Dự thảo Hướng dẫn đánh giá giờ dạy giáo viên trung học

1. Mục đích

- Giúp cho các cấp quản lí giáo dục làm căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên;

- Giúp giáo viên trung học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ;

- Góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thông qua phân tích giờ dạy bằng các tiêu chí đánh giá giờ dạy giáo viên trung học.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự thảo Hướng dẫn đánh giá giờ dạy giáo viên trung học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự thảo Hướng dẫn đánh giá giờ dạy giáo viên trung học 1. Mục đích - Giúp cho các cấp quản lí giáo dục làm căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên; - Giúp giáo viên trung học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ; - Góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thông qua phân tích giờ dạy bằng các tiêu chí đánh giá giờ dạy giáo viên trung học. 2. Tiêu chí đánh giá giờ dạy giáo viên trung học a. Phiếu đánh giá giờ dạy PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY Họ và tên người dạy:.............................................................................................................. Môn: ............................Tên bài dạy:...................................................................................... Trường: ...................................................................................................Lớp:...................... Họ và tên người dự giờ: ..........................................................Chuyên môn: ....................... Đơn vị công tác: ................................................................................................................... Đánh giá giờ dạy theo các tiêu chí Các mặt đánh giá Tiêu chí đánh giá Mức độ (điểm) 1 2 3 4 5 Chuẩn bị giáo án, thiết bị dạy học (15đ) 1.1. Xác định rõ ràng, đầy đủ mục tiêu của bài học/giờ học về: kiến thức, kĩ năng và thái độ. 1.2. Chuẩn bị giáo án đầy đủ, thể hiện rõ các hoạt động của giáo viên và học sinh. 1.3. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện/thiết bị dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung giờ dạy và hình thức tổ chức học tập. Nội dung giờ dạy (20đ) 2.1. Đảm bảo tính chính xác, lôgic, khoa học, làm rõ được trọng tâm. 2.2. Đảm bảo được mức độ phân hóa, phù hợp với khả năng của học sinh. 2.3. Liên hệ nội dung bài học với thực tế, cập nhật kiến thức. 2.4. Tích hợp được các nội dung giáo dục (đạo đức, giá trị, kĩ năng sống,...) hoặc thiết kế nội dung bài học hướng đến liên môn. Phương pháp/kĩ thuật dạy học (25đ) 3.1. Lựa chọn được phương pháp/kĩ thuật dạy học phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh. 3.2. Biết sử dụng phương tiện/tài liệu dạy học hợp lý, hiệu quả. 3.3. Thu thập được thông tin phản hồi từ học sinh, để kịp thời điều chỉnh phương pháp/kĩ thuật dạy học. 3.4. Hướng dẫn và kích thích được khả năng tự học của học sinh. 3.5. Xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm trong giờ học, xây dựng được môi trường học tập thân thiện. Tổ chức các hoạt động học tập (25đ) 4.1. Học sinh được hướng dẫn và hiểu rõ nhiệm vụ, chủ động trong các hoạt động học tập. 4.2. Học sinh được tiếp cận các câu hỏi/bài tập có tính phân hóa, kích thích tư duy, tích cực hóa hoạt động học tập. 4.3. Học sinh được nhận xét đánh giá, chỉnh sửa kịp thời những sai sót về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi. 4.4. Học sinh được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong giờ học. 4.5. Đảm bảo thời gian tiết học, phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động. Kết quả giờ dạy (15đ) 5.1. Học sinh hiểu về kiến thức, có kỹ năng và có thái độ tích cực