Là một giáo viên nhất là giáo dục dạy toán ai cũng quan tâm lo lắng đến viẹc dạy của mình, quan tâm đến chất lượng mũi nhọn về chất lượng đại trà của lớp mình phụ trách. Bản thân là giáo viên dạy Toán 6 hiện nay tôi luôn suy nghĩ làm sao để đưa chất lượng học sinh đên lên, đặt biệt là chất lượng mũi nhọn. Đây không những là lương tâm trách nhiệm mà là việc làm thường xuyên đối với bản thân tôi.
8 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm về việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm về việc bồi dưỡng
học sinh giỏi Toán 6
------------------------------------
I. Lý do chọn đề tài:
Là một giáo viên nhất là giáo dục dạy toán ai cũng quan tâm lo lắng đến viẹc dạy của mình, quan tâm đến chất lượng mũi nhọn về chất lượng đại trà của lớp mình phụ trách. Bản thân là giáo viên dạy Toán 6 hiện nay tôi luôn suy nghĩ làm sao để đưa chất lượng học sinh đên lên, đặt biệt là chất lượng mũi nhọn. Đây không những là lương tâm trách nhiệm mà là việc làm thường xuyên đối với bản thân tôi.
Đối với trường THCS Nga Văn nơi có phong trào giáo dục và chất lượng tốt đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cố gắng phấn đấu hết sức mình để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Nhưng bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn.
Nga Văn là nơi có phong trào học tập chất lượng tốt, địa bàn gần trường Chu Văn An, Thị Trấn, có nhiều em học giỏi, điều kiện gia đình tốt nên nhiều em đã học ở trường Thị Trấn, Chu Văn An nên học sinh khá giỏi nhất là môn Toán hầu như không còn.
Đối với những học sinh còn lại học ở trường chủ yếu là học sinh trung bình, trong đó môn Toán lại là môn khó, các em không nắm vững kiến thức từ cấp 1, nhất là đối tượng học sinh khá giỏi, việc bồi dưỡng còn gặp nhiều khó khăn.
Do yêu cầu nhiệm vụ đối với giáo viên, phong trào chất lượng của nhà trường bản thân tôi là giáo viên dạy Toán 6 cần phải làm gì, làm như thế nào để giảng dạy bồi dưỡng nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 6 đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi. Điều này vừa là trách nhiệm, vừa là uy tín của bản thân.
Từ việc xác định mục đích của việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán, từ lý do của đề tài nêu trên tôi đã tập trung tìm ra một số giải pháp thực hiện trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 6. Đây cũng là lý do để tôi chọn đề tài thực hiện trong suốt cả năm học.
II. Thực trạng khó khăn.
Đầu năm học Ban giám hiệu phân công tôi chủ nhiệm và dạy Toán 6, là một giáo viên mới ra trường còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Thông qua kiểm tra khảo sát đầu năm và qua thực tế giảng dạy cho thấy tình hình học tập của học sinh đặc biệt là môn Toán còn gặp nhiều khó khăn hạn chế, nhiều em không nắm vững kiến thức cơ bản của môn Toán từ những lớp dưới.
Số học sinh khá giỏi đi Chu Văn An nên việc chọn học sinh giỏi để bồi dưỡng là rất khó khăn.
Qua khảo sát đầu năm cho thấy:
Số học sinh
Xếp loại môn toán
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
134
0
10%
81%
9%
Trước những khó khăn trên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề phức tạp nan giải. Song với tinh thần trách nhiệm phấn đấu để hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh đặt biệt là học sinh giỏi, tôi tập trung vào thực hiện các biện pháp sau:
III. Những biện pháp và việc làm cụ thể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Toán.
1. Đối với giáo viên
a) Tinh thần trách nhiệm:
Xác định đúng mục đích, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh đặc biệt là học sinh giỏi. Trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng tôi đã thực hiện một số vấn đề sau:
b) Phương pháp tổ chức bồi dưỡng:
- Soạn bài theo phương pháp mới.
