Câu 1 (4,0 điểm)
Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 2 (6,0 điểm)
“Ở Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh hồ này. Biển hồ thứ hai là Galilê - biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ Galilê lúc nào cũng trong xanh, mát ngọt. Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Biển Chết đón nhận nguồn nước và giữ lại cho riêng mình mà không chịu chia sẻ nên nước trong biển trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ đó nước trong biển hồ này luôn trong sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người”.
(Phỏng theo bộ sách Quà tặng cuộc sống - NXB Trẻ, 2002)
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để nêu rõ những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện trên.
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã lớp 9 năm học 2010- 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ LỚP 9
NĂM HỌC 2010- 2011
Chữ kí giám thị 1
……………...
Chữ kí giám thị 2
……………..
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi: 12/01/2011
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi này có 01 trang)
Câu 1 (4,0 điểm)
Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 2 (6,0 điểm)
“Ở Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh hồ này. Biển hồ thứ hai là Galilê - biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ Galilê lúc nào cũng trong xanh, mát ngọt. Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Biển Chết đón nhận nguồn nước và giữ lại cho riêng mình mà không chịu chia sẻ nên nước trong biển trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ đó nước trong biển hồ này luôn trong sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người”.
(Phỏng theo bộ sách Quà tặng cuộc sống - NXB Trẻ, 2002)
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để nêu rõ những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 3 (10 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a- kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi
Mẹ thương a- kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
(Khóc h¸t ru nh÷ng em bÐ lín trªn lng mÑ
– Nguyễn Khoa Điềm – Ngữ văn 9, Tập 1- NXBGD - trang 152-153 ).
----------- Hết -----------
Họ tên thí sinh: ………………………….. SBD: ………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
CẤP THỊ XÃ LỚP 9 NĂM HỌC 2010- 2011
MÔN NGỮ VĂN
I/ Yêu cầu chung:
- Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý; giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá, cho điểm. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có sức thuyết phục “có giọng điệu riêng” song hợp lý.
- Không làm tròn điểm ở từng câu cũng như điểm toàn bài. Điểm của bài thi là tổng điểm của tất cả các câu hỏi 1,2 và 3. Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,5 điểm.
II/ Yêu cầu cụ thể
Câu 1 : (4,0 điểm)
Phần
Một số gợi ý chính
Biểu điểm
Hình thức
- Tinh tế trong cảm nhận, phân tích hiệu quả thẩm mỹ
- Hành văn trong sáng mạch lạc, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi câu, từ, chính tả.
1.0
Nội dung
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Nhân hoá
1.0
Phân tích: Trong khổ thơ cây tre được nhân hóa có những hành động cử chỉ, tình cảm của con người. Dùng hình ảnh : thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu… vừa miêu tả rất sinh động cành tre, cây tre quấn quýt trong gió bão, vừa gợi hình ảnh con người gắn bó, che chở, kiên cường.
2.0
Câu 2: (6,0 điểm)
1. §¸p ¸n:
Phần
Một số gợi ý chính
Biểu điểm
Hình thức
- Trình bày đúng yêu cầu của đoạn văn. Đảm bảo số câu theo quy định (khoảng 10 câu).
- Bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ, diễn đạt ý mạch lạc, có cảm xúc
- Hành văn trong sáng, không mắc lỗi câu, từ, chính tả.
2.0
Nội dung
Nêu được những suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện: Đó là cách sống cũng như những hành vi ứng xử của con người với con người: sự chia sẻ, vấn đề cho và nhận.
Trong cuộc đời, người ta phải biết biến những thứ có trong tay mình thành những thứ hữu ích cho chính bản thân, biết sẻ chia, đồng thời cũng mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người xung quanh. Nếu chỉ biết giữ và nhận thì sự sống ấy sẽ nghèo nàn và vô nghĩa biết bao.
2.0
2.0
2. Biểu điểm:
-Điểm 6: Bài làm đáp ứng được đủ các yêu cầu trên. Tỏ ra sắc sảo, có ý kiến riêng trong cảm nhận.
- Điểm 4: Bài làm đạt được 2/3 các yêu cầu trên, tỏ ra tương đối sắc sảo trong cảm nhận. Diễn đạt không sai lạc ý.
- Điểm 2: Xác định được yêu cầu tuy nhiên còn lúng túng trong lập luận, còn mắc những sai phạm thuộc về kĩ năng diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề bài.
Câu 3: (10 điểm)
1. Đáp án
1.1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh viết đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, biết bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân.
- Bố cục rõ ràng, hoàn chỉnh ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Bài viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát, trong sáng, câu văn đúng ngữ pháp, không mắc lỗi về dùng từ, chính tả. Trình bày sạch, đẹp, khoa học.
1.2. Yêu cầu về kiến thức:
Phần
Một số gợi ý chính
Biểu điểm
Mở bài
Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (nêu rõ vị trí của đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc), tác giả Nguyễn Khoa Điềm
1.0
Thân bài
Học sinh trình bày được những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân qua việc nhận ra những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ. Đây là khúc mở đầu, có lời hát ru của tác giả và có lời ru trực tiếp của người mẹ.
+ Phân tích được những hình ảnh, ngôn từ giàu tính hình tượng và gợi cảm giác, cảm xúc rất chân thực:" nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng, mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi, vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối…tim hát thành lời…
+ Phân tích đánh giá được tình cảm, khát vọng gửi gắm qua lời ru và việc làm thiết thực của người mẹ: Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội… con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần, mai sau con lớn vung chày lún sân… Từ đó thấy tình thương con của người mẹ gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khổ.
+ Bộc lộ chân thành thái độ tình cảm của bản thân về hình tượng người mẹ trong bài thơ và tư tưởng, tình cảm cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả.
+ Tích hợp: Hình tượng người mẹ trong văn thơ, nhất là thơ kháng chiến.
2.0
3.0
2.0
1.0
KB
Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
1.0
2. Biểu điểm
- Điểm 9-10: Đạt tất cả các yêu cầu trên một cách xuất sắc, cảm xúc sâu sắc và chân thành, trong sáng.
- Điểm 7.5 - 8.5: Đạt các yêu cầu trên, cảm xúc chân thành, mắc 1-2 lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 6.5 - 7.0: Đạt hầu hết các yêu cầu trên, còn thiếu một vài ý nhỏ, cảm xúc chưa thật sâu sắc, mắc 3-4 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 5.0 – 60.: Đạt cơ bản những yêu cầu trên nhưng cảm xúc còn gượng ép, mắc 5-6 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt.
- Điểm 3.5 – 4.5: Bài viết sơ sài, cảm xúc còn hạn chế. Mắc nhiều lỗi về chính tả, câu, từ, diễn đạt.
- Điểm 1.5 – 3.0: Chỉ viết được vài ý.
- Điểm 0: Học sinh không làm được gì hoặc viết một vài câu không liên quan tới đề bài.
File đính kèm:
- de dap an HSG Van 9 Uong Bi.doc