Câu 1: Các nguyên tử trong một miếng sắt có tính chất nào sau đây ?
A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra B. Đứng rất gần nhau
C. Khi nhiệt độ giảm thì co lại D. Đứng xa nhau.
Câu 2: Nước biển mặn vì sao ?
A. Các phân tử nước biển có vị mặn
B. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
C. Các phân tử nước và phân tử muối liên kết với nhau.
D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Câu 3: Biết khối lượng riêng của hơi nước bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Hỏi câu nào sau đây so sánh các phân tử nước trong hơi nước và các phân tử nước trong nước là đúng ?
A. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.
B. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.
C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tử trong nước.
D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước nhỏ hơn.
5 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 8 - Đề 01 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNGTHCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8
Thời gian làm bài: 60 phút;
(40 câu trắc nghiệm) ĐỀ 01
Chọn đáp án đúng.
Câu 1: Các nguyên tử trong một miếng sắt có tính chất nào sau đây ?
A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra B. Đứng rất gần nhau
C. Khi nhiệt độ giảm thì co lại D. Đứng xa nhau.
Câu 2: Nước biển mặn vì sao ?
A. Các phân tử nước biển có vị mặn
B. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
C. Các phân tử nước và phân tử muối liên kết với nhau.
D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Câu 3: Biết khối lượng riêng của hơi nước bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Hỏi câu nào sau đây so sánh các phân tử nước trong hơi nước và các phân tử nước trong nước là đúng ?
A. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.
B. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.
C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tử trong nước.
D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước nhỏ hơn.
Câu 4: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A. Nhiệt độ của vật.
B. Trọng lượng của vật.
C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
D. Khối lượng của vật.
Câu 5: Trong các câu phát biểu về cơ năng sau câu phát biểu nào sai ?
A. Động năng của vật có thể bằng không.
B. Lò xo bị nén có thế năng hấp dẫn.
C. Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.
D. Đơn vị của cơ năng là Jun.
Câu 6: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là gọi là :
A. Chuyển động thẳng đều. B. Chuyển động cong.
C. Chuyển động tròn. D. Chuyển động nhiệt
Câu 7: Ở trong hầm rượu, các chai rượu cất giữ lâu ngày đều được để nghiêng sao cho rượu ngập nút chai. Họ làm thế để nhằm mục đích gì?
A. Rượu không bị mất mùi do sự khuếch tán ra ngoài qua nút chai.
B. Xếp nghiêng sẽ xếp được nhiều chai hơn.
C. Xếp nghiêng thì chai sẽ khó bị vỡ hơn,
D. Vì trong nút chai có một chất đặc biệt. Để lâu ngày thấm vào rượu thì rượu sẽ uống ngon hơn.
Câu 8: Một người đi bộ trong 1 giờ 30 phút, người đó bước đi 750 bước, mỗi bước cần 1 công 45J. Công suất của người đi bộ có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 4,5 W B. 5,5 W C. 5,6 W D. 6,5 W
Câu 9: Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp ?
A. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.
B. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nhau nên săm bị xẹp.
C. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn hồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp.
D. Vì lúc bơm, không khí vào săm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm bị xẹp
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao
B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn
C. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn
D. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn của nó càng lớn.
Câu 11: Một máy bơm lớn dùng để bơm nước trong một ao, một giờ nó bơm được 1000m3nước lên cao 2m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10N/dm3. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Công suất của máy bơm là:
A. 5200,2W B. 5kW C. 5555,6W D. 5650W
Câu 12: Vật nào sau đây có cả thế năng và động năng
A. Một hòn sỏi đang rơi tự do
B. Một quả bóng đang lăn trên sân
C. Xe đạp đang chuyển đông trên đường nằm ngang
D. Viên bi đang lăn trên mặt phẳng ngang không có ma sát
Câu 13: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về cơ năng
A. Cơ năng của một vật do chuyển động của các phân tử tạo nên vật sinh ra
B. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
C. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
D. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
Câu 14: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng hấp dẫn?
A. Lò xo bị ép ngay trên mặt đất.
B. Vật nặng đang rơi từ cao xuống.
C. Máy bay đang bay.
D. Lo xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
Câu 15: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng hấp dẫn?
A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay
B. Một máy bay đang bay trên cao
C. Một ô tô đang chuyển động trên đường
D. Một ô tô đang đỗ trong bến xe
Câu 16: Đối với không khí trong một lớp học thì khi nhiệt độ tăng
A. thể tích không khí trong phòng tăng.
B. kích thước các phân tử không khí tăng.
C. vận tốc các phân tử chất khí tăng.
D. khối lượng không khí trong phòng tăng.
Câu 17: Một máy cơ trong 1h sản sinh ra một công là 330kJ, vậy công suất của máy cơ đó là:
A. P = 97,5W B. P = 91,7W C. P = 90,2W D. P = 92,5W
Câu 18: Một máy cơ có công suất P = 160W, máy đã sinh ra công A= 720kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt động là:
A. 1 giờ 5 phút B. 1 giờ 15 phút C. 1 giờ 10 phút D. 1 giờ
Câu 19: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây ?