sau bài học/ giờ học. 5.2. Học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào tình huống cụ thể, biết liên hệ kiến thức đã học vào thực tế. 5.3. Học sinh tự tin, tích cực tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập. Cộng Điểm tổng cộng: /100 Đánh giá chung - Giáo viên dạy tự nhận xét về giờ dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. - Người dự giờ đánh giá về giờ dạy: Những thành công của giờ dạy (nội dung, phương pháp/kĩ thuật dạy học, tổ chức các hoạt động học tập,...): …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Nững hạn chế của tiết học cần rút kinh nghiệm (nội dung, phương pháp/kĩ thuật dạy học, tổ chức các hoạt động học tập,...). …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Xếp loại giờ dạy: .................................................................................................... ............................., ngày ..... tháng ......năm ............ Người đánh giá (kí và ghi họ tên) b. Hướng dẫn xếp loại giờ dạy - Có 20 tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh giá giờ dạy. Mỗi tiêu chí, khi đánh giá được chia làm 5 mức độ từ thấp đến cao: 1, 2, 3, 4, 5. Mỗi mức độ liền kề chênh nhau 1,0 điểm. Cụ thể là: + Mức độ 5: (5 điểm) mức độ này phải đạt đầy đủ các yêu cầu của tiêu chí và phải có đầy đủ minh chứng/bằng chứng để công nhận. + Mức độ 4: (4 điểm) mức độ này phải đạt cơ bản các yêu cầu của tiêu chí và có những minh chứng/bằng chứng cốt lõi để công nhận (Chọn lựa mức 4 khi có đủ bằng chứng vượt quá mức 3 nhưng chưa đủ để công nhận mức 5). + Mức độ 3: (3 điểm) mức độ này phải đạt ít nhất 50% các yêu cầu của tiêu chí và có minh chứng/bằng chứng rõ ràng để công nhận. + Mức độ 2: (2 điểm) mức độ này chỉ đạt một phần các yêu cầu của tiêu chí và có ít minh chứng/bằng chứng để công nhận (Chọn lựa mức 2 khi có đủ bằng chứng vượt quá mức 1 nhưng chưa đủ để công nhận mức 3). + Mức độ 1: (1 điểm-thấp nhất) mức độ này hoàn toàn chưa đạt hoặc đạt được rất hạn chế yêu cầu của tiêu chí và không có minh chứng để công nhận. - Xếp loại giờ dạy: + Loại giỏi: Điểm tổng cộng đạt 80 điểm trở lên và phải đảm bảo ít nhất 15 tiêu chí đạt ở mức độ 4 trở lên; + Loại khá: Điểm tổng cộng đạt từ 65 điểm trở lên và phải đảm bảo ít nhất 10 tiêu chí đạt ở mức độ 4 trở lên; + Loại trung bình: Điểm tổng cộng đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm; + Chưa đạt yêu cầu: cho các trường hợp còn lại. + Trường hợp giờ dạy có nhiều giáo viên đánh giá, điểm trung bình của giờ dạy có thể để điểm lẻ làm tròn đến 0,5đ. Khi xếp loại giờ dạy: Loại giỏi điểm tổng cộng đạt 80 điểm trở lên và phải đảm bảo ít nhất 75% tổng các tiêu chí đạt ở mức độ 4 trở lên; Loại khá điểm tổng cộng đạt từ 65 điểm trở lên và phải đảm bảo ít nhất 50% tổng các tiêu chí đạt ở mức độ 4 trở lên; Loại trung bình và chưa đạt yêu cầu cách xếp loại như trên. 3. Hướng dẫn đánh giá và tự đánh giá giờ dạy 3.1. Hướng dẫn đánh giá giờ dạy - Để đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên, người dự giờ phải quan sát, ghi chép kết hợp với đánh giá giáo án, trao đổi với giáo viên dạy và có thể kiểm tra ngắn đối với học sinh để tìm ra nguồn minh chứng cho từng tiêu chí đánh giá. Cách xác định mức độ đánh giá và tìm minh chứng cho các tiêu chí đánh giá giờ dạy (xem gợi ý cách tìm minh chứng ở mục 6). - Vị trí ngồi dự giờ, trước đây người dự giờ chủ yếu ngồi ở các bàn cuối. Người dự giờ ngồi ở các bàn cuối lớp đã làm hạn chế tầm quan sát, bao quát lớp học, quan sát các hoạt động của học sinh, người dự giờ thường tập trung chú ý vào quan sát, phân tích các hoạt động của giáo viên dạy. Hiện nay theo các chuyên gia, cần thay đổi vị trí ngồi dự giờ, người dự giờ có thể ngồi ở hai bên lớp, giúp