Đề tài Thiết kế một giờ dạy Toán 6 theo kiểu nêu vấn đề

Chương trình sách giáo khoa THCS thay đổi lớp 6 à lớp đầu cấp, và bắt đầu điều chỉnh từ năm học 2002 - 2003.

Trong đó có chương trình toán 6, nội dung chương trình sách giáo khoa thay đổi không kéo theo, đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó.

Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tập trung vào việc rèn luyện khả năng tự rèn luyện của học sinh, tự học và giải quyết vấn đề hoàn thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cự độc lập và sáng tạo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế một giờ dạy Toán 6 theo kiểu nêu vấn đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THiết kế một giờ toán lớp 6 THeo kiểu nêu vấn đề A: Đặt vấn đề Chương trình sách giáo khoa THCS thay đổi lớp 6 à lớp đầu cấp, và bắt đầu điều chỉnh từ năm học 2002 - 2003. Trong đó có chương trình toán 6, nội dung chương trình sách giáo khoa thay đổi không kéo theo, đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tập trung vào việc rèn luyện khả năng tự rèn luyện của học sinh, tự học và giải quyết vấn đề hoàn thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cự độc lập và sáng tạo. Một trong những phương pháp này giáo viên phải biết tự mình thiết kế một giờ học nói chung, bộ môn toán 6 nói riêng. Vậy luôn giải quyết và làm thế nào để thiết kế tốt một giời dạy toán 6 theo hướng nêu vấn đề. Nhằm thể hiện nó trong quá trình lên lớp, với kinh nghiệm phần nào của bản thân trong giảng dạy xin được trình bầy sau: B: Nội dung một tiết thiết kế cần đạt được . 1) Phần kiểm tra bài cũ. Phải đạt được hai yêu cầu sau: + Kiểm tra việc học và làm bài ở nhà (Có cả phần lý thuyến và việc vận dụng nó vào làm một bài tập nhỏ). + Từ đó giáo viên đặt vấn đề để vào bài giảng tiết cần dạy. Ví dụ: Phần số học từ việc kiểm tra bài cũ: Tìm ƯS của các số: Ư (8) = [ 1 ; 2 ; 4; 8] Ư(6) = [ 1 ; 2 ; 3; 6] Để đặt vấn đề vào bài "ƯC của hai hay nhiều số " Phần hình học: B M A A M B Từ việc kiểm tra bài cũ, điểm nằm giữa A và B Để đặt vấn đề vào bài. "Trung điểm của đoạn thẳng" 2) Phần nội dung bài giảng. Trên cơ sở của phần kiểm tra bài cũ, giáo viên cần dựa vào đó để nêu vấn đề vào phần trọng tâm của bài. Ví dụ: ở phần số học. Giáo viên nêu câu hỏi: Trong các ước số của (8) và (6) có những số chung - Những số đó người ta gọi là ước số của chúng - Vậy để các em hiểu được đây chính là phần trọng tâm của bài. ở phần hình học, giáo viên nêu câu hỏi: Có bao điểm nằm giữa hai điểm A và B... Trong rất nhiều điểm nằm giữa hai điểm A và B. Có một điểm đặc biệt... điểm đặc biệt đó là gì ? Đây là nội dung của bài học hôm nay. 3) Giải quyết vấn đề trong mỗi phần của nội dung bài giảng. a) Bước 1: Nêu câu hỏi tác động đến các đối tượng học sinh đó là loại câu hỏi nhận xét. Ví dụ: (Em có nhận xét gì về tập hợp các ước số giữa 8 và 6). Em có nhận xét gì về điểm M của đoạn thẳng A, B. b) Bước 2: Nêu câu hỏi giải quyết vấn đề (Làm thế nào) (hay bằng cách gì ?). Hay (mục tiên cần phải làm)...vv. c) Bước 3: Nêu cấc câu hỏi gợi mở vấn đề dẫn dắc vấn đề để học sinh phát hiện vấn đề cần phải tìm. Có thể tác động bằng hệ thống câu hỏi xuôi ngược khác nhau. Chẳng hạn để có A thì cần phải có gì ?, "phải có B". Đã có B ta suy ra vấn đề gì ? "có A"... d) Bước 4: Củng cố khắc sâu vấn đề. Bằng hệ thống câu hỏi. Giáo viên cần củng cố khắc sâu vấn đề. Trước hết co học sinh là đối tượng trung bình trở xuống: Nhắc lại kiến thức cơ bản trọng tâm. Sau đó đưa ra hệ thống các bài tập nhất định để mọi đối tượng trong lớp học đều giải quyết được. Thông thường đều phải đưa ra 3 loại bài : Yếu; trung bình; khá, giỏi. Hệ thống bài tập được đưa ra lẫn nhiều hình thức khác nhau. Nhằm thu hút khả năng tự học của học sinh, khuyến khích những học sinh khá giỏi, say sưa với việc giải bài tập. Ví dụ: Khi học phép cộng về số tự nhiên giáo viên có thể đưa ra các bài tập như sau: Cho 9 số tự nhiên từ 1, 2 ... 8, 9. Hãy điền mỗi số vào 1 ô, sao cho tổng các ô hàng dọc, ô hàng ngang, hàng chéo bằng nhau + Có bao nhiêu cách điền + Rút ra kết luận gì? Tương tự khi học số nguyên: ta có thể cho học sinh giải bài tập sau: Cho 9 số nguyên ± 1, ± 2, ± 3, ± 4, 0 4) Trong thiết kê cần chú ý các khâu. a) Thời lượng trong mỗi bước đi, trong quá trình giải quyết, cũng cố, khắc sâu một cách hợp lý, hài hoà hệ thống. b) Đối tượng giải quyết các khâu thông qua học tập của học sinh. c) Tính đặc thù của mỗi một lớp học. d) Nghệ thuật chuyền tải kiến thức của giáo viên e) Rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong quá trình giải toán. Kèm theo những yêu cầu cần có đối với học sinh. Và đạt yêu cầu ngày một cao. g) Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng cụ thể, phải sát với học sinh dễ hiểu dễ trình bày sự hiểu biết của mình. Giáo viên phải nắm bắt được ý nghĩ của học sinh. Giúp đỡ các em trong việc nhìn nhận trong việc hiểu sai vấn đề. C) Kết luận. Là năm học đầu tiên cũng là lớp đầu của cấp học. Trong hoàn cảnh còn nhiều điều phải bàn, phái đề cập: Như cơ sở vật chất trường học trang thiết bị giảng dạy, điều kiện hoàn cảnh của các em, của địa phương... vấn đề giáo viên thực trạng và những khó khăn thuận lợi... Song phần cơ bản đó là SGK toán 6. Cách dạy và cách học. Qua công tác chỉ đạo của các lớp cũng như thực tế giảng dạy ở nhiều tiết thể nghiệm. Bản thân nhận thấy: "Thiết kế một giờ dạy toán lớp 6 theo kiểu nêu vấn đề" sẽ tạo cho học sinh ở nhiều khâu trong quá trình học tập ở nhiều em, tác động đến tích cực trong tư duy, tạo cho các em ý thức, say mê ham học toán. Với giáo viên thấy mình thật sự đối mới trong phương pháp giảng dạy. Định hướng cho học sinh cách học, cách làm và cả phương pháp tư duy. Với kinh nghiệm ban đầu chắc chắn nhiều vấn đề còn phải xem xét, phải nghiên cứu và được khẳng định nó. Nga Thuỷ ngày 15 tháng 4 năm 2003. Người thực hiện Trần Nhất Vừng

File đính kèm:

  • docThiết kế một giờ dạy Toán 6 theo kiểu nêu vấn đề.doc