCCT III.Hướng dẫn về nhà: -Làm bài tập chưa làm ở lớp ***************************************************** Ngày soạn: 5/1/2009 Ngày dạy: Tiết:7,8,9 Ôn tập Phép phân tích và tổng hợp Quy nạp và diễn dịch A. mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận. - Rèn kĩ năng nghị luận. B.Chuẩn bị. * Thầy: SGK, SGV. * Trò : Đọc sgk. C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. I. Phép phân tích Phân tích là phép lập luận trình bàytừng bộ phận của một vấn đề , nhằm chỉ ra nội dung của sự vật , hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng , người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh , đối chiếu ... II, Phép tổng hợp Là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích , không có phân tích thì không có tổng hợp . Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn , hay cuối bài , ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản . *. Giá trị và ý nghĩa Quá trình phân tích là một quá trình tổng hợp được nâng dần lên ngày một sâu hơn , cao hơn , từ chi tiết, bộ phận được trừu tượng hoá, khái quát hoá. Khi bbắt đầu phân tích , chủ thể nhận thức đã có quan niêm chung về sự vật , tức là có sự tổng hợp ít nhiều rồi , và sau khi tìm hiểu được một bộ phận của chỉnh thể , chủ thể nhận thức đã tiến hành khái quát hoá , tức là đã tiến hành tổng hợp những tài liệu phân tích đầu tiên . Cứ như cậy phân tích và tổng hợp xen kẽ nhau, bổ xung cho nhau cho đến khi nhận thức được toàn bộ sự vật như một chỉnh thể . III. Thực hành phân tích- tổng hợp một vấn đề, một văn bản 1.Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới . ..Người mẹ sinh con mang nặng đẻ đau. Người mẹ nuôi con bằng dòng sữa của chính mình, bằng toàn bộ tinh lực của mình. Ngoài nghĩa cả đối với Tổ quốc , đối với cách mạng có tình cảm nào thiêng liêng hơn tình cảm mẹ con ? Có sự hi sinh tận tuỵ nào bằng sự hi sinh tận tuỵ của người mẹ đối với người con ? “ Dạy con từ thủa còn thơ” đứa trẻ tiếp thu văn hoá loài người, đầu tiên chính qua người mẹ, từng dây, từng phút, người mẹ truyền cho con những tình cảm, những ý nghĩ của mình, những điều mình từng trải trong cuộc sống. Mỗi lời nói, mỗi nụ cười, mỗi nét mặt buồn hay vui của người mẹ đều in sâu vào tâm hồn đứa trẻ những ấn tượng mà đứa trẻ giữ mãi trong suốt cả cuộc đời. Dạy con biết nói, biết cười, ru con bằng điệu hát đầy ý nghĩa, khuyên bảo con những lẽ phải, điều hay...Chính bằng cách đó, người mẹ đã góp phần và lưu truyền văn hoá dân tộc từ đời này sang đời khác . Không có sự đánh giá nào chính xác hơn, đầy đủ hơn sự đánh giá sau đây của Hồ Chủ Tịch đối với công lao của người mẹ: “ Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta, Tổ quốc Việt Nam có những người anh hùng là nhờ công sinh thành của những người mẹ anh hùng bất khuất, trung hậu ,đảm đang Chính những người mẹ Việt Nam từ bao thế kỉ nay, đã truyền lại cho chúng ta khí phách của Bà Trưng, Bà Triệu, đức tính cần cù lao động, lòng thương nước, thương nhà. Chúng ta có quyền tự hoà chính đáng về nhưngx bà mẹ Việt Nam “‘. ( Lê Duẩn- Cách mạng xã hội chủ Nghĩa ở Việt Nam) Hỏi,: Phần trích trên đây có mấy đoạn văn?. Tác giả vận dụng thao tác Phân tích – tổng hợp như thế nào? Tác giả đã vận dụng thao tác phân tích- tổng hợp một cách chặt chẽ, tạo lên tính hùng biện , khúc chiết, đầy sức thuyết phục . Đoạn văn nào cũng có phép phân tích- tổng hợp ; càng về sau thì mức độ phân tích càng ở mức độ sâu sắc hơn, rộng lớn hơn , khái quát hơn -Đoạn 1, Phân tích công lao của mẹ đối với con, rồi khẳng định tình mẹ vô