cho tầm quan sát rộng hơn, đối tượng quan sát không chỉ là giáo viên mà cần tập trung vào học sinh, sự tham gia của học sinh trong các hoạt động học tập, khả năng nắm bắt nội dung bài học của học sinh thông qua cử chỉ, hành vi, thái độ, thông qua câu hỏi phát vấn,... - Đánh giá giờ dạy cần tính đến sự phù hợp với đặc điểm giáo dục ở địa phương, đặc điểm riêng của môn học, kiểu bài lên lớp và hình thức tổ chức dạy học. - Việc đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương và đối tượng học sinh. - Việc đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên phải dựa trên các thành tố cơ bản, cốt lõi của quá trình dạy học và được đánh giá trên 5 mặt: (1) chuẩn bị giáo án, chuẩn bị về phương tiện/thiết bị và học liệu; (2) nội dung bài học; (3) phương pháp, kĩ thuật dạy học; (4) tổ chức các hoạt động học tập; (5) đánh giá kết quả giờ dạy. Mỗi mặt đánh giá bao gồm các tiêu chí đánh giá và được quy định cụ thể ở Phiếu đánh giá giờ dạy. - Trong quá trình đánh giá nhận xét giờ dạy của đồng nghiệp cần thực hiện trên quan điểm "ngồi bên nhau": giờ dạy được coi là tình huống nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện, học hỏi. Cần chia sẻ khó khăn/thành công của đồng nghiệp, suy ngẫm về các tình huống, các hoạt động đã quan sát được, tìm hiểu nguyên nhân, các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động trong giờ học. 3.2. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại Đối chiếu giờ dạy của bản thân với các tiêu chí trong phiếu đánh giá giờ dạy, suy ngẫm các mức độ đánh giá trong phần gợi ý tìm minh chứng, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu đánh giá giờ dạy giáo. Ở từng tiêu chí, giáo viên chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được gợi ý ở mục 6 (Gợi ý minh chứng cho các mức độ đánh giá), ghi mức độ đạt được trong 5 mức (ghi dấu X vào cột mức độ, điểm). Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt đạt được theo từng tiêu chí, giáo viên tự xếp loại giờ dạy đạt được (theo hướng dẫn xếp loại giờ dạy). Cuối cùng giáo viên tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của mình, nêu hướng phát huy và khắc phục. 3.3. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại giờ dạy - Căn cứ vào kết quả tự nhận xét và đánh giá của giáo viên và nguồn minh chứng do giáo viên dạy và các giáo viên dự giờ cung cấp (Phiếu đánh giá giờ dạy), tập thể tổ/nhóm chuyên môn tham gia dự giờ, dưới sự điều khiển của tổ/nhóm trưởng tiến hành việc nhận xét đánh giá giờ dạy giáo viên kiểm tra các minh chứng, xác định điểm đạt được ở từng tiêu chí của giờ dạy, ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào phiếu đánh giá; đồng thời tổ chuyên môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên và góp ý, khuyến nghị giáo viên xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Điểm của giờ dạy được tính bằng điểm trung bình cộng của các thành viên tham gia dự giờ, xếp loại giờ dạy theo hướng dẫn xếp loại giờ dạy giáo viên (mục 4.2, b). 4. Gợi ý minh chứng cho các mức độ đánh giá Dưới đây là các gợi ý cụ thể để tìm minh chứng cho các mức độ đánh giá của mỗi tiêu chí: mức độ 5, mức độ 3 và mức độ 1. Các mức độ 2 và mức độ 4 của mỗi tiêu chí giáo viên chủ động xác định. Khi tìm minh chứng cho các mức độ đánh giá của mỗi tiêu chí giáo viên cần vận dụng sao cho phù hợp với đặc điểm giáo dục ở địa phương, đặc điểm riêng của môn học, kiểu bài lên lớp và hình thức tổ chức dạy học. Mặt đánh giá 1. Chuẩn bị giáo án, thiết bị dạy học 1.1. Xác định rõ ràng, đầy đủ mục tiêu của bài học/giờ học về: kiến thức, kĩ năng và thái độ Mức độ 5: Trình bày được mục tiêu bài học/giờ học theo chương trình giáo dục phổ thông, các mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ được thể hiện cụ thể, tường minh, phù hợp với đối tượng học sinh. Sử dụng các động từ có thể quan sát và đo lường được để viết các mục tiêu bài học. Mức độ 3: Trình bày được mục tiêu bài học/giờ học theo chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với đối tượng học sinh. Sử dụng các động từ có thể quan sát và đo lường được khi viết các mục tiêu bài học. Tuy nhiên, các mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ được thể hiện chưa cụ thể, tường minh. Mức độ 1: Trình bày mục tiêu bài học/giờ học không theo chương trình giáo dục phổ thông hoặc thiếu những mục tiêu quan trọng. Sử dụng các động từ không quan sát và đo lường được để viết các mục tiêu bài học. 1.2. Chuẩn bị giáo án đầy đủ, thể hiện rõ các hoạt động của giáo viên và học sinh Mức độ 5: Giáo án thể hiện nội dung: đầy đủ, chính xác, khoa học, lô gic, có sự phân hóa; tiến trình các hoạt động của giáo viên và học sinh rõ ràng, dự kiến sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung bài học, điều kiện của địa phương, dự kiến được thời gian cho các hoạt động. Mức độ 3: Giáo án thể hiện nội dung đầy đủ chính xác khoa học, lô gic, có sự phân hóa. Tuy nhiên, dự kiến lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thiết bị dạy học chưa thật phù hợp với nội dung dạy học hoặc điều kiện của địa phương; tiến trình các hoạt động của giáo viên và học sinh được thể hiện chưa rõ, chưa dự kiến được thời gian cho các hoạt động. Mức độ 1: Giáo án thể hiện nội dung sơ sài, chưa chính xác, thiếu lôgic; dự kiến lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chưa phù hợp; thiếu tiến trình các hoạt động của giáo viên và học sinh; chưa dự kiến được thời gian cho các hoạt động. 1.3. Chuẩn bị thiết bị /phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung giờ dạy và hình thức tổ chức học tập Mức độ 5: Chuẩn bị đầy đủ phương tiện/thiết bị dạy học (bao gồm cả thiết bị tự học, ứng dụng CNTT) và học liệu phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp/kĩ thuật dạy học. Khuyến khích việc cải tiến phương tiện dạy học hoặc sáng tạo những phương tiện dạy học mới. Mức độ 3: Có chuẩn bị phương tiện/ thiết bị dạy học (bao gồm cả thiết bị tự học) và học liệu phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp/kĩ thuật dạy học, song chưa đầy đủ hoặc chưa biết cải tiến phương tiện dạy học Mức độ 1: Không chuẩn bị phương tiện/ thiết bị dạy học, hoặc có nhưng cẩu thả, không phù hợp với nội dung bài học. Mặt đánh giá 2. Nội dung giờ dạy 2.1. Đảm bảo tính chính xác, khoa học, làm rõ được trọng tâm Mức độ 5: Đảm bảo tính chính xác về kiến thức: các khái niệm, thuật ngữ khoa học; các đơn vị kiến thức, kĩ năng được sắp xếp lôgic, xác định rõ kiến thức trọng tâm của giờ dạy. Đảm bảo được các mối quan hệ liên môn với nội dung của bài học (nếu có). Mức độ 3: Đảm bảo tính chính xác về kiến thức: các khái niệm, thuật ngữ khoa học; các đơn vị kiến thức, kĩ năng được sắp xếp lôgic. Tuy nhiên, chưa xác định được kiến thức trọng tâm của giờ dạy; chưa đảm bảo được các mối quan hệ liên môn với nội dung của bài học (nếu có). Mức độ 1: Các khái niệm, thuật ngữ khoa học có nội dung chưa chuẩn xác; chưa xác định được kiến thức trọng tâm, chưa đảm bảo được các mối quan hệ liên môn với nội dung bài học (nếu có). 