Đề cương ôn tập tiếng việt 9

1. Các Phương châm hội thoại

- Phương châm về lượng

- Phương châm về chất,

- Phương châm cách thức,

- phương châm quan hệ,

- Phương châm lịch sự

Bài tập 1:

Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?

- Nói ba hoa thiên tướng.

- Núi mũ núi mẫm.

- Có một thốt ra mười.

- Núi 1 tấc lờn trời.

Bài tập 2

? Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đên phương châm hội thoại nào

 

ăn đơm nói đặt

ăn ốc nói mò

ăn không nói có

Cãi chày cãi cối

Khua môi múa mép

Nói dơi nói chuột

Hứa hươu hứa vượn

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập tiếng việt 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II: KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1. Các Phương châm hội thoại - Phương châm về lượng - Phương châm về chất, - Phương châm cách thức, - phương châm quan hệ, - Phương châm lịch sự Bài tập 1: Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào? Nói ba hoa thiên tướng. Núi mũ núi mẫm. Có một thốt ra mười. Núi 1 tấc lờn trời. Bài tập 2 ? Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đên phương châm hội thoại nào ăn đơm nói đặt ăn ốc nói mò ăn không nói có Cãi chày cãi cối Khua môi múa mép Nói dơi nói chuột Hứa hươu hứa vượn Bài tập 3: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (Nói trạng; nói nhăng nói cuội; nói có sách,mách có chứng; nói dối; nói mò) - Nói có căn cứ chắc chắn là/.../ - Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu điều gì đó là/.../ - Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là/.../ - Nói nhảm nhí vu vơ là/.../ - Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi, hoặc nói những chuyện bông đùa khoác lác cho vui là/.../ Bài tập 4: ? Chọn các từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống cho phù hợp( Nói móc, nói ra đầu ra đũa, nói leo, nói mát, nói hớt) ?Cho biết các từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào - Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là chê trách, mỉa mai là /.../ - Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là /.../ - Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là /.../ - Nói tranh vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là /.../ - Nói rành mạch cặn kẽ có trước, có sau là /.../ Bài tập 5 Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau? Cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? Nói băm nói bổ Nói như đấm vào tai Điều nặng tiếng nhẹ Nửa úp nửa mở Mồm loa mép giải Đánh rống lảng Nói như dùi đục chấm mắm cáy Bài tập 6: Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG Một anh, vợ mới có thai được hơn bảy tháng đã sinh con. Anh ta sợ không nuôi được, gặp ai cúng hỏi Một anh bạn an ủi - Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy! Anh kia giật mình hỏi lại: - Thế à? Rồi có nuôi được không? Bài tập 7: ? Vận dụng phương châm đã học để giải thích tại sao người nói đôi khi phải dùng cách nói như a. Nhân tiện đây xin hỏi b. Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ quá cho; Biết là làm anh không vui nhưng...; Xin lỗi có thể anh không hài lòng nhưng thành thực mà nói;... c. đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi;... Bài tập 8: Các cách nói cho sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào? Nói dối, nói dông dài, nói khoác, nói leo, nói mát, nói mò, nói lặp, nói ngọt, nói ngoa, nói gần nói xa, nói trống không 2. Xưng hô trong hội thoại - Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. Bài tập 9. Đọc đọan trích sau: Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng cất tiếng nói: “ Mẹ ra mời sứ giả vào đây” . Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt, và một tấm áo giáp sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì? Bài tập 10 Trong T.V, các từ anh, ông đều được sử dụng để chỉ người nói, người nghe và người được nói đến. Hóy lấy vớ dụ minh hoạ. Gợi ý: VD: Anh đi chơi đây à người nói. Mời anh đi ăn cơm à người nghe. Anh ấy đó đi rồi à người được nói đến. Bài tập 11 Xác định ngôi của từ “em” trong các trường hợp sau: Anh em cú nhà khụng? Anh em đi chơi với bạn rồi. Em đó đi học chưa con? 3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ? Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ? Cách chuyển lới dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. Bài tập 12: Chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng gửi một chiếc hoa vàng mà dặn: - Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về. Bài tập 13: Viết một đoạn văn nghị luận ( Nội dung tự chọn) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp? Sau đó chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp 4. Sự phát triển của từ vựng ? Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ Bài tập 14. Tronng các câu sau từ Chân nào được dùng với nghĩa gốc, từ chân nào dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức nào a) Đề huề lưng túi gió trăng Sau chân theo một vài thằng con con b) Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khoẻ Phù Đổng” c) Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân d) Buồn trông nội cỏ dầu dầu Chân mây mặt đất một mầu xanh xanh Bài tập 15 Trong các từ sau từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của ngôn ngữ Châu Âu: Mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, ra-di-ô, ôxi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ. 