Đề tài Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán

Trong cùng một lớp thường có thể có 3 loại đối tượng: Loại bộc lộ nhiều năng lực tức là loại giỏi, loại trung bình và loại kém trong việc học toán. Cả ba loại cùng học một chương trình với những yêu cầu tối thiểu đặt ra theo mục tiêu đào tạo. Những yêu cầu tối thiểu được tính toán trên cơ sở trình độ học sinh trung bình. Vấn đề đặt ra là làm sao loại học sinh giỏi có thể đạt kết quả học tập cao hơn nữa.

 

doc5 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất I. Lý do chọn đề tài: Trong cùng một lớp thường có thể có 3 loại đối tượng: Loại bộc lộ nhiều năng lực tức là loại giỏi, loại trung bình và loại kém trong việc học toán. Cả ba loại cùng học một chương trình với những yêu cầu tối thiểu đặt ra theo mục tiêu đào tạo. Những yêu cầu tối thiểu được tính toán trên cơ sở trình độ học sinh trung bình. Vấn đề đặt ra là làm sao loại học sinh giỏi có thể đạt kết quả học tập cao hơn nữa. Để giải quyết vấn đề trên, việc ra thêm bài tập làm ngoài giờ trên lớp (học tăng buổi thứ hai) là một hướng phụ, dễ làm cho học sinh bị “quá tải” trong học tập. Hướng quan trọng và chủ yếu là trên cơ sở những kiến thức và yêu cầu chung quy định trong chương trình, giáo viên hết khai thác khả năng tiềm tàng của học sinh. Từ đó gây lòng tin và hứng thứ trong học tập cho học sinh. II. Mục đích nghiên cứu viết ra đề tài này: 1) Từ lý do chọn đề tài đã nêu trên. Bản thân tôi luôn mong muốn phần nào giúp cho giáo viên của trường hiểu rõ hơn về phương pháp phát hiện và bồi dưỡng đối tượng học sinh giỏi. 2) từ đó cải tiến về phương pháp giảng dạy nhằm đạt hiệu quả tốt hơn khi dạy toán cho đối tượng học sinh khá giỏi. III. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát, vấn đáp. - Dạy thực nghiệm, đối chứng kiểm tra kết quả. Phần thứ hai Phương pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi 1) Cơ sở lý luận: Trong chương trình dạy học toán, tôi nhận thấy sách giáo viên chỉ mới hướng dẫn cách dạy cho học sinh biết được kiến thức cơ bản, chưa có cách dạy cho những học sinh có năng khiếu toán học. Các em ở đối tượng này thường tiếp thu nhanh vận dụng tốt các kiến thức toán học, có năng lực suy luận, có tư duy linh hoạt sáng tạo. 2) Cơ sở toán học: Trong quá trình dạy học toán, giáo viên cần phải hiểu rõ cơ sở toán học hiện đại của nội dung dạy học. Bên cạnh đó giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp dạy học, các vấn đề về toán học phù hợp với mục tiêu nội dung của từng bài, từng chương trình học. 3) Phương pháp phát hiện học sinh giỏi: a) Ngay từ đầu năm học chúng ta cần chú ý đến những học sinh nhanh nhẹn, lanh lợi hết nghe lời thầy cô, sau đó kiểm tra bằng biện pháp khác kiểm tra viết, miệng với các yêu cầu khác khác hau để kiểm tra khả năng suy luận, tính toán của học sinh. Ngoài ra thông qua việc trao đổi với học sinh trong lớp và cah mẹ học sinh. b) Việc phát hiện cần tiến hành ngay từ lớp 1 và mỗi năm khi chuyển lớp thì giáo viên lớp cũ cần bàn giao cho giáo viên lớp mới về khả học toán của 1 số học sinh. c) Việc bồi dưỡng cần tiến hành song song với phát hiện thông qua bồi dưỡng và tiếp tục phát hiện mội số ví dụ về phát hiện học sinh giỏi. Ví dụ 1: Anh cho tôi 8 con cừu của anh thì số cừu của ta