- Lên lớp đúng giờ.
- Hướng dẫn học sinh học tập.
- Bồi dưỡng học sinh khá giỏi đặt biệt là quan tâm đến học sinh giỏi.
- Ngoài chương trình SGK còn tìm hiểu mua tài liệu đề cao nghiên cứu học tập để không ngừng nâng cao kiến thức cho bản thân mà còn là tài liệu để bồi dưỡng cho học sinh.
- Nắm vững kiến thức cơ bản SGK, có các bài toán khó bên cạnh đó còn mở rộng bằng những tài liệu khác để củng cố, nâng cao.
- Sắp xếp thời gian bồi dưỡng hợp lý: Soạn bài, chọn bài bồi dưỡng, bồi dưỡng như thế nào.
Chẳng hạn như sau khi dạy xong cho học sinh bài "Ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất" yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức SGK, làm bài tập SGK, bài tập trong SBT. Sau đó nâng cao dần cho học sinh bằng các dạng bài tập sau:
Dạng 1: Tìm 2 số tự nhiên trong đó biết ƯCLN của chúng:
Ví dụ: Tìm 2 số' tự nhiên biết tổng của chúng bằng 84, ƯCLN của chúng bằng 6.
Dạng 2: Bài toán phối hợp giữa BCNN của các số với ƯCLN của chúng.
Ví dụ 1: Cho a = 1080 ' b = 2100.
Tìm (a; b) và [a; b]
Ví dụ 2: Tìm 2 số tự nhiên biết ƯCVN của chúng =10, BCNN của chúng bằng 900.
Dạng 3: Tìm ƯCLN bằng thuật toán ƠcLit
Ví dụ1: Cho 2 số tự nhiên a và b (a>b)
a) Chứng minh nếu aM b thì (a:b)=b.
a) Chứng minh nếu a M b thì ƯCLN của 2 số bằng ƯCLN của số nhỏ và số dư trong phép chia số lớn cho số nhỏ.
c) áp dụng câu b để tìm ƯCLN (77; 56).
Ví dụ 2: Tìm 2 số biết rằng BCNN của chúng và ƯCLN của chúng có tổng = 19.
Dạng 4: Hai số nguyên tố cùng nhau:
Ví dụ1: Tìm nẻN để 9n + 24 và 3n + 4 là các số nguyên tố cùng nhau.
Dạng 5: Tìm ƯCLN của các biểu thức số:
Ví dụ: Tìm ƯCLN của 2 n-1 và 9n+4 (nẻ N).
Mỗi dạng toán trên cần luyện tập cho học sinh nhiều bài tập để học sinh thành thạo vận dụng có kỹ năng, để khi đọc một đề toán có liên quan đến những dạng trên trước khi làm học sinh sẽ suy nghĩ: Đó là dạng toán nào trong các dạng toán đã học và học sinh sẽ hình thành được cách giải một bài toán đó.
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy cần phải đặt các câu hỏi củng cố bài cho học sinh làm cho học sinh thông hiểu, có kỹ năng phân tích, so sánh, giúp học sinh tái hiện được những kiến thức đã học.
Chẳng hạn như khi dạy xong bài: Tia phân giác của góc. Yêu cầu học sinh nhắc lại "Khi nào thì điểm M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB" và cho học sinh so sánh xem là điểm gì tương tự như "khi nào thì tia Ot được gọi là tia phân giác của góc xOy".
c) Thời gian bồi dưỡng:
Cần phải biết sắp xếp thời gian bồi dưỡng hợp lý cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Kết hợp với việc giảng dạy trên lớp. Trong quá trình chữa bài tập khi học sinh khá giỏi đã làm xong bài tập trong SGK, SBT có thể đưa ra một số bài tập khó để phát huy năng lực củ học sinh ngay tại giờ học đó.
- Bồi dưỡng theo lịch của nhà trường trong tuần.
- Học thêm các bổi khác sau buổi trực: Sau khi học sinh trực xong có thể cho các em ở lại để bồi dưỡng thêm.
