Tiết 2:
ÔN TẬP BÀI HÁT: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
I. Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của bài hát.
- HS biết trình bày bài hát với cách hát hoà giọng, lĩnh xướng và đối đáp.
- Đọc chính xác cao độ và trường độ của bài TĐN.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ, bản nhạc bài TĐN.
- Đàn và hát thuần thục bài hát: Mùa thu ngày khai trường và bài TĐN số 1-
Chiếc đèn ông sao.
2. Học sinh:
- Thanh phách, SGK, vở ghi,
- Xem trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: GV kiểm tra việc học thuộc lời bài hát ở nhà của học sinh
10 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 8 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Âm nhạc 8 năm học: 2020 -2021
1
Ngày giảng: 09/09/2020
Tiết 1:
HỌC HÁT: BÀI MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG
Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường
I. Mục tiêu:
- HS biết tác giả của bài Mùa thu ngày khai trường là nhạc sỹ Vũ Trọng Tường.
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ, bản nhạc, băng đĩa bài hát.
- Đàn và hát thuần thục bài hát: Mùa thu ngày khai trường.
2. Học sinh:
- Thanh phách, SGK, vở ghi
- Xem trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Không kiểm tra
3. Bài mới
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
- GV Ghi bảng
- GV thuyết
trình
- GV điều
khiển và
hướng dẫn
- GV ghi bảng
- GV đàn
- GV hướng
dẫn
- GV điều
khiển
- GV hướng
dẫn
* Học hát: Bài Mùa thu ngày khai trường.
Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu về bài hát và tác giả theo Sgk và
các tài liệu tham khảo
- Nghe băng hát mẫu hoặc GV tự hát.
- Chia câu: Đoạn 1 gồm 2 câu 8 nhịp. Đoạn 2
gồm 4 câu mỗi câu 8 nhịp.
2. Học hát:
- Luyện thanh theo mẫu câu 1 => 2 phút.
- Tập hát từng câu.
GV hát mẫu câu 1 sau đó đàn giai điệu 2 => 3
lần rồi bắt nhịp cho HS hát cùng với đàn.
- GV ghép 2 câu một theo lối móc xích, đàn
giai điệu yêu cầu HS hát cùng đàn.
- Tập tương tự các câu tiếp theo đến hết bài.
- GV cho HS hát toàn bài theo đàn.
- Nửa lớp hát đoạn 1 nửa kia hát đoạn 2 rồi đổi
ngược lại
- Thể hiện sắc thái:
+ Đoạn 1 hát sôi nổi nhiệt tình.
- HS ghi bài
- HS nghe và
ghi nhớ
- HS nghe và
cảm nhận
- HS ghi bài
- HS luyện
thanh
- HS tập hát
- HS thực hiện
- HS hát theo
hướng dẫn
Giáo án Âm nhạc 8 năm học: 2020 -2021
2
- GV chỉ định
+ Đoạn 2 hát tha thiết mênh mang thể hiện
hình ảnh mùa thu.
- Hát lần 1 Đoạn 1 hát đối đáp theo 2 dãy bàn,
đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng
- Lần 2 Đoạn 1 HS nữ hát lĩnh xướng, đoạn 2
cả lớp hát hoà giọng.
- HS thực hiện
4. Củng cố:
- GV chỉ huy cả lớp đứng tại chỗ trình bày bài hát theo nhạc đệm của đàn.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ.
- Nghiên cứu trước bài mới.
***************************************
Ngày giảng: 16/09/2020
Tiết 2:
ÔN TẬP BÀI HÁT: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
I. Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của bài hát.
- HS biết trình bày bài hát với cách hát hoà giọng, lĩnh xướng và đối đáp.
- Đọc chính xác cao độ và trường độ của bài TĐN.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ, bản nhạc bài TĐN.
- Đàn và hát thuần thục bài hát: Mùa thu ngày khai trường và bài TĐN số 1-
Chiếc đèn ông sao.
2. Học sinh:
- Thanh phách, SGK, vở ghi,
- Xem trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: GV kiểm tra việc học thuộc lời bài hát ở nhà của học sinh.
3. Bài mới:
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
- GV ghi bảng
- GV thực hiện
1. Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường
Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường
- GV đệm đàn và thể hiện bài hát hoặc cho HS
nghe lại băng mẫu.