bằng nhau. Nếu cho tôi 8 con của anh thì số cừu của tôi gấp đôi số cừu của anh? Ví dụ 2: Hai cuộn vải xanh và đỏ có 140 m. Nếu lấy 15m ở cuộn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi cuộn có bao nhiêu mét vải? Ví dụ 3: Có 4 thùng bánh, lấy đi mỗi hòm 9kg thì bánh còn lại bằng số bánh của mỗi thùng lúc đầu. Tính số bánh mỗi hồm lúc đầu? Ví dụ 4: Một hành khách đo được nữa quảng đường thì ngủ thiếp đi khi anh ta tỉnh dạy thì còn phải đo một nữa quảng đường mà anh đã đi qua khi ngủ thiếp. Hỏi trong thời gian ngủ thiếp anh ra đã đi được mấy phần quảng đường? Ví dụ 5: Cha 35 tuổi, con 12 tuổi. Hỏi sau mấy năm nữa thì tuổi cha gấp 4 lần tuổi con? 4) Phương pháp bồi dưỡng: a) Phương châm: - Phát kết hợp chặt chẽ việc phát triển năng khiếu với giáo dục toàn diện. - Kết hợp bồi dưỡng năng khiếu với nâng cao trình độ chung về toán của học sinh. - Bồi dưỡng năng khiếu toán cần tiến hành qua việc kết hợp dạy chung cho tất cả học sinh và dạy riêng cho những em có năng khiếu toán. - Việc bồi dưỡng cần tiến hành liên tục trong tất cả các lớp và trong suốt năm học ở mỗi lớp. - Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. b) Phương pháp bồi dưỡng: - Để phát triển mạnh mẽ năng lực trí tuệ của học sinh ngoài những bài toán theo trình độ chung của lớp cần nêu thêm những câu hỏi, những bài toán rút ra từ những đề thi tuyển chọn học sinh có năng khiếu. Những bài toán có thể phân loại thành 1 số dạng như sau: + Dạng 1: Tự lập rồi giải toán với số liệu đõ cho. Ví dụ: Đặt một đề toán từ dãy phép tính 3 x (100 - 20 + 8 : 2) = + Dạng 2: Nêu bài tập thiếu hoặc thừa dữ kiện. Ví dụ: Một cửa hàng người ta cân khoai tây trong 24 sọt có loại sọt nặng 3 kg và 5 kg trong đó số sọt loại thứ nhất nhiều hơn số sọt loại thứ 2 khối lượng tất cả sọt nặng 5kg bằng tất cả số sọt 3 kg. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu sọt? (Thừa dữ kiện số sọt loại thứ 1 nhiều hơn số sọt loại thứ 2). + Dạng 3: Bài toán đòi hỏi hiểu sâu về các thuật ngữ khái niệm. Ví dụ: Thi đua vót đũa lớp 2: 26 bó, lớp 1 vót nhiều hớn lớp 5: 5 bó, lớp 1 vót bằng nửa lớp 3, lớp 3 vót ít hơn lớp 4 là 4 bó. Hỏi lấp 4 gấp mấy lần lớp 2. + Dạng 4: Loại toán đòi hỏi tìm đầy đủ hết các lời giải (cách giải) Ví dụ: Hãy viết phép nhân có 2 thừa số có tích là 24. + Dạng 5: Bài toán đòi hỏi sự nhanh trí, suy luận lôgíc. Ví dụ: Cho tam giác ABC, có cạnh BC = 40cm; AC = 30cm, một đường gấp khúc MENDPC chia tam giác ABC thành 6 tam giác bằng nhay (đó là các tam giác AME, MEN, END, NDP, DPC, PBC). Các điểm M, N, P trên cạnh AB; E, A trên cạnh AC. Tính độ dài các đoạn AM, AN, AP, AE, AD. Phần thứ ba Kết luận Qua giảng dạy thực tế. Giáo viên luôn nghiên cứu kỹ bài dạy, xác định rõ mục tiêu bài dạy, phương pháp dạy phù hợp với nội dung bài học. Luôn gần gũi động viên, quan tâm giúp đỡ các em. Liên hệ chặt chẽ với gia đình, hàng tháng lên kế hoạch theo dõi chất lượng học tập và sự tiến bộ của học sinh. Trên đây tôi vừa trình bày 1 số phương pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi trong học toán. Rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp vào bản sáng kiến được hoàn thiện hơn. Thọ Cường, ngày 7 tháng 4 năm 2006 Người viết sáng kiến Trần Thị Thuý

File đính kèm:

  • docPhát hiện và bồi dưỡng HSG.doc