I./Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs phân biệt được vật thể (tự nhiên, nhân tạo), biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp của chất.
2. Kỹ năng: HS biết cách (QS, làm TN) để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có Tc VL và Tc HH nhất định.
3. Thái độ tình cảm: Biết sử dụng các chất hợp lý dựa vào tính chất của chúng và giữ an toàn khi sử dụng hoá chất.
II.Phương pháp dạy học: Thí nghiệm + Nêu vấn đề + Thông báo
III./ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ (vẽ bảng tổng kết hoạt động 1)+ đèn cồn, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh + đường muối
- Học sinh: Mẫu chất (đường, muối) Bài soạn
IV./ Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định: HS vắng:
2. Bài cũ: Sẽ đánh giá cho điểm bằng các câu hỏi trong phần bài học mới.
3. Bài mới:
1 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài 2: CHẤT (tiết 1 Chất có ở đâu và tính chất của chất), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/9/2005
CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ
Bài 2: CHẤT (tiết 1 Chất có ở đâu và tính chất của chất)
Tuần thứ: 1
Ngày giảng: /9/2004
Tiết thứ : 2
I./Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs phân biệt được vật thể (tự nhiên, nhân tạo), biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp của chất.
2. Kỹ năng: HS biết cách (QS, làm TN) để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có Tc VL và Tc HH nhất định.
3. Thái độ tình cảm: Biết sử dụng các chất hợp lý dựa vào tính chất của chúng và giữ an toàn khi sử dụng hoá chất.
II.Phương pháp dạy học: Thí nghiệm + Nêu vấn đề + Thông báo
III./ Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ (vẽ bảng tổng kết hoạt động 1)+ đèn cồn, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh + đường muối
Học sinh: Mẫu chất (đường, muối) Bài soạn
IV./ Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định: HS vắng:
2. Bài cũ: Sẽ đánh giá cho điểm bằng các câu hỏi trong phần bài học mới.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1. (10 phút) Chất có ở đâu?
GV: Hãy QS và kể tên những vật cụ thể có ở quanh ta?
Sau khi HS kể GV nhấn mạnh các nhóm theo hướng v.thể tự nhiên và vật thể NT
? Cho biết giữa 2 nhóm vật thể này có những đặc điểm gì?
GV Thông báo về TP của một số vật thể TN và những vật liệu tạo nên vật thể NT
GV tổng kết theo bảng phụ
Như vậy chất có ở đâu?
- Nhiều HS tham gia
- HS Có 2 loại vật thể: Tự nhiên và nhân tạo
HS thảo luận: Nhóm Trả lời câu hỏi Chất có ở đâu?
I. Chất có ở đâu?
Ở đâu có vật thể ở đó có chất.
Hoạt Động 2. (20 phút) Tính chất của chất
Làm thế nào để biết tính chất của chất?
GV Cho HS QS phân biệt giữa đường và muối (kết tinh).
Nêu VD chất có thể phân biệt được bằng Ph2 QS.
GV thông báo có thể bằng Ph2 đo bằng các dụng cụ đo.
=> Bằng các Ph2 trên ta xác định được tính chất vật lý của chất.
GV cho HS nung lên cho đến khi đường cháy đen.
Tại sao khi đen, đường không còn vị ngọt nữa?
Tìm hiểu tính chất của chất có ý nghĩa gì? Cho ví dụ?
GV gợi ý: cho hai cốc thuỷ tinh lần lượt chứa Rượu và nước làm thế nào mà phân biệt được.
HS không thể phân biệt được bằng ph2 QS
Tuy nhiên có những chất có thể phân biệt được bằng Ph2 QS.
HS thi đua giữa các nhóm
HS thảo luận: Những đặc điểm nào thể hiện TC VL của chất?
HS phân biệt được nhờ thay đổi sau khi nung.
Tính chất thay đổi à tạo thành chất khác
HS thảo luận: Đặc điểm nào thể hiện TC HH của chất.
Để sử dụng hiệu quả các chất và bảo đảm tính an toàn khi dùng hoá chất
HS thảo luận: Hiểu biết tính chất có lợi gì?
II. Tính chất của chất
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định.
- Tính chất vật lý: Trạng thái tồn tại, Màu, Mùi, vị, t0SÔI, t0NC, khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt . . .
- Tính chất hoá học: Là khả năng biến đổi thành chất khác
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
- Giúp phân biệt được chất này với chất khác.
- Biết cách sử dụng chất.
- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống.
4. Củng cố:(5 phút) a. Theo em chất có ở đâu? (Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất)
b. BT 2 Tr.11 (SGK)
5. Dặn dò – chuẩn bị(10 phút) * BT về nhà: Làm các bài tập 1,2,3 tr.11 vào vở Bài tập
* Chuẩn bị: - Tìm hiểu xem thế nào là chất tinh khiết và hỗn hợp gồm nhiều chất?Ví dụ minh hoạ
- Có cách nào để tách các chất từ hỗn hợp không?
File đính kèm:
- T-2 Chat.doc