cùng thiêng liêng, sự hi sinh tận tuỵ của mẹ rất to lớn - Đoạn 2. Phân tích công lao người mẹ dạy bảo con, từ đó tổng hợp, khái quát thành: “ Đứa trẻ tiếp thu văn hoá loài người, đầu tiên chính là qua người mẹ” và” Người mẹ đã góp phần gìn giữ và lưu truyền văn hoá dân tộc từ đời này sang đời khác” - Đoạn 3. Phân tích công lao to lớn của bà mẹ ở hai miền Nam Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng. Tác giả khái quát, tổng hợp: Có những con người anh hùng là nhờ có những người mẹ anh hùng.Phụ nữ Việt Nam anh hùng, chúng ta tự hào về những bà mẹ Việt Nam. 2, Để bàn về vấn đề “tranh giành và nhường nhịn” Một bạn học sinh đã viết như sau:( Đây là đoạn trích phần thân bài ) “ Tranh giành là gì? Nhường nhịn là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu hai khái niệm này .Tranh giành là giành giật, vơ vét lấy công sức , thành quả của người khác về cho mình. Còn nhường nhịn là cho, là chia sẻ công sức, thành quả của mình cho những người khác thiếu thốn, khó khăn hơn mình. Hai khái niệm này luôn đối lập nhau, nhưng chúng cùng thể hiện qua lời nói hoặc hành động của tất cả mọi người. Ngay từ nhỏ, sống trong gia đình, nếu không được nhắc nhở, giáo dục thường xuyên, ta có thể giành của anh em từ cái kẹo; ở trường, ở lớp có thể ta sẽ giành với các bạn từ chỗ ngồi, từ cái bút, quyển vở. Tới khi trưởng thành trong mối quan hệ xã hội , ta có thể dễ dàng tranh giành với người khác bất kể cái gì , lúc nào và ở đâu. Ngược lại ,nếu từ nhỏ ta đã biết nhường nhịn người khác, biết yêu thương kẻ khó, thì lớn lên ta cũng biết yêu thương, nhường nhịn hết thảy những người quanh ta. Đó là quan niệm của chúng ta về tranh giành và nhường nhịn Con người muốn tranh giành quyền lợi với kẻ khác là con người bộc lộ rõ sự ích kỉ, cá nhân. Sự tranh giành sẽ làm cho con người trở lên cô độc, làm xấu đi mối quan hệ giữa con người và con người. Con người biết nhường nhịn là con người có lòng nhân ái, yêu thương; Là con người dễ dàng cảm thông , chia sẻ và giúp đỡ những người trong gia đình mình cũng như ngoài xã hội. Sự nhường nhịn sẽ làm cho quan hệ giưã con người với con người trong xã hội trở lên tốt đẹp . Từ lâu, ông cha ta- Tổ tiên người Việt đã dạy ta rằng “ Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít ,đùm lá rách nhiều”. Sống ở trên đời, ai giám nói lúc nào ta cũng khoẻ, lúc nào cũng đủ; Mà có lúc ta gặp khó khăn ta nhờ đến bạn bè, xóm giềng. Vậy trong một cộng đồng, nên phát triển đức tính nhường nhịn và giảm bớt dần tranh giành. Làm sao ta quên được “ Hũ gạo chống đói” Năm 1946 khi Bác Hồ phát động phong trào giúp đỡ người nghèo đói. Quên sao được về Bác nhịn đói bữa trưa, dành gạo cứu người đói. Gần đây, cả nước đã dấy lên phong trào ủng hộ giúp đỡ người nghèo đói và tàn tật, khó khăn. Đồng thời không ngừng tuyên truyền giáo dục cộng đồng để giảm bớt cảnh anh em trong nhà, bà con xóm giềng tranh cãi, chém giết nhau vì những quyền lợi trước mắt. Thế có nghĩa là khuyến khích, phát triển những việc làm từ thiện, nhường nhịn, xẻ chia khó khăn với nhau của mọi người. Một xã hội ngày càng văn minh, quan hệ giữa con người ngày càng trong sáng, đẹp đẽ là xã hội của tương lai. * Để bàn về vấn đề” “Tranh giành và nhường nhịn” trong phần thân bài ở bài tập làm văn của mình, bạn học sinh trên đã chia ra làm mấy luận điểm? Nội dung của các luận điểm ấy như thế nào? * Nội dung vừa nêu từng luận điểm, theo em có phải là sự tổng hợp từng luận điểm không? Và sau ba luận điểm vừa phân tích, người viết có thể tổng hợp chung để làm rõ vấn đề” tranh giành và nhường nhịn” hay không? * Có nên rút ra kết luận về vị trí của phép tổng hợp từng luận điểm ở phần thân bài hay không? Vậy quan hệ giữa phân tích và tổng hợp như tyhế nào, nhất là trong một bài văn nghị luận ? 