- Cho học sinh đến nhà bồi dưỡng.
- Ra bài tập về nhà: Sau mỗi tiết học yêu cầu học sinh trung bình, yếu làm hết bài tập trong SGK còn học sinh giỏi thì làm thêm một số bài tập mà cô giáo ra thêm.
- Kiểm tra việc học tập và làm bài tập của học sinh theo lịch.
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên, tự kiểm tra hay kiểm tra theo định kỳ ở các dạng bài để nắm bắt tình hình, có kế hoạch bồi dưỡng để phân loại học sinh biết được học sinh những chỗ nào còn yếu, còn hạn chế.
- Trước khi ra đề kiểm tra cần chú ý cân nhắc thật kỹ, ra đề như thế nào cho hợp lý phù hợp với tình hình học sinh để tìm thấy ở học sinh những ưu điểm, thế mạnh kiến thức ở môn Toán để phát huy. Cần phải kiểm tra đánh giá cụ thể từng em.
Chẳng hạn như khi ra đề:
+ Lần 1: Ra đề nhẹ, cơ bản trong đó có 1 câu khó.
+ Lần 2: Nâng cao hơn.
+ Đến lần sau cứ nâng cao dần và cuối cùng thì ra đề tuyển chọn đội tuyển đi thi huyện nhằm phát huy trí lực của học sinh.
Ngoài ra cần phải luôn luôn động viên tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có cố gắng phấn đấu đạt kết quả cao.
2. Kết hợp với giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm
- Trao đổi với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm để tạo điều kiện thuận lợi cho các em về các mặt để các em có thời gian điều kiện bồi dưỡng.
- Hướng dẫn các em về mặt chữ viết trình bày hay đối với giáo viên thuộc bộ môn tự nhiên thì kết hợp hướng dẫn sao cho phù hợp với môn Toán.
- Trao đổi với giáo viên bộ môn để quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên bộ môn luôn quan tâm đến các em học sinh giỏi.
3. Đối với học sinh:
- Cần phải xác định tinh thần học tập cho tất cả các em trong đối tượng học sinh giỏi hướng cho các em học như thế nào, học để làm gì...
- Hướng dẫn về phương pháp học nói chung, phương pháp học tập bồi dưỡng học sinh giỏi để có chất lượng cao.
- Cần phải chuẩn bị cho học sinh học tập tốt môn toán bằng nhiều cách.
+ Phấn đấu để học sinh mua đủ SGK, SBT, sách nâng cao, đồ dùng học tập.
+ Học ở lớp.
+ Học ở nhà.
+ Học ở trong SGK, sách nâng cao.
+ Học ở bạn,
- Thông qua giảng dạy theo chương trình kết hợp với bồi dưỡng học sinh giỏi: Giáo viên dạy theo phương pháp mới lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, cho học sinh lên bảng làm bài tập, cả lớp mang giấy ra làm, có những bài tập khó cho học sinh giỏi.
- Ra bài tập hướng dẫn học sinh ở nhà: các dạng bài tập lý thuyết, các dạng bài tập từ thấp đến cao.
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh thường xuyên.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh thông qua từng đợt, từng dạng để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp.
- Chọn đội tuyển đúng đối tượng để thi huyện đạt kết quả cao.
4. Đối với phụ huynh học sinh:
- Ngay từ đầu năm học họp phụ huynh lớp, học sinh khá giỏi để thông báo về tình hình học tập của học sinh, động viên để học sinh mau đủ sách vở học tập, đồ dùng học tập.
- Hướng dẫn cho phụ huynh học sinh quản lý kiểm tra việc học tập của các em.
- Hướng dẫn về phương pháp học tập ở nhà của học sinh cho phụ huynh có điều kiện trực tiếp giảng dạy học sinh.
- Thống nhất về thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi cho phụ huynh để phụ huynh luôn đôn đốc kiểm tra các em thường xuyên.