- HS ghi bài
- HS nghe hát
Giáo án Âm nhạc 8 năm học: 2020 -2021
3
- GV chỉ định
- GV Ghi bảng
- GV đàn
- GV hướng
dẫn
- GV đàn
điều khiển.
- GV hướng
dẫn.
- GV yêu cầu
học sinh đọc
nội dung bài.
- Một vài HS trình bày bài hát GV nhận xét
những chỗ còn sai, hướng dẫn các em sửa chữa.
- GV đệm đàn cả lớp trình bày bài hát hoàn
chỉnh, nam và nữ hát đối đáp.
2. Tập đọc nhạc số 1: Chiếc đèn ông sao
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
- Đọc gam Cdur.
- GV cùng HS phân tích bản nhạc.
+ Cao độ gồm cá nốt: Mi, son, la, đô, rê, mí.
+ Trường độ: dùng nhịp 2/4, có nốt đen, nốt
móc đơn, móc đơn chấm dôi, móc kép. Có dấu
nhắc lại và dấu luyến.
- Đàn giai điệu toàn bộ bài TĐN cho HS nghe
- Tập đọc nhạc từng câu, dịch giọng xuống
Fdur
- Đàn giai điệu từng câu 3 => 4 lần, yêu cầu HS
nghe và đọc nhẩm theo bằng tên nốt nhạc
- Đàn giai điệu từng câu và bắt nhịp cho HS
đọc nốt nhạc hoà với tiếng đàn.
- Đọc từng câu và ghép lại thành toàn bài theo
lối móc xích vừa đọc vừa gõ thanh phách theo
phách hoặc theo nhịp.
- Ghép lời ca theo giai điệu của bài TĐN.
3. Bài đọc thêm: Bát âm thời cổ và dàn bát
- HS Thực
hiện
- HS ghi bài
- HS đọc gam
- HS tìm hiểu
- HS nghe và
đọc nhẩm
- HS đọc theo
đàn
- HS thực
hiện theo
hướng dẫn.
- HS đọc bài
4. Củng cố:
- GV nhắc lại hệ thống bài học.
- Nhấn mạnh một số nội dung phải học thuộc khắc sâu.
5. HDVN:
- Trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK.
Giáo án Âm nhạc 8 năm học: 2020 -2021
4
Ngày giảng: 22/9/2020
Tiết 3:
ÔN TẬP BÀI HÁT: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SỸ TRẦN HOÀN VÀ BÀI HÁT
MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ.
I. Mục tiêu:
- HS biết trình bày bài hát với cách hát tập thể như hoà giọng, lĩnh xướng, hát
đối đáp cùng một số động tác phụ họa đơn giản.
- HS đọc và hát lời bài TĐN: Chiếc đèn ông sao một cách nhuần nhuyễn.
- Thông qua bài hát Một mùa xuân nho nhỏ, học sinh biết được vài nét về
nhạc sĩ Trần Hoàn và một vài sáng tác của ông.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ; Bản nhạc; Ảnh chân dung nhạc sĩ Trần Hoàn, băng đĩa các ca
khúc cùng những tư liệu về nhạc sĩ.
- Tập đàn và hát một số bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn để giới thiệu đặc biệt
là bài hát Mùa xuân nho nhỏ.
2. Học sinh:
- Thanh phách, SGK, vở ghi,
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Giáo án Âm nhạc 8 năm học: 2020 -2021
5
HĐ của GV Nội dung HĐ của
HS
- GV ghi bảng
- GV đệm đàn
hoặc nhạc beat
- GV hướng dẫn
- GV ghi bảng
- GV chỉ định
- GV chỉ huy
nhịp 2/4
- GV ghi bảng
- GV chỉ định
- GV thực hiện
- GV ra câu hỏi
- GV thực hiện
- GV thực hiện
- GV hỏi
1. Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường.
Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường
- Đệm đàn cho HS hát cả bài. Kiểm tra một
số HS trình bày bài hát, kết hợp cho điểm.
- Hát lĩnh xướng, hát đối đáp cùng một số
động tác phụ họa đơn giản.
2. Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 1.
- Chỉ định một số HS thực hiện bài TĐN.
GV nhận xét những chỗ còn sai, hướng dẫn
các em sửa lại.