2.2. Đảm bảo được mức độ phân hóa, phù hợp với khả năng của học sinh Mức độ 5: Đảm bảo mức độ phân hoá theo trình độ học sinh trong lớp học: nội dung kiến thức, kĩ năng chuẩn; nội dung kiến thức, kĩ năng phù hợp với khả năng của đối tượng học yếu; nội dung kiến thức, kĩ năng nâng cao dành cho đối tượng học khá, giỏi. Mức độ 3: Nội dung kiến thức, kĩ năng dành cho các đối tượng học sinh: học sinh yếu, học sinh khá giỏi trong lớp học được xác định chưa rõ ràng. Mức độ 1: Không có sự phân hóa các nội dung kiến thức, kĩ năng dành cho các đối tượng khác nhau trong lớp học. 2.3. Liên hệ nội dung bài học với thực tế, cập nhật kiến thức Mức độ 5: Nội dung kiến thức của bài học được cập nhật, đảm bảo tính hiện đại, thời sự và các ví dụ xuất phát từ thực tế cuộc sống. Khai thác được nội dung bài học để liên hệ, ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Mức độ 3: Nội dung kiến thức của bài học được cập nhật, tuy nhiên chưa đảm bảo được tính hiện đại, thời sự. Biết khai thác nội dung bài học liên hệ, ứng dụng trong thực tế cuộc sống, song các liên hệ chưa thật tiêu biểu. Mức độ 1: Nội dung kiến thức chưa được cập nhật, chưa biết liên hệ kiến thức của bài học với thực tế cuộc sống. 2.4. Tích hợp được các nội dung giáo dục (đạo đức, giá trị, kĩ năng sống,...) hoặc thiết kế nội dung bài học hướng đến liên môn Mức độ 5: Nội dung kiến thức được tích hợp với các vấn đề: giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục pháp luật, dân số, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống,...một cách hợp lý. Các ví dụ, câu chuyện, bài học đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, nuôi dưỡng hứng thú, tạo niềm tin,…có sức hấp dẫn học sinh. Nội dung của bài học có liên quan đến các môn học khác được giáo viên thiết kế và hướng dẫn học sinh học tập. Mức độ 3: Nội dung kiến thức được tích hợp với các vấn đề: giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục pháp luật, dân số, môi trường, kĩ năng sống,...song chưa thật tiêu biểu. Có lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức, giá trị, kỹ năng sống,… nhưng chưa thực sự hấp dẫn HS. Nội dung của bài học có tính liên môn với các môn học khác, nhưng giáo viên chưa chú ý đến việc thiết kế nội dung này. Mức độ 1: Nội dung kiến thức khô khan, thuần kiến thức môn học, không được lồng ghép các nội dung giáo dục. Chưa chú ý đến các nội dung dạy học có liên quan đến các môn học khác (nếu có). Mặt đánh giá 3. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 3.1. Lựa chọn được phương pháp/kĩ thuật dạy học phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh Mức độ 5: Lựa chọn được phương pháp/kĩ thuật dạy học hợp lí, tích cực, phù hợp với đặc trưng môn học, nội dung bài học, kiểu bài lên lớp và đối tượng học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Mức độ 3: Lựa chọn được phương pháp/kĩ thuật dạy học hợp lí, phù hợp với đặc trưng môn học, nội dung bài học, kiểu bài lên lớp. Tuy nhiên, các phương pháp kĩ thuật lựa chọn chưa phù hợp với mọi đối tượng học sinh, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Mức độ 1: Lựa chọn phương pháp/kỹ thuật dạy học không phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và kiểu bài lên lớp. Không phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. 3.2. Biết sử dụng phương tiện/tài liệu dạy học hợp lý, hiệu quả Mức độ 5: Thiết bị dạy học và tài liệu (kể cả thiết bị cải tiến và thiết bị dạy học tự làm, sách giáo khoa và các tài liệu khác) được giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả, sử dụng an toàn. Học sinh được tạo điều kiện thao tác trên thiết bị, tài liệu học tập và có tác động rõ rệt đến chất lượng giờ dạy. Mức độ 3: Thiết bị dạy học và tài liệu được giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng trong quá trình học tập. Tuy nhiên, chưa thật hiệu quả; mức độ thao tác của học sinh trên thiết bị dạy học và tài liệu học tập còn mang tính hình thức. Mức độ 1: Không sử dụng thiết bị, tài liệu dạy học, hoặc sử dụng chưa hợp lý, kém hiệu quả. Học sinh không được thao tác trên các thiết bị, tài liệu dạy học. 3.3. Thu thập được thông tin phản hồi từ học sinh, để kịp thời điều