Đề tài Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong thơ

 Mối quan hệ thuật nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học là mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau. Nội dung phải được thực hiện hoá bằng một hình thức cụ thể và hình thức phải gắn với một nội dung nhất định. Trong tư duy lý luận văn học hiện đại cũng khẳng định rằng chỉ có duy nhất một thứ có ý nghĩa, đó là tác phẩm văn học như là một hiện tượng ngôn ngữ. Tác phẩm văn học trở thành trung tâm tạo nghĩa. Và hình thức tác phẩm được hiểu như là phương thức tư duy, như là thủ pháp cơ bản.

 

doc11 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý do chọn đề tài Mối quan hệ thuật nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học là mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau. Nội dung phải được thực hiện hoá bằng một hình thức cụ thể và hình thức phải gắn với một nội dung nhất định. Trong tư duy lý luận văn học hiện đại cũng khẳng định rằng chỉ có duy nhất một thứ có ý nghĩa, đó là tác phẩm văn học như là một hiện tượng ngôn ngữ. Tác phẩm văn học trở thành trung tâm tạo nghĩa. Và hình thức tác phẩm được hiểu như là phương thức tư duy, như là thủ pháp cơ bản. Do đó mối quan hệ giữa nội dung và hình thức được đặt ra như một vấn đề cơ bản trong tư duy lí luận văn học hiện đại . Nó rất cần thiết trong quá trình sáng tạo và cảm thụ văn học. Hơn nữa, qua quá trình dự giờ năm giáo viên trong đó có ba giáo viên chú trọng vào mối quan hệ nội dung và hình thức và hai giáo viên chỉ mới đầu hé mở mối quan hệ nội dung và hình thức. Kết quả cho thấy, những giờ dạy bám sát mối quan hệ nội dung và hình thức học sinh nắm kĩ và sâu hơn tác phẩm. Từ thực tế dạy và học văn hiện nay cho thấy rằng: không phải tất cả học sinh và có cả giáo viên xác định được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Phần lớn các em chỉ phát hiện ra các nội dung cơ bản của tác phẩm mà không có cơ sở .Trên tình hình đó, việc hiểu thấu đáo mối quan hệ nội dung và hình thức là rất cần thiết, hữu ích để nắm được chiều sâu của đặc trưng văn học. Nó góp phần cảm thụ và lí giải một cách sâu sắc tác phẩm, đồng thời góp phần khám phá những “khoảng trắng”, “khoảng trống”, “những chân trời chờ đợi “của tác phẩm văn học. B. Nội dung I . Nội dung – hình thức của tác phẩm văn học: 1. Nội dung của tác phẩm văn học: Nội dung của tác phẩm văn học là cái được nói đến, được đề cập đến trong tác phẩm văn học. Thông thường nội dung của tác phẩm được xem là hiện thực khách quan được phản ánh vào tác phẩm thông qua cái nhìn chủ quan của nhà văn. Hay có thể nói, nội dung của tác phẩm văn học là hiện thực khách quan đã được đồng hoá bởi chủ thể sáng tạo. Vậy nội dung tác phẩm văn học là cái quan hệ chủ quan- khách quan sống động được đánh thức dậy trong lòng khi tiếp nhận tác phẩm. Nội dung không đơn giản là cái hiện thực được miêu tả, hoặc ý nghĩ trừu tượng của nhà văn mà là một quan hệ chủ quan- khách quan. Nội dung tác phẩm không thể gói gọn trong vài câu “tác phẩm này nói về” hay “ tác phẩm này toát lên” Nội dung tác phẩm phải được xem xét trong toàn bộ các yếu tố của tác phẩm.Song trong thực tế, để nắm bắt tác phẩm người ta vẫn nói lên loại nội dung của tác phẩm. Xét về nội dung của tác phẩm bao gồm các yếu tố: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật Trong tác phẩm văn học, đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong tác phẩm.Ví dụ: đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám, đề tài người lính Khi lựa chọn đề tài, nhà văn chẳng những lựa chọn một phạm vi phản ánh mà còn nhằm nêu lên những vấn đề có ý nghĩa hàng đầu về cuộc sống, xã hội, con người. Đó chính là chủ đề. Như vậy, chủ đề là vấn đề trung tâm mà nhà văn nêu lên, đặt ra trong tác phẩm theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định. Bên cạnh đề tài, chủ đề thì tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật là những yếu tố quan trọng của nội dung. Bởi tư tưởng là sự lí giải của nhà văn về chủ đề đặt ra trong tác phẩm. Còn cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của tác phẩm. Nó là tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn được cụ thể hoá một cách sinh động thành mạch cảm xúc, trạng thái tâm hồnnó giống như một chất men lôi cuốn, truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Tuy nhiên, muốn nắm được nội dung tác phẩm thì đòi hỏi phải đặt trong một hình thức nhất định, tức là nội dung nằm trong chỉnh thể thống nhất với hình thức. Khi nội dung chưa được biểu đạt qua hình thức nào đó thì vẫn ở ngoài nghệ thuật. 2. Hình thức của tác phẩm văn học: Nói tới nội dung tác phẩm là nói tới cái gì được thể hiện trong đó. Còn nói tới hình thức tác phẩm là nói tới nội dung ấy được thể hiện như thế nào? Hình thức tác phẩm do vậy chính là cách thể hiện nội dung. Chất liệu và phương tiện nghệ thuật trở thành hình thức nghệ thuật chừng nào đó trở thành biểu hiện của nội dung, trở thành hình thức có tính nội dung. Qua phân tích, hình thức nghệ thuật bao giờ cũng là hình thức của một nội dung nghệ thuật cụ thể, không lặp lại. Một đôi chỗ người ta phân tích hình thức nghệ thuật theo kiểu “ở đây tác giả dùng biện pháp so sánh”, “tác giả dùng phép ẩn dụ”.. thực chất là chưa phân tích gì về hình thức nghệ thuật mà chỉ