- Cả lớp trình bày bài TĐN (Đọc nhạc và hát
lời) theo chỉ huy của GV.
3. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần
Hoàn và bài hát: Một mùa xuân nho nhỏ.
- Chỉ định 1 đến 2 HS đọc phần giới thiệu về
Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát: Mùa xuân nho
nhỏ - trang 9 SGK.
- Giới thiệu ảnh chân dung nhạc sĩ Trần
Hoàn.
- Em hãy kể tên những bài hát của nhạc sĩ
Trần Hoàn mà em biết?
- Giới thiệu về nhạc sĩ Trần Hoàn theo các
tài liệu và SGK cùng một số trích đoạn các
tác phẩm của nhạc sĩ cho HS nghe.
- GV tóm tắt hoàn cảnh ra đời, tính chất âm
nhạc và nội dung ca từ của bài hát Một mùa
xuân nho nhỏ.
- GV tự trình bày hoặc mở băng bài hát: Một
- HS ghi bài
- HS hát theo
sự chỉ định.
- HS thực hiện
theo hướng
dẫn
- HS Ghi bài
- HS đọc theo
sự chỉ định.
- HS đọc bài
TĐN theo chỉ
huy.
- HS ghi bài
- HS đọc bài
- HS quan sát
- HS Trả lời
- HS nghe, cảm
nhận và ghi tóm
tắt
- HS nghe và
cảm nhận.
- HS trả lời
Giáo án Âm nhạc 8 năm học: 2020 -2021
6
mùa xuân nho nhỏ.
- Em có cảm nhận như thế nào về âm nhạc
và nội dung ca từ của bài hát: Một mùa xuân
nho nhỏ?
4. Củng cố:
GV chỉ huy cả lớp đứng tại chỗ trình bầy bài hát và TĐN.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ.
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
***********************************
Ngày giảng:29/09/2020
Tiết 4:
HỌC HÁT: BÀI LÍ DĨA BÁNH BÒ
(Dân ca Nam Bộ)
I. Mục tiêu:
- HS biết bài Lí dĩa bánh bò là dân ca Nam Bộ.
- HS hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện tính chất vui tươi, nhí nhảnh của bài
hát.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ, bản nhạc; Băng đĩa bài hát.
- Đàn và hát thuần thục bài: Lý dĩa bánh bò.
2.Học sinh:
- Thanh phách, SGK, vở ghi
- Xem trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Em hãy trình bày bài TĐN số 1?
3. Bài mới:
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
- GV Ghi bảng
- GV thuyết
trình
* Học hát: Bài Lý dĩa bánh bò
D C Nam bộ
1- Giới thiệu bài hát:
+ Bài hát được hình thành từ 2 câu thơ:
Hai tay bưng dĩa bánh bò
- HS ghi bài
- HS nghe và
ghi nhớ
Giáo án Âm nhạc 8 năm học: 2020 -2021
7
- GV điều khiển
- GV đàn
- GV hướng dẫn
- GV điều khiển
và hướng dẫn
- GV chỉ định
Giấu cha, giấu mẹ cho trò đi thi.
Lời bài hát gợi lên hình ảnh cô gái tốt bụng
thương anh học trò nghèo ở trọ, nên đã dấu
cha, mẹ mang đĩa bánh tới cho anh. Chắc hẳn
đây là lần đầu làm việc này nên cô còn lúng
túng chân bước ngập ngừng. Nhưng với tình
thương chân thật, cô gái đã vượt lên sự rụt rè
để thực hiện được mong muốn của mình.
- Nghe băng hát mẫu hoặc GV tự hát
2. Học hát:
- Luyện thanh theo mẫu câu 1=> 2 phút
- Tập hát từng câu
GV hát mẫu câu 1 sau đó đàn giai điệu 2=>3
lần rồi bắt nhịp cho HS hát cùng với đàn.
- GV ghép 2 câu một theo lối móc xích, đàn
giai điệu yêu cầu HS hát cùng đàn.
- Tập tương tự các câu tiếp theo đến hết bài.
- GV cho HS hát toàn bài theo đàn.
