- Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm là kết quả lao động của cán bộ, giáo viên, có tác dụng thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học trong giáo dục và nâng cao hiệu quả công tác quản lí, giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Khuyến khích việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn.
15 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Triển khai cấu trúc , sáng kiến kinh nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIỂN KHAI CẤU TRÚC ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SKKN: - Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm là kết quả lao động của cán bộ, giáo viên, có tác dụng thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học trong giáo dục và nâng cao hiệu quả công tác quản lí, giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Khuyến khích việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn. B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: I. Nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 1. Quy định chung: Nội dung đề tài, sáng kiến kinh nghiệm cần tập trung vào một số lĩnh vực như: - Đổi mới hoạt động quản lí giáo dục. - Đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục đạo đức HS. - Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ nhà giáo. - Thực hiện xã hội hóa giáo dục. - Thực hiện đổi mới nội dung chương trình và sách giáo khoa…Cụ thể như sau: - Về công tác quản lí, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường. - Về hoạt động, tổ chức bồi dưỡng năng lực cuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ nhà giáo; triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. - Tổ chức lớp học 2 buổi/ngày. - Về công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoàn thể. - Về đổi mới nội dung phương pháp tổ chức, cách thức quản lí các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. - Về cải tiến nội dung bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. - Về việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung. - Về việc ứng dụng tiến bộ khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng trong mọi lĩnh vực ở đơn vị. - Về tổ chức hoạt động các phòng bộ môn, thực hành, thiết bị, thư viện… 2. Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm: Cấu trúc chung: I. Đặt vấn đề: II. Nội dung: 1. Thực trạng của vấn đề: 2. Nội dung đề tài, các biện pháp chính: 3. Kết quả đạt được, k/nghiệm rút ra, s/phẩm của đ/tài: 4. Phương pháp thực hiện SKKN: 5. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả SKKN: III. Kết luận: 1. Kết quả của việc ứng dụng (nếu có): 2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu: 3. Những kiến nghị, đề xuất (nếu có): Cụ thể: 2.1. Đặt vần đề: - Nêu rõ sự cần thiết tiến hành đề tài: + Nhằm giải quyết vần đề gì? + Xuất phát từ yêu cầu thực tế giáo dục nào? + Vấn đề được giải quyết có phải là vấn đề cần thiết của ngành không? - Sơ lược, tổng quan thông tin về những vấn đề được nghiên cứu. - Khẳng định tính mới của vấn đề trong điều kiện thực tế của ngành, của đơn vị… 2.2. Nội dung đề tài: - Nêu thực trạng của vấn đề. + Giới thiệu thực trạng. + Nguyên nhân: khách quan, chủ quan của thực trạng. + Tác dụng, tác hại của thực trạng. + Từ đó, đề xuất biện pháp giải quyết: phát huy, khắc phục. + Việc giải quyết thực trạng sẽ đem đến kết quả gì? - Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính (Biện pháp thực hiện ở đây được hiểu là các hoạt động thực hiện đề tài như: thu thập thông tin, điều tra, khảo sát, thử nghiệm thực tế, hội thảo…) - Kết quả đạt được, sản phẩm chính của đề tài, kinh nghiệm rút ra (Bài học kinh nghiệm): Cần trình bày hết sức cụ thể, đầy đủ, kết quả phải chứng minh được tính xác thực của nội dung đề tài thuyết phục. - Thuyết minh PP thực hiện để đạt những kết quả trên: Gợi ý một số phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu khoa học và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. + Phương pháp thu thập thông tin. + Phương pháp chuyên gia. + Phương pháp thử nghiệm thực tế. + Phương pháp hội thảo… - Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Kết luận: - Kết quả của việc ứng dung đề tài (nếu có). - Những kết luận trong quá trình nghiên cứu. - Những kiến nghị, đề xuất (nếu có). II. Đánh giá, xếp loại, bảo lưu sáng kiến kinh nghiệm: 1. Về nội dung: (Đạt tối đa 90 điểm) 1.1. Tính mới: (20 điểm) - Vấn đề chưa có đề tài nào trước đó nghiên cứu. - Đề xuất, luận điểm, phát hiện mới. 1.2. Tính hiệu quả: (25 điểm) - Đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác giáo dục. - Tiết kiệm thời gian, sức lực, vật chất…nhưng đem lại hiệu quả cao. 1.3. Tính khoa học: (25 điểm) - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, luận cứ khoa học xác thực. - Kết quả đạt được đúng với mọi điều kiện, phù hợp quy luật (không phải kết quả ngẫu nhiên). 1.4. Tính ứng dụng thực tiễn: (20 điểm) - Có khả năng ứng dụng thực tiễn (Dễ hiểu, dễ ứng dụng một cách đại trà). - Được đồng nghiệp vận dụng vào công việc của mình đạt hiệu quả. 2. Về hinh thức: (10 điểm, 5 điểm cho mỗi mục) - Đúng cấu trúc đã hướng dẫn, từ ngữ, ngữ pháp chính xác, kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ. - Đề tài được đánh máy vi tính, cỡ chữ 14, font chữ Times New Roman, dòng cách dòng 1.5, trang trí khoa học, đóng bìa đẹp (nên in màu), trang bìa theo trinh tự quy định: phòng GD&ĐT, trường, tổ, phân môn, tên đề tài, năm học, số điện thoại cơ quan, cá nhân. 3. Xếp loại: - Loại A: Từ 85 đến 100 điểm. - Loại B: Từ 65 đến 84 điểm. - Loại C: Từ 50 đến 65 điểm. - Không xếp loại: Dưới 50 điểm. 4. Chế độ bảo lưu: - Đạt loại A cấp sở: có giá trị 3 năm học, kể cả năm học thực hiện. Đạt loại B cấp sở: có giá trị 2 năm học, kể cả năm học thực hiện. C. MỘT SỐ LƯU Ý: - Chuẩn bị phần trình bày, bảo vệ sáng kiến kinh nghiệm của mình: hình thức tự luận và trinh chiếu (nên trình chiếu). - Đề cao tính trung thực trong nghiên cứu đề tài và sáng kiến kinh nghiệm. - Nếu có vận dụng một số luận điểm khoa học của những công trình nghiên cứu trước cần phải chú giải rõ ràng. - Sáng kiến kinh nghiệm cần có trang mục lục (đặt trước) và tài liệu tham khảo, nếu có (đặt sau). - Cần có trang dành cho phần chấm xét của các hội đồng chấm xét.
File đính kèm:
- TRIEN KHAI CAU TRUC SKKN.ppt