chỉnh phương pháp/kĩ thuật dạy học Mức độ 5: Biết sử dụng các phương pháp và hình thức để thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh (thông qua cử chỉ, hành vi, nét mặt, thái độ, qua vở ghi bài, câu hỏi phát vấn,…) để từ đó kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học làm tăng hiệu quả của giờ dạy. Mức độ 3: Giáo viên có sử dụng các phương pháp, hình thức để thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh (thông qua nét mặt, thái độ, qua vở ghi bài, câu hỏi phát vấn,…). Tuy nhiên, việc điều chỉnh phương pháp dạy học chưa kịp thời, còn mang tính hình thức. Mức độ 1: Chưa biết thu thập thông tin phản hồi về mức độ nhận thức của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học kịp thời. 3.4. Hướng dẫn và kích thích khả năng tự học của học sinh Mức độ 5: Trong quá trình học tập học sinh được hướng dẫn tự học, được hỗ trợ để tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức, được tạo cơ hội để tự kiến tạo tri thức trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm riêng của mình mang lại hiệu quả cho tiết học. Mức độ 3: Trong quá trình học tập học sinh được hướng dẫn tự học, hướng dẫn để tự kiến tạo tri thức trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm riêng của mình, song chưa hiệu quả và còn mang tính hình thức. Mức độ 1: Học sinh chưa được hướng dẫn tự học, các kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm riêng của học sinh chưa được phát huy. 3.5. Xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm trong giờ học, xây dựng được môi trường học tập thân thiện Mức độ 5: Xây dựng được môi trường học tập thân thiện, hợp tác, thuận lợi, an toàn, lôi cuốn được mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập và thi đua lành mạnh. Tôn trọng các ý kiến của học sinh. Xử lí các tình huống trong giờ học hợp lí, đảm bảo tính sư phạm. Mức độ 3: Xây dựng được môi trường học tập hợp tác, thân thiện thuận lợi cho học sinh hoạt động. Tuy nhiên, chưa lôi cuốn được toàn bộ học sinh tham gia vào các hoạt động học tập và thi đua. Biết xử lí các tình huống trong giờ học nhưng tính sư phạm chưa rõ. Mức độ 1: Chưa chú ý xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, thuận lợi cho các hoạt động của học sinh. Xử lí các tình huống trong giờ học không hợp lí, thiếu tính sư phạm. Mặt đánh giá 4. Tổ chức các hoạt động học tập 4.1. Học sinh được hướng dẫn và hiểu rõ nhiệm vụ, chủ động trong các hoạt động học tập Mức độ 5: Học sinh được giao nhiệm vụ cụ thể: trước và trong giờ học; được hướng dẫn rõ ràng, hầu hết học sinh hiểu và chủ động thực hiện được các nhiệm vụ giáo viên giao. Mức độ 3: Học sinh được giao nhiệm vụ cụ thể: trước và trong giờ học. Song hướng dẫn của giáo viên chưa tường minh, học sinh còn khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao. Mức độ 1: Học sinh không được giao nhiệm vụ: trước và trong giờ học. Hầu hết học sinh học tập thụ động. 4.2. Học sinh được tiếp cận các câu hỏi/bài tập có tính phân hóa, kích thích tư duy, tích cực hóa hoạt động học tập Mức độ 5: Giáo viên đưa ra được các câu hỏi/bài tập có tính phân hóa phù hợp cho các nhóm học sinh (khá giỏi, trung bình, yếu). Câu hỏi/bài tập kích thích tư duy của học sinh, khích lệ học sinh suy nghĩ, tranh luận, vận dụng xử lý các vấn đề của thực tế. Mức độ 3: Giáo viên đưa ra được các câu hỏi/bài tập khác nhau, ở góc độ nào đó là thích hợp cho các đối tượng học sinh, nhưng tính phân hóa chưa rõ, chưa kích thích được tư duy của học sinh. Mức độ 1: Các câu hỏi/bài tập giáo viên đưa ra chỉ đơn thuần là ghi nhớ, học thuộc, không kích thích tư duy của học sinh, không có tính phân hóa. 4.3. Học sinh được nhận xét đánh giá, chỉnh sửa kịp thời những sai sót