- Sau mỗi đợt bồi dưỡng, kiểm tra kết quả của học sinh cần họp phụ huynh để trao đổi, từ dó có kế hoạch bồi dưỡng bổ sung tiếp.
IV. Kết quả.
Từ những biện pháp trên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi từ đầu năm đến nay cho thấy kết quả như sau:
- Đối với giáo viên: Từ nhận thức đến phương pháp bồi dưỡng không những bồi dưỡng cho học sinh mà còn bồi dưỡng cho chính bản thân, càng lớn lên về chuyên môn và kiến thức về phương pháp giảng dạy về biện pháp bồi dưỡng.
- Đối với học sinh: Về nhận thức các em thích thú học tập môn toán, thực hiện tốt nề nếp học tập, học sinh thích bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, học sinh không những nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình Toán 6 mà còn nắm được những kiến thức của những dạng bài có tính chất đề cao theo chương trình.
- Đối với phụ huynh học sinh: Các gia đình có học sinh bồi dưỡng luôn có trách nhiệm chăm lo đến con cái học tập bồi dưỡng, nhiều phụ huynh đề nghị cô giáo quan tâm bồi dưỡng cho con mình.
- Kết quả cụ thể như sau:
Đầu năm học chọn 14 em bồi dưỡng:
Cuối kỳ I xếp loại: Giỏi 10 em = 26%.
Khá 2 em = 4%.
Đến 15/3/2004 chọn 4 em xuất sắc đi thi huyện.
Kết quả thi huyện 4 em: 1 giải nhì.
1 giải ba
1 giải khuyến khích.
V. Bài học kinh nghiệm.
1- Đối với giáo viên:
- Cần xác định đúng yêu cầu nhiệm vụ, trách nhiệm và vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi, và vấn đề chất lượng học sinh môn Toán, chất lượng học sinh giỏi.
- Nhiệt tình trách nhiệm cao chăm lo đến chất lượng học sinh đặc biệt là học sinh giỏi.
- Có kế hoạch phấn đấu cụ thể cho từng đối tượng học sinh, có thời gian bồi dưỡng cu thể, có chương trình bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Nắm vững kiến thức Toán học, nội dung chương trình SGK, nắm vững phương pháp giảng dạy môn Toán, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Đối với học sinh:
- Phát động phong trào thi đua học tập thường xuyên.
- Chọn đối tượng phù hợp để bồi dưỡng.
- Hướng dẫn việc học tập và phương pháp học tập trên lớp của học sinh.
- Kiểm tra việc học tập trên lớp, học tập ở nhà của học sinh thông qua giờ dạy, vở ghi, vở bài tập...
- Sau khi kiểm tra thông báo kết quả động viên học sinh học tập đặt biệt là đối với những em có kết quả cao để phấn đấu có kế hoạch bổ sung.
3. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng, đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh giỏi để các em phát triển đồng bộ các môn nhằm tạo điều kiện cho các em phát triển môn Toán.
4. Đối với cha mẹ học sinh giỏi: Động viên hướng dẫn quản lý kiểm tra học sinh về vấn đề học tập ở nhà của học sinh. Cha mẹ phải thực sự nhiệt tình chăm lo đến con cái.
VI. Lời kết.
Trên đây là một số việc làm cụ thể gọi là những kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc bồi dưỡng Toán 6 cho học sinh. Những gì tôi viết ra đây để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo, bổ sung và khuyến khích tôi để tôi không ngừng học hỏi và nâng cao tay nghề của mình./.
Nga Văn, ngày 21 tháng 4 năm 2004
Người viết
Nguyễn Thị Trang
Phòng giáo dục huyện nga sơn
Trường THCS Nga văn
-------------------@&?-------------------
Giáo viên: Nguyễn Thị Trang
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Văn
Một số kinh nghiệm về việc bồi dưỡng
học sinh giỏi toán lớp 6
Năm học 2003-2004
**********
File đính kèm:
- Kinh nghiệm bồi dưỡng HSG Toán 6.doc