3.Thực hành viết các đoạn văn phân tích- tổng hợp 4.. Tìm những câu danh ngôn về giáo dục, học tập, đọc sách. *Người khôn học được nhiều điều ở người ngu hơn là người ngu học được ở người khôn ( Xen-Xô) Thà không biết gì còn hơn là biết nhiều thứ nửa vời( Nít-xơ) Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học(J.Hơ-uốt) Ba nền tảng của học vấn là: Nhận xét nhiều, từng trải nhiều và học tập nhiều.(ca-tơ-ran) Dốt nát là đêm tối của tâm hồn.(Xi-xê-rông) Quên kiến thức thì có thể bị điểm kém, nhưng còn có cơ hội để giành điểm tốt. Quên bạn thì có thể trở thành ích kỉ, nhưng vẫn có cơ may sửa chữa lỗi lầm. Quên thầythì không có lí do gì khiến con người có thể chùn tay trước tội ác ( M.Go-rơ-ki) Câu 5 : Đọc các đoạn văn sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép phân tích và tổng hợp như thể nào ? a) Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, rồi thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài cùng phải có cái nền mới đứng vững được. Nhưng người ta thường dễ nhìn thấy pho tương và lâu đài, mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc ! Nếu cứ ngồi kể lại những gương người tốt, việc tốt thì kể mãi cũng không hết được. Bác chỉ muốn nhắc các chú một điều : chớ bỏ qua các việc mà các chú tưởng là tầm thường. Cháu bé nhặt được của rơi đem nộp chú công an; hai cô gái đi đường thấy cái hố nhỏ ở vỉa hè, rủ nhau láy đất lấp lại cho đồng bào khỏi vấp ngã; một người dân đi dưới trời mưa, thấy xe gạo của Nhà nước không có gì che phủ, đã cởi tấm áo ni lông của mình đậy gạo cho Nhà nước; chú bộ đội đi công tác gặp người đàn bà giở dạ đẻ ỏ giữa đường, đã đỡ đẻ cho dân, được mẹ tròn con vuông, lại đưa cả mẹ con về tận gia đình; cụ già Việt kiều trở về Tổ quốc với lòng tha thiết cùng đồng bào chia sẻ khó khăn, gánh vác công việc đánh giặc giữ nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội... Tất cả những việc là như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mĩ tục của nhân dân ta. Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế, chứ không phải chỉ bằng thành tích nổi bật của một số cá nhân anh hùng. (Phan Hiền, Hồ Chủ tịch với việc bồi dưỡng nêu gương những người tốt, việc tốt) b) Nhưng nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ Hải là kẻ hùng mạnh, Kiều là một người tủi nhục thì Từ là kẻ vinh quang. Ơ trong cuộc sống mỗi bước chân Kiều đều vấp phải mọtt bất trắc thì trên quãng đường ngang dọc Từ không hề gặp khó khăn. Suốt cuộc đời Kiều sống chịu đựng, Từ sống bất bình, Kiều quen tiếng khóc, Từ quen tiếng cười. Kiều đội trên đầu nào trung nào hiếu thì trên đầu Từ chỉ có một khoảng trống không "nào biết trên đâu có ai" . Nếu Kiều lê bước trên mặt đất liền đầy những éo le trói buộc thì Từ vùng vẫy trên cao phóng túng tự do. Kiều là hiện thân của mặc cảm tự ti, còn Từ là nguyên hình tự tôn. (Theo Vũ Hạnh, Bài tập rèn kĩ năng dựng đoạn) Câu 6 : Trình bày phép phân tích và tổng hợp của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thể kỉ mởi” của Vũ Khoan (SGK, tr.26). Câu 7 : Viết một đoạn văn phân tích câu tục ngữ “Con hơn cha là nhà có phúc” , để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thế hệ sau với thế hệ trước. Câu 8 : Dựa vào hệ thống luận điểm trong văn bản “Tiế

File đính kèm:

  • docGiao an Boi duong van 94 thuy.doc