- Nửa lớp hát đoạn 1 nửa kia hát đoạn 2 rồi
đổi ngược lại
- Thể hiện sắc thái vui tươi nhí nhảnh của bài
hát:
- Hát lần 1 Đoạn 1 hát đối đáp theo 2 dẫy bàn,
đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng
- Lần 2 Đoạn 1 HS nữ hát lĩnh xướng, đoạn 2
cả lớp hát hoà giọng.
- HS nghe và
cảm nhận
- Luyện thanh
- HS tập hát
- HS hát theo
hướng dẫn
- HS thực hiện
4- Củng cố:
- GV chỉ huy cả lớp đứng tại chỗ trình bầy bài hát theo nhạc đệm của đàn.
5- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ.
- Nghiên cứu trước bài mới.
*******************************************
Giáo án Âm nhạc 8 năm học: 2020 -2021
8
Ngày giảng: 06/10/2020
Tiết 5:
ÔN TẬP BÀI HÁT: LÍ DĨA BÁNH BÒ.
NHẠC LÍ: GAM THỨ, GIỌNG THỨ.
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc bài hát: Lí dĩa bánh bò và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài
hát.
- HS biết được cấu tạo tính chất của gam thứ, giọng thứ.
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 2: Trở về Su- ri- en- tô.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ, bản nhạc bài TĐN.
2.Học sinh:
- Thanh phách, SGK, vở ghi
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Đan xen trong bài học
3. Bài mới
Giáo án Âm nhạc 8 năm học: 2020 -2021
9
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
- GV ghi bảng
- GV thực hiện
- GV chỉ định
GV cho điểm
- GV đàn
- GV ghi bảng
- GV thuyết
trình
- GV ghi bảng
- GV viết bảng
- GV Đàn
- GV phân tích
- GV đàn và
hướng dẫn.
1- Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò.
(DC Nam Bộ)
- Đệm đàn và lần lượt cho từng tổ trình bầy
bài hát một lần.
- Một vài HS trình bầy bài hát GV tiếp tục chỉ
ra những chỗ còn sai, hướng dẫn các em sửa
chữa.
- Cả lớp trình bầy bài hát hoàn chỉnh. nam , nữ
hát đối đáp.
2- Nhạc lí: Gam thứ, giọng thứ.
a- Gam thứ:
- Gam thứ là một hệ thống 7 bậc âm được sắp
xếp liền bậc theo công thức cung và nửa cung
như sau:
I II III IV V VI VII (I)
1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2c
Âm ổn định nhất trong gan là âm ở bậc 1 gọi
là chủ âm.
b- Giọng thứ:
Các bậc âm trong gam thứ được dùng để xây
dựng nên giai điệu 1 bài hát hay 1 bản nhạc
gọi là giọng thứ (Giọng thứ được gọi kèm với
âm chủ) VD: Giọng La thứ - Giọng Mi thứ -
Giọng Đô thứ vv..
3- Tập đọc nhạc: TĐN số 2
Trở về Su - ri - en - tô.
(Trích)
Bài hát I- ta- li- a.
- Đọc gam Am
- GV cùng HS phân tích bản nhạc.
+ Cao độ gồm cá nốt: La, si, đô, rê, mi, pha.
+ Trường độ: dùng nhịp 3/4, có nốt đen, móc
đơn, móc đơn chấm dôi, nốt trắng, lặng đen.
- HS ghi bài
- HS hát theo tổ
- HS Trình bầy
- HS thực hiện
- HS ghi bài
- HS nghe và
ghi bài
- HS Ghi bài
- HS ghi bài
- HS đọc gam
- HS phát biểu
xây dựng bài.
- HS Nghe và
thực hiện theo
hướng dẫn.
Giáo án Âm nhạc 8 năm học: 2020 -2021
10
- Đàn giai điệu toàn bộ bài TĐN cho HS nghe
- Đàn giai điệu từng câu 3=> 4 lần, yêu cầu hs
nghe và đọc nhẩm theo bằng tên nốt nhạc
- Đàn giai điệu từng câu và bắt nhịp cho HS
đọc nốt nhạc hoà với tiếng đàn.
- Đọc từng câu và ghép lại thành toàn bài theo
lối móc xích vừa đọc vừa gõ thanh phách theo
phách hoặc theo nhịp.
- Ghép lời ca theo giai điệu của bài TĐN.
4- Củng cố: Thế nào là gam thứ, giọng thứ?
5- HDVN: Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_8_tiet_1_den_5_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf