Đề tài Phát huy tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của học sinh qua việc sử dụng văn mẫu trong dạy – học Tập làm văn ở THCS

Như chúng ta đều biết, mục tiêu chung của trường THCS hiện nay là: Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời, hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực các giá trị Chân- Thiện- Mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong cuốn “Phương pháp dạy- học Tiếng Việt ” ( NXB GD – 1999) của các tác giả Lê A- Nguyễn Quang Ninh- Bùi Minh Toán cũng có đoạn khẳng định : Học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, trước hết phải nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng Tiếng Việt- chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ. Thiếu quan tâm đúng mức tới việc rèn luyện năng lực Tiếng Việt, học sinh không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của bất cứ bộ môn khoa học nào trong nhà trường

Theo như những quan điểm nêu trên thì môn Ngữ Văn chính là môn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS và trong đó, phần Tập làm văn là phần quan trọng nhất vì nó chính là sự phản ánh chân thực sản phẩm đào tạo của nhà trường về bộ môn. Nói như vậy bởi vì, khâu tập làm văn giữ vai trò tích cực nhất trong việc bồi dưỡng năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh . Tuy nhiên, làm văn hoàn toàn không phải

là công việc chỉ đòi hỏi am hiểu ngôn ngữ và Tiếng Việt. Làm văn thử thách một cách tổng hợp, toàn diện con người học sinh ở nhiều phương diện: vốn sống, vốn văn hoá, trình độ chính trị, năng lực tư duy, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo và cả về phương diện nhân cách cá tíng người cầm bút. Để làm được một bài văn hay, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để viết bài; phải biết cách sử dụng ngôn từ để trình bày hiểu biết, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, rõ ràng, sáng sủa, hấp dẫn, gợi cảm .

Với sự quan trọng của Môn Ngữ văn nói chung, phần Tập làm văn nói riêng như đã trình bày ở trên, cùng sự ra đời của phương pháp dạy- học tích cực, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Phát huy tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của học sinh qua việc sử dụng văn mẫu trong dạy- học Tập làm văn ở THCS ” để có thể góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy- học Tập làm văn.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của học sinh qua việc sử dụng văn mẫu trong dạy – học Tập làm văn ở THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ đặt vấn đề . Như chúng ta đều biết, mục tiêu chung của trường THCS hiện nay là: Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời, hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực các giá trị Chân- Thiện- Mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Trong cuốn “Phương pháp dạy- học Tiếng Việt ” ( NXB GD – 1999) của các tác giả Lê A- Nguyễn Quang Ninh- Bùi Minh Toán cũng có đoạn khẳng định : Học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, trước hết phải nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng Tiếng Việt- chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ. Thiếu quan tâm đúng mức tới việc rèn luyện năng lực Tiếng Việt, học sinh không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của bất cứ bộ môn khoa học nào trong nhà trường … Theo như những quan điểm nêu trên thì môn Ngữ Văn chính là môn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS và trong đó, phần Tập làm văn là phần quan trọng nhất vì nó chính là sự phản ánh chân thực sản phẩm đào tạo của nhà trường về bộ môn. Nói như vậy bởi vì, khâu tập làm văn giữ vai trò tích cực nhất trong việc bồi dưỡng năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh . Tuy nhiên, làm văn hoàn toàn không phải là công việc chỉ đòi hỏi am hiểu ngôn ngữ và Tiếng Việt. Làm văn thử thách một cách tổng hợp, toàn diện con người học sinh ở nhiều phương diện: vốn sống, vốn văn hoá, trình độ chính trị, năng lực tư duy, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo…và cả về phương diện nhân cách cá tíng người cầm bút. Để làm được một bài văn hay, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để viết bài; phải biết cách sử dụng ngôn từ để trình bày hiểu biết, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, rõ ràng, sáng sủa, hấp dẫn, gợi cảm…. Với sự quan trọng của Môn Ngữ văn nói chung, phần Tập làm văn nói riêng như đã trình bày ở trên, cùng sự ra đời của phương pháp dạy- học tích cực, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Phát huy tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của học sinh qua việc sử dụng văn mẫu trong dạy- học Tập làm văn ở THCS ” để có thể góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy- học Tập làm văn. B/ giải quyết vấn đề */ Những vấn đề chung: Có thể nói, từ những lý do như đã nêu ở trên mà nguyên tắc số 1 của dạy làm văn là: phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy- học làm văn. Giáo viên phải “Dạy cho học sinh biết phát hiện con người mình, phát huy, cải tạo,… suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những điều mình muốn nói, muốn viết. Lúc nói, lúc viết phải diển tả được ý mình sao cho rành mạch, rõ ràng, chặt chẽ, chính xác và hay” ( Phạm Văn Đồng ) . Tuy nhiên, dạy- học Tập làm văn cũng có nhiều biện pháp, đường hướng khác nhau, nói chung là vấn đề khá rộng, tôi không có tham vọng nghiên cứu và trình bày toàn bộ vấn đề mà chỉ tập trung vào việc làm thế nào để có thể sử dụng bài văn mẫu có hiệu quả nhất trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của học sinh . Mặc dù phương pháp dạy- học có nhiều thay đổi, song nhìn chung vẫn tôn trọng cách dạy theo hướng dùng bài văn mẫu để dạy lý thuyết cho HS. */Bài văn mẫu có thể là văn bản đọc- hiểu ( theo hướng tích hợp ngang) ví dụ: văn bản ca dao – văn biểu cảm… */ Bài văn mẫu cũng có thể là văn bản được chọn lựa phù hợp với kiểu bài trong mỗi bài học lý thuyết về kiểu bài đó. Ví dụ: “Chuyện thằng Ngỗ” trong bài “Thứ tự kể trong văn tự sự ”… */ Bài văn mẫu lại cũng có thể chính là bài làm của các em HS ( dùng trong tiết trả bài )… Để mở rộng phạm vi tham khảo về kiểu bài, về cách hành văn, xử lý thông tin… không thể thiếu các bài làm văn chọn lọc trong các cuốn văn mẫu. Tại thư viện của các nhà trường hiện nay phát hành khá nhiều các cuốn văn mẫu kiểu: Các bài làm văn chọn lọc…, 100 đề văn…, 150 bài văn hay…, Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ thơ văn… Nhìn chung, đây là những cuốn sách khá hay, phong phú về nội dung, bổ ích về kiến thức-giúp cho cả HS và GV có một nguồn tư liệu dồi dào để tham khảo về cách xử lý đề bài, cách dùng từ, đặt câu, lập đoạn, cách xây dựng hình ảnh, cách dùng các biện pháp tu từ…có tính mẫu mực cao. Đây quả là một thuận lợi lớn cho việc dạy – học Tập làm văn. Tuy nhiên, với phần việc đòi hỏi tính sáng tạo, tính riêng cá nhân cao này thì xử lý bài văn mẫu có hiệu quả thực sự cũng không phải là chuyện giản đơn. Nó đòi hỏi ở người đọc sự ham học hỏi đồng thời với sự vững vàng về quan điểm, cá tính và tự trọng. Đây cũng là mục tiêu của các tác giả khi soạn ra các cuốn văn mẫu này. Trong quá trình dạy học, về phương pháp làm các dạng văn ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh…) các SGK 6,7,8,9 đã đưa ra một cách có hệ thống và đầy đủ. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra cho người giáo viên là phải có nhiệm vụ khai thác triệt để. Đưa ra những phương pháp tối ưu dựa trên cơ sở những bài văn mẫu, đồng thời giới thiệu cho học sinh những tài liệu tham khảo để học sinh nắm vững và nghiên cứu tốt hơn về kiểu bài sao cho phù hợp với từng vùng, miền của đất nước ta… Nói cách khác, việc sử dụng bài văn mẫu để hướng dẫn học sinh cách làm văn là việc cần thiết và đúng đặc trưng phương pháp bộ môn: - Dùng bài văn mẫu phân tích rồi rút ra kết luận ( lý thuyết ) theo hướng quy nạp. - Trực tiếp truyền thụ lý thuyết sau đó áp dụng , đặt vào mẫu để phân tích theo hướng diễn dịch. - Dùng bài mẫu ( do chính học sinh làm ) để phân tích rút kinh nghiệm về ưu, nhược điểm của bài viết ( dùng cho tiết trả bài…) Mặc dù việc dùng bài văn mẫu trong tập làm văn là rất cần thiết và hữu ích, tuy nhiên trong thực tế, việc làm này cũng còn có nhiều điều đáng bàn. Thứ nhất, về phía giáo viên: Có rất nhiều giáo viên sử dụng rất hiệu quả, tích cực cách làm này giúp cho học sinh học tập tốt đồng thời kích thích được tính tích cực, sáng tạo của HS. Nhưng cũng còn không ít giáo viên chưa thực sự nắm bắt hết ngọn ngành , phương pháp, cách làm, cách tiếp cận tác phẩm. Đề văn mẫu chưa thoát khỏi một số khuôn mẫu xưa cũ cho nên khi truyền đạt đến học sinh còn nhiều chỗ lúng túng, khó hiểu … Tệ hại hơn, ở một số nơi, một số lúc( chuẩn bị thi cử chẳng hạn) giáo viên văn còn đọc cho học sinh chép một số bài văn mẫu ( bài tủ ) rồi bắt HS thuộc lòng… lấy chất lượng… Thứ hai, về phía học sinh: Do cách dạy của giáo viên, nhiều học sinh sao chép câu chữ, hình ảnh trong các bài văn mẫu, thậm chí có em còn dùng chính các bài văn mẫu làm bài văn của mình. Như vậy, các bài văn mẫu chưa được sử dụng đúng mục đích, hơn nữa lại khiến cho các em học sinh thụ động, lười động não suy nghĩ, không có sự sáng tạo… Như vậy, để cho việc sử dụng bài văn mẫu trong dạy học tập làm văn hiệu quả, giáo viên cần giúp các em học sinh nhận thức được rằng các bài văn mẫu được đưa ra nhằm mục đích cung cấp cho các em một số gợi ý về cách viết văn chứ không phải là để thay thế cho việc viết văn của các em. Vậy trước một bài văn mẫu học sinh phải làm gì ? */ Giải pháp: Trước hết, cần phải đọc để tìm hiểu, phân tích bài văn mẫu. Việc tìm hiểu bài văn mẫu khác hẳn với việc tìm hiểu một tác phẩm văn học . Tìm hiểu bài văn mẫu là để hiểu tại sao lại viết như thế, viết như thế có ưu điểm gì? Nếu không viết như thế sẽ có thiếu sót như thế nào? Đồng thời, đọc bài văn để phân tích bố cục của nó : chỉ rõ giới hạn của từng phần trong bài, lập thành dàn ý lớn, nhỏ… Thứ hai là đọc để tìm hiểu cách viết, kiểu bài viết, các biện pháp biểu đạt ( kể chuyện, biểu cảm…) có hiệu quả. Cụ thể là : - Tìm hiểu- học tập được cách viết ba phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. - Tìm hiểu- học tập được cách chuyển ý, chuyển đoạn, liên kết. - Tìm hiểu- học tập được cách trình bày bố cục - Tìm hiểu- học tập được cách dùng từ ngữ, diễn đạt ý, đặt câu, viết đoạn… - Tìm hiểu- học tập được cách bộc lộ cảm xúc, cách lựa chọn phương tiện biểu cảm, chọn dẫn chứng, lý lẽ… - Tìm hiểu- học tập được cách dẫn chuyện, xây dựng nhân vật… - Tìm hiểu- học tập được cách mở rộng, liên hệ thực tế….. Theo tôi, nếu xử lý được bài văn mẫu theo đúng hướng nêu trên thì chắc chắn nó sẽ có hiệu quả, sẽ tránh được lối văn sao chép, vì điểm, HS làm văn là để nộp cho thầy chứ không phải là để thể hiện khả năng sáng tạo của mình, bày tỏ tình cảm, quan điểm của mình lại trở thành gò bó công thức…Mục đích cuối cùng của chúng ta chính là rèn cho học sinh biết chủ động, sáng tạo, làm bài văn hay và độc đáo thể hiện được bản sắc riêng của cá nhân các em. */ Kiến nghị: Để thực hiện điều này tôi có một số kiến nghị nhỏ như sau: - Đề văn mẫu phải đổi mới, sát hợp, gần gũi tạo được nhu cầu sáng tạo cho HS. - Bài văn mẫu: ngôn ngữ, hình ảnh, bố cục phải mang tính quy phạm cao. Để đáp ứng được nhu cầu học hỏi của HS- HS dễ tiếp nhận, dễ học tập, áp dụng được cách viết, cách làm – bài văn mẫu không nên cầu kỳ quá( học sinh chỉ chiêm ngưỡng chứ không theo được) và cũng không nên quá đơn điệu- dễ gây nhàm chán… */ Ví dụ: Với bài “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng”, Ngữ văn 6 - Tiết 58- Tuần 15, tôi có thể cung cấp cho HS một bài văn mẫu ( Bài làm của HS Trường THCS Quỳnh Hoa- năm học 2007-2008 ) : Đề bài: Kể lại cuộc gặp gỡ với một số nhân vật cổ tích mà em thích. Bài văn: Tôi vốn là một đứa đã làm cho cả bố mẹ và thầy cô phải bao phen bực mình vì tội lười học bài của tôi.Nhưng có một chuyện bất ngờ làm tôi thay đổi hẳn.Chuyện là thế này. Hôm đó,cũng như mọi hôm, sau khi để bố mẹ giục đến ba bốn bận tôi mới uể oải bước vào bàn học. Vừa nhìn thấy đống bài tập tôi đã ngáp ngắn ngáp dài. Xem nào, một tranh đề tài,ba bài toán số, lại còn bài học thuộc lòng vẫn chờ tôi từ hôm qua. Chết thật, làm cái gì trước bây giờ?Làm toán trước?Không, học thuộc lòng trước?...Cuối cùng, sau một hồi tính toán, tôi đem giấy ra vẽ tranh. Với tay lấy hộp bút màu, tôi tiện tay nhấc luôn cái máy điện tử. Và thế là chíu…chíu…chíu…xèo…xèo…chíu…chíu, tôi vừa mắm môi bấm nút điện tử bằng tay trái, vừa đảo mắt lia lịa để vừa vẽ tranh vừa nhìn màn hình... Một tiếng trôi qua, tôi thấy mình cũng cần dừng cái việc vẽ tranh lại bởi vì trên tờ giấy vẽ cũng đã có khá nhiều màu, nhiều hình. Tuy nhiên…nó chẳng ra làm sao. Chậc!Tranh tự do! Tôi nghĩ thế. Lật giở vở toán, tôi tìm bài tập. Aí chà, cả ba bài đều khó, làm thế nào nhỉ…ờ ờ…x=…Mắt tôi cứ díp dần, díp dần rồi díp hẳn, tôi cũng chẳng việc gì phải cố mở ra. Nhưng mà kìa, có ai đang tìm mình thì phải. Không phải một mà là hai cậu chàng cũng chạc tuổi tôi nhưng ăn mặc khá lạ mắt. Tôi suýt phì cười khi thấy một cậu để tóc trái đào ba chỏm trên đầu, cởi trần, đóng khố, còn cậu kia, con trai gì mà để tóc dài, búi cao ở sau gáy. Tôi hất hàm hỏi: - Này, các cậu ở đâu đến, hình như tớ không quen với các cậu thì phải. Nghe tôi nói cả hai đều nhìn nhau cười lớn, sau đó cậu tóc trái đào bảo tôi: - Này anh bạn, nếu muốn biết chúng tớ là ai thì hãy mở sách Ngữ văn 6 tập 1 ra, có thấy hai cái hình ở trang 70 và 81 không nào? Tôi lục lọi trong đống sách tìm ra quyển Ngữ văn 6 tập 1. Hai cái hình mà cậu ta bảo đây rồi. A, mà nó ở trong hai câu chuyện mình được cô giáo giảng cho rồi thì phải. Đó là câu chuyện về em bé thông minh và Mã Lương. Chẳng lẽ…Tôi tròn mắt ngạc nhiên. - Đúng là chúng tớ đây, cậu đã nhận ra rồi phải không? - Nhưng tại sao các cậu lại ở đây? - A bọn tớ đang trên đường đi học, nhìn thấy cậu ngủ quên nên vào xem thế nào ấy mà. Tôi xấu hổ gãi đầu, gãi tai và chợt nhớ ra tôi quay lại: - Các cậu mà cũng phải đi học á? Các cậu chả giỏi thế là gì? - Ô không đâu, đấy chỉ là một chút năng khiếu thôi. Kiến thức của nhân loại mênh mông lắm, không học thì sao mà biết hết được. Với lại ngày xưa cha mẹ bọn tớ nghèo lắm, không có điều kiện cho bọn tớ đi học, bây giờ có điều kiện rồi bọn tớ phải đi học cho thoả mơ ước bấy lâu. - Các cậu chưa đi học bao giờ à, thế sao…thế sao…- tôi ấp úng, chẳng nhớ là mình định hỏi gì nữa. Cậu bé thông minh lại nhanh nhảu: - Chắc cậu thắc mắc vì sao tớ lại giải được những câu đố của viên quan và vua cũng như câu đố của sứ thần nước ngoài chứ gì? Thật ra, những lần trước tớ chỉ trả lời một cách bột phát, tự nhiên thôi, vì đó là những câu hỏi quá dễ, tớ chẳng cần phải suy nghĩ. Nhưng lần xâu chỉ qua vỏ ốc thì tớ phải cảm ơn lũ kiến sau vườn nhà tớ đấy. Tôi ngạc nhiên: - Sao lại thế? - à vì hôm ấy tớ đang đào dế chơi ở sau vườn, chợt thấy lũ kiến cứ bò ra bò vào ở cái lỗ bé xíu trên vỏ thân cây bưởi nhà tớ. Tớ lấy cái que nhỏ định xem tổ nó có sâu không nhưng không được, thì ra, tổ kiến trong thân cây rất ngoằn ngoeo. Đúng lúc ấy, sứ thần đến, tớ liền bảo họ làm theo cách mà các cậu biết rồi đấy. Tôi trầm trồ: - Aí chà, cậu giỏi thật đấy, từ một trò chơi mà giải được câu đố của sứ thần nước ngoài. Tớ rất phục cậu. Thế còn Mã Lương thì sao? Nghe tôi hỏi Mã Lương giật mình quay lại. Nãy giờ cậu ta cứ mải mân mê hộp bút màu của tôi và nhìn bức tranh tôi vẽ một cách tiếc nuối. - Bút của cậu đẹp thật đấy. Trước đây không bao giờ mình dám ước có hộp bút như của cậu. - Nhưng cậu chả có bút thần rồi là gì? Mã Lương cười và nói: - Thật ra mọi người cứ tưởng tượng mà kể về mình vậy thôi, cái bút ấy cũng bình thường thôi mà. - Tớ không tin đâu, không phải bút thần sao cậu vẽ giỏi thế? Muốn có cái gì là vẽ được ngay. - à, thật ra đó chỉ là do tớ say mê tập vẽ thôi mà. Cậu biết không, lúc nào tớ cũng tập vẽ, rỗi lúc nào, ở đâu tớ cũng tập. Lâu dần quen tay, tớ vẽ giỏi lúc nào cũng không biết nữa. Đây nhé, cậu xem này. Nói rồi Mã Lương lấy một cây bút trong hộp màu của tôi, nháy một cái cậu đã vẽ xong một con tàu vũ trụ, con tàu đã sẵn sàng cất cánh. Mã Lương và cậu bé thông minh bước lên, vẫy tay chào tôi và không quên nói to: - Thôi nhé, bọn tớ đi học đây. Cậu ở lại cố gắng học giỏi nhé. Tiếng động cơ phản lực rít lên. Vũ trụ biến mất. Một quầng sáng chói loà làm tôi quáng mắt. Tôi choàng tỉnh dậy. Ôi ! Thì ra chỉ là một giấc mơ. Tôi nhìn hộp bút màu, nhìn bức tranh mình vẽ thấy xấu hổ quá. Không thể nộp bức tranh này cho thầy được, tôi phải vẽ lại. Thoáng chốc, bức tranh đã xong, tôi bắt tay vào làm toán. Khó quá, tôi định bỏ nhưng nhớ lại ánh mắt tinh nghịch của cậu bé thông minh nhìn tôi lúc chia tay, tôi cúi đầu làm tiếp. Đã 11 giờ đêm. Mẹ tôi ngó đầu vào phòng dịu dàng giục tôi: - Đi ngủ thôi con, ngày mai học tiếp. Tôi nghe lời mẹ gấp sách lại. Lên giường nằm mà vẫn suy nghĩ vẩn vơ. Giấc ngủ đến với tôi nhẹ nhàng hơn mọi hôm thì phải. Và các bạn biết không từ hôm ấy tôi đã tiến bộ hẳn, không còn phải để cho cha mẹ và thầy cô phiền lòng. Cảm ơn giấc mơ diệu kì! Phân tích mẫu: - GV cho HS đọc bài văn. - GV hỏi HS : ? Bài văn thuộc thể loại nào ? -> Tự sự – kể chuyện tưởng tượng. ? Nội dung của bài văn ? -> Kể lại cuộc gặp gỡ của mình với nhân vật cổ tích – Mã lương và em bé thông minh. ? Với nội dung đó bài viết đã đạt yêu cầu nào của thể loại ?-> Trí tưởng tượng phong phú, tình huống truyện hấp dẫn, hợp lý, tạo được không khí cổ tích( vẽ vũ trụ -> cất cánh…)… ? Em có nhận xét gì về nhân vật trong câu chuyện của bạn?-> Là những nhân vật từ truyện cổ tích bước ra cuộc đời, có sự xuất hiện bất ngờ nhưng hợp lôgic, tự nhiên, không gò bó, tính cách được tôn trọng( cậu bé thông minh hiếu động, Mã Lương say mê tập vẽ- thích bút,…) ? Bài văn hấp dẫn ở những điểm nào về cách viết? -> Có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả ( hình dáng, trang phục…), biểu cảm, giữa lời kể, lời thoại với ngôi kể …. ? ý nghĩa của câu chuyện mà bạn muốn gửi đến chúng ta?-> Phải có sự say mê, tích cực học tập thì mới có kết quả như mong đợi… ? Hãy lập dàn ý cho bài văn ? -> 3 phần : a/ Mở bài : ( Tạo ra tình huống kể chuỵên) - Từ chuyện mình lười học - Tiến bộ sau một chuyện bất ngờ. b/Thân bài : Lý giải vì sao mình tiến bộ. - Bắt đầu câu chuyện: + Giới thiệu tình huống gặp gỡ : Lười học- ngủ quên. + Mơ gặp hai nhân vật cổ tích : Em bé thông minh và Mã Lương. - Diễn biến câu chuyện: + Nhận ra hai nhân vật + Thắc mắc : - Vì sao em bé thông minh giải được câu đố ? - Vì sao mã Lương vẽ giỏi? - Kết