5. Thuật ngữ ? Thuật ngữ là gì? Sự phát triển của thuật ngữ Bài tập 16 Trong hai câu sau từ muối trong câu nào là thuật ngữ, và cho biết từ muối trong câu nào mang sắc thái biểu cảm. a) Muối là hợp chất có thể hoà tan trong nước b) Tay nâng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau Bài tập 17 Cho biết trong hai câu sau đây trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ thông thường a) Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,...là một hỗn hợp b) Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục. 6. Trau dồi vốn từ Bài tập 18 Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm hai từ ghép có yếu tố đó Bất( không, chẳng), bí( kín), đa( nhiều), đề( nâng, nêu ra), gia( Thêm vào), giáo( dạy bảo), hồi ( về, trở lại), Khai( mở, khơi), quảng( rộng, rộng rãi), suy( sút kém), thuần( dòng, không pha tạp), Thuần ( thật, chân thật, chân chất), thuần ( dễ bảo, chịu khiến), thủ( đầu, đầu tiên, người đứng đầu), thuỷ ( nước) , tư(riêng), trữ (cất, chứa), trường (dài), trọng(nặng, coi nặng, quý), vô (không, không có), xuất(đưa ra, cho ra), yếu (quan trọng) 7. Một số phép tu từ từ vựng ? Bài tập 19 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giầy Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. ( Chính Hữu, Đồng chí) Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đầu đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào đựơc hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ? Bài tập 20 Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửâ cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro em biết không Vũ Quần Phương - Áo đỏ Bài tập 21 Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau ( Trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du) a) b) c) d) e) Thà rằng liều một thân con Dù hoa rã cánh lá còn xanh cây Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửâ vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai. Gác kinh viện sách đôi nơi Trong gang tấc lại cách mười quan san Có tài mà cậy cho tài Chữ tài liền với chữ tai một vần Bài tập 22 Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu sau: a) b) c) d) e) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng Nguyễn Khoa Điềm Còn trời còn còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa Ca dao Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước nước sông phải cạn Nguyễn Trãi Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Hồ Chí Minh Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Viễn Phương Bài tập 23 Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nấm đất bên đường Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh Nguyễn Du - Truyện Kiều 8. Khởi ngữ ? Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ Bài tập 24: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây a. Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. ( Nam Cao - Lão Hạc) b. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người kkhác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. ( Kim Lân- Làng) c. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. ( Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long) d. Làm khí tượng, ở được cao như thế mới là lí tưởng chứ ( Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long) e. Đối với cháu, thật là đột ngột ( Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long) Bài tập 25 Hãy chuyển các câu sau đây thành câu có chứa khởi ngữ a) Người ta sợ cái uy nghi quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại. b) Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu. c) Tôi cử ở nhà tôi, làm việc của tôi. d. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm e. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được 9. Các thành phần biệt lập - Thành phần tình thái - Thành phần cảm thán - Thành phần gọi đáp - Thành phần phụ chú Bài tập 26: Xác định những thành phần biệt lập trong những đoạn trích sau và gọi tên thành phần biệt lập đó a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng) b. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn những tiếng kia nữa. ( Làng - Kim Lân) c. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng) d. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở lànglại đốn đến thế được. ( Làng - Kim Lân) e. Này bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu , không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn như thế, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn xuông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì. ( Tắt đèn - Ngô Tất Tố) g. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi ( Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) h. Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và vô lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này - các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy. (Giáo dục- chìa khoá của tương lai) i. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. ( Lê Minh Khuê- Những ngôi sao xa xôi) k. Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm , cẩn trọng và rõ ràng như người ta cho nhau một cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. ( Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long) l. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! Bài tập 27: Viết một đoạn văn ( chủ đề tự chọn) Trong đó có sử dụng thành phần biệt lập, chỉ ra và gọi tên thành phần đó 10. Liên kết câu và liên kết đoạn văn ? Khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn Bài tập 28 Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau a. Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. ( Vấn đề giáo dục - Hồ Chí Minh) b. Văn nghệ làm cho tâm hồ họ thực sự được sống. Lời gưỉ của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói với tất cả tâm hồn của chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức. ( Nguyễn Đình Thi- Tiếng nói của văn nghệ) c. Thật ra, thời gian không phải một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quancủa con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục. d. Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. e. ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má. ( Lê Minh Khuê- Những ngôi sao xa xôi) g. Từ phòng bên kí một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “ Bác cần nằm xuống phải không ạ?” ( Nguyễn Minh Châu - Bến quê) h) Nhưng cái “ com-pa” kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như khay một ngườiPháp không biết đến Lã Phá Luân, một người Mĩ không biết đến Hoa Thịnh đốn vậy! Rồi nói: - Quên à! Phải bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa! Tôi hoảng hốt đứng dậy nói: - Đâu có phải thế! Tôi... Bài tập 29 Hãy chỉ ra các lỗi liên kết về nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa những lỗi ấy. a. Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. b. Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. CHị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớn cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng. Bài tập 30. CHỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây a. Với bộ răng khoẻ và cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn. b. Tại văn phòng đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông. 11. Nghĩa tường minh và hàm ý ? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý Bài tập 31 ? Cho biết hàm ý của câu in đậm trong các đoạn trích sau? Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? a. - Trời ơi, chỉ còn năm phút! Anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. - Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa này! Anh thanh niên vừa vào kêu lên. Để người con gái kkhỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và vội vã quay đi. ( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) b. Bác lái xe dắt anh lại chỗ nhà họa sĩ và cô gái: - Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và đây là cô kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món nước chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. ( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) c. Chị Dậu vừa nói vừa mếu: - Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U kkhông muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no vào, không phải nhường nhịn cho u. Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa. - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc: - U bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để con ở nhà chơi với em con. ( Ngô Tất Tố - Tắt đèn) d. - Anh nói nữa đi. - Ông giục - Báo cáo hết! - người con trai vụt trở lai giọng vui vẻ- Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút nữa thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào nhà , đảo qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế. ( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) c. Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất. - Có gì đâu mà sang trọng! CHúng tôi cần phải bán các thứ này đi để... - ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng có gì giấu nổi chúng tôi đâu! Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm. Ôi dào! Thật là càng giầu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám dời một đồng xu lại càng giầu có! ( Lỗ Tấn - Cố hương) d. Thoắt trông nàng đã chào thua Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan Dễ dàng là thói hồng nhan Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca (Nguyễn Du - Truyện Kiều) Bài tập 32 Hàm ý của câu in đậm dưới đây là gì? Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao? Nó dáo dác nhìn một lúc rồi kêu lên: - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng. Tôi lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi “ Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lênn: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! Anh Sáu vẫn ngồi im... Bài tập 33 Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn. Bài tập 34. Tìm hàm ý của những câu in đậm dưới đây. Cho biểttong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào? a) Tuấn hỏi Nam - Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không ? Nam bảo: - Tớ thấy họ ăn mặc đẹp. b) Lan hỏi Huệ: Huệ báo cho Nam, Tuấn và Chi sáng mai đến trường chưa? - Tớ báo cho Chi rồi- Huệ đáp.

File đính kèm:

  • docDe cuong phan TV 9.doc