A. Giữa chúng có khoảng cách.
B. Chuyển động không ngừng.
C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
Câu 20: Đơn vị của cơ năng là:
A. Paxcan ( Pa) B. m/s C. N D. J
Câu 21: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích
A. bằng 100cm3. B. lớn hơn 100cm3.
C. nhỏ hơn 100cm3. D. có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.
Câu 22: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào:
A. khối lượng của vật B. khối lượng riêng của chất làm vật
C. Độ biến dạng đàn hồi D. Vận tốc của vật
Câu 23: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cái cung ? Đó là dạng năng lượng nào ?
A. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là Thế năng đàn hồi
B. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn
C. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn
D. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là Thế năng đàn hồi
Câu 24: Đơn vị của công suất là:
A. Kilôoát (kW) B. Jun trên giấy (J/s)
C. Oát (W) D. Cả ba đơn vị trên
Câu 25: Biểu thức tính công suất là:
A. B. A = P/t C. P = A.t D.
Câu 26: Công suất là gì?
A. Công thực hiện trong một giờ
B. Công thực hiện trong một ngày
C. Công thực hiện trong một giây
D. Công thực hiện trong một đơn vị thời gian
Câu 27: Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn?
A. Khi thể tích của các chất lỏng lớn.
B. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn.
C. Khi nhiệt độ tăng.
D. Khi nhiệt độ giảm.
Câu 28: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất:
A. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây
C. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét
D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Câu 29: Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
A. nhiệt độ chất lỏng. B. khối lượng chất lỏng.
C. trọng lượng chất lỏng. D. thể tích chất lỏng
Câu 30: Tính chất nào sau đây không phải của phân tử chất khí ?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng thấp.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.
D. Chuyển động không hỗn độn.
Câu 31: Làm thế nào để biết ai làm việc khỏe hơn ai?
A. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn
B. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn
C. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn
D. Các phương án trên đều không đúng
Câu 32: Hiện tượng đường tan trong nước là:
A. hiện tượng dẫn nhiệt. B. hiện tượng đối lưu.
C. hiện tượng khuếch tán D. hiện tượng bức xạ.
Câu 33: Người ta cần một động cơ sinh ra một công 360kJ trong 1 giờ 20 phút. Động cơ người ta cần lựa chọn có suất:
A. P = 360W B. P = 80W C. P = 400W D. P = 75 W
Câu 34: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ-rao là chuyển động gì?
A. Chuyển động đều. B. Chuyển động định hướng.
C. Chuyển động tròn. D. Chuyển động hỗn độn.
Câu 35: Đập nước được ngăn ở trên cao, cơ năng của đập nước ở dạng nào là đúng trong các dạng nêu sau:
A. Thế năng hấp dẫn B. Động năng
C. Cả thế năng và cả động năng. D. Thế năng đàn hồi
Câu 36: Một người kéo đều một vật từ giêng sâu 8 m trong 30 giây . Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Công và công suất của người kéo có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 22,8J và 675 W B. 100J và 33 W C. 1440J và 48W D. 260J và 8,6 W
Câu 37: Đổ đầy nước vào một bình cầu bằng bạc rồi hàn thật kín. Lấy búa nện mạnh thì thấy bên ngoài thành bình có nước, mà bình vẫn nguyên vẹn.
A. Bình đã bị nứt, nhưng rất nhỏ nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
B. Giữa các phân tử bạc có khoảng cách nên các phân tử nước có thể chui qua.
C. Do nhiệt độ của nước bên trong bình giảm đi, vì thế làm ngưng tụ nước ở bên ngoài thành bình.
D. Khi va đập với búa, bình bị nóng lên. Do đó làm nước trong bình bay hơi và đọng lại ở ngoài bình.
Câu 38: Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng?
A. Máy bay đang bay. B. Viên đạn đang bay đến mục tiêu.
C. Hòn bi lăn trên sàn nhà. D. Hòn bi nằm yên trên sàn nhà.
Câu 39: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 45km/h. Biết lực cản của không khí và ma sát tác dụng lên ô tô là 200N. Công suất của động cơ ô tô lúc này là:
A. P = 5kW B. P = 4,5kW C. P = 2,5kW D. P = 2kW
Câu 40: Động năng của phụ thuộc vào?
A. khối lượng và vận tốc của vật. B. Vận tốc của vật
C. khối lượng của vật D. khối lượng và chất làm vật.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- de_thi_trac_nghiem_mon_vat_ly_lop_8_de_01_truong_thcs_sai_do.doc