về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi Mức độ 5: Trong quá trình học tập học sinh được uốn nắn kịp thời những sai sót lệch lạc về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi theo hướng tích cực: học sinh cảm nhận không bị áp đặt, được tôn trọng, học sinh cảm thấy mình có giá trị. Mức độ 3: Trong quá trình học tập học sinh được uốn nắn những sai sót lệch lạc về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi. Tuy nhiên việc uốn nắn của giáo viên đối với một số học sinh còn mang tính hình thức, áp đặt. Mức độ 1: Trong quá trình học tập học sinh chưa được uốn nắn những sai sót lệch lạc về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi. 4.4. Học sinh được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong giờ học Mức độ 5: Trong quá trình học tập đa số học sinh được tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau, học sinh cảm thấy mình có giá trị tự tin học tập. Mức độ 3: Trong quá trình học tập học sinh được tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau, song chưa có hiệu quả và chỉ tập trung vào một số học sinh. Mức độ 1: Trong quá trình học tập học sinh chưa được tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau. 4.5. Đảm bảo thời gian tiết học, phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động Mức độ 5: Đảm bảo thời gian tiết học và phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động. Luôn chủ động, sử dụng thời gian cho từng hoạt động thực sự hợp lý, hiệu quả. Giáo viên dành nhiều thời gian cho hoạt động học của học sinh. Mức độ 3: Đảm bảo thời gian tiết học. Tuy nhiên, thời gian phân bố cho các hoạt động chưa thật hợp lí, sử dụng thời gian phân bố cho từng hoạt động chưa hiệu quả. Học sinh chưa được dành nhiều thời gian để hoạt động. Mức độ 1: Không đảm bảo thời gian tiết học. Việc phân bố thời gian cho các hoạt động không hợp lí, sử dụng thời gian phân bố kém hiệu quả. Trong giờ dạy các hoạt động của giáo viên chiếm nhiều thời gian nhất. Mặt đánh giá 5. Kết quả giờ dạy 5.1. Học sinh hiểu về kiến thức, có kỹ năng và có thái độ tích cực sau bài học/ giờ học Mức độ 5: Hầu hết học sinh trong lớp đều thể hiện được khả năng hiểu và làm chủ được các kiến thức, hình thành được kĩ năng do bài học xây dựng, có thái độ tích cực; có khả năng trình bày được kết quả học tập một cách tự tin. Mức độ 3: Đa số học sinh trong lớp đạt được yêu cầu về kiến thức, hình thành được kỹ năng và thái độ ở mức độ trung bình. Vẫn còn một số học sinh chưa đạt được mục tiêu đặt ra về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Mức độ 1: Đa số học sinh trong lớp không đạt được mục tiêu bài học đã đặt ra về kiến thức, kĩ năng và thái độ. 5.2. Học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào tình huống cụ thể, biết liên hệ kiến thức dã học vào thực tế Mức độ 5: Hầu hết học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào xử lý các bài tập/câu hỏi/ tình huống giáo viên đưa ra một cách thành thạo và lấy được các ví dụ liên hệ thực tế. Nhận ra được một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến nội dung học tập. Mức độ 3: Ít nhất có khoảng 50% học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào xử lý các bài tập/ câu hỏi/ tình huống giáo viên đưa ra. Vẫn còn một bộ phận đáng kể học sinh cảm thấy khó khăn hoặc chưa biết liên hệ thực tế. Mức độ 1: Đa số học sinh chưa biết vận dụng kiến thức vào xử lý các bài tập/ câu hỏi/ tình huống giáo viên đưa ra và hầu hết học sinh không biết liên hệ thực tế. 5.3. Học sinh tự tin, tích cực tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập Mức độ 5: Hầu hết học sinh đều thể hiện hứng thú, sự

File đính kèm:

  • docDự thảo Hướng dẫn đánh giá giờ dạy giáo viên trung học.doc
Giáo án liên quan