thúc câu chuyện: + Thắc mắc được giải đáp. + Chia tay nhân vật + Suy nghĩ, hành động sau cuộc gặp gỡ. c/ Kết bài Kết quả, cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ. ? Đánh giá chung về bài văn ? Bài học? -> Bài văn khá sáng tạo, câu chữ được dùng khá chính xác và sinh động, bố cục cân đối, trí tưởng tượng tốt, nội dung trọn vẹn, có bài học, ý nghĩa rõ ràng , tình huống truỵên hấp dẫn….. -> Bài học: HS tự rút ra cho bản thân , nhưng cần thấy đây là một bài văn khá hay để học tập khi viết văn kể chuyện tưởng tượng, đặc biệt đây lại là bài của chính HS lớp trước, rất gần gũi với các em, tạo cho các em tâm thế tự tin phấn đấu học tập… - GV có thể bổ sung bằng cách đọc một số bài văn khác cùng viết cho đề bài này trong cuốn 120 bài văn lớp 6 chọn lọc- Lê Xuân Anh – NXB Đà Nẵng ( gặp anh Khoai, cô Tấm, Lang Liêu…) để HS thấy, cùng với 1 đề bài có nhiều cách kể khác nhau… */ Kết quả: Với cách làm như vậy, tôi thấy : - HS không còn hiện tượng trông chờ vào bài văn mẫu khi viết văn. - Ôn thi cuối kì, cuối năm, GV văn nhàn hơn, thay vì hì hục cho HS chép văn mẫu- kiểm tra học thuộc- lo lắng lệch tủ… GV chỉ cần ôn lại các thao tác, kĩ năng làm bài… - Quan trọng hơn cả là học sinh Trường THCS Quỳnh Hoa đã tích cực, chủ động khi làm văn .Trong bài làm của HS có rất nhiều sáng tạo, cá tính và bài làm trong phần ví dụ tôi vừa nêu là một bài như vậy. - Góp phần không nhỏ trong việc thực hiện cuộc vận động “Hai không ” trong giáo dục . C/ kết luận Văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Mà lẽ dĩ nhiên, đã là nghệ thuật thì không thể thiếu sự sáng tạo hết mình của người làm nghệ thuật. Học sinh tập làm văn cũng là đang bước những bước đầu tiên vào con đường đầy tính sáng tạo ấy. Nay đưa ra một số bài văn mẫu để hướng dẫn học sinh cách làm e rằng ít nhiều sẽ không tránh khỏi những hạn chế sự phong phú và sáng tạo. Nhưng dù phong phú đến đâu vẫn có một giới hạn nhất định và sự sáng tạo cần nảy sinh từ những vốn tri thức đã tích luỹ. Với mục đích cuối cùng là góp một phần nhỏ vào việc giúp cho phương pháp dạy- học tập làm văn có hiệu quả cao, học sinh viết được bài văn hay, phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của các em, người làm đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số kiến giải kính mong các nhà biên soạn sách, các thầy cô và học sinh có thể phần nào tham khảo và sử dụng bài văn mẫu trong dạy- học tập làm văn 6 , 7 THCS nói chung được đúng mục đích và tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện thời gian có hạn, vấn đề khoa học đặt ra phức tạp, khả năng kinh nghiệm còn hạn chế cho nên đề tài mới bước đầu giải quyết được một phần của vấn đề . Rất mong nhận được sự giúp đỡ tận tình của bạn bè, đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Quỳnh Hoa, ngày 14/4/2009 Người viết: Lê Thị Dương Mục lục A/ Đặt vấn đề Trang 1 B/ Giải quyết vấn đề Trang 2 */ Những vấn đề chung Trang 2 */ Giải pháp Trang 5 */ Kiến nghị Trang 5 */ Ví dụ Trang 6 */ Kết quả Trang 11 C/ Kết luận Trang 11

File đính kèm:

  • docSKKN Day hoc TLV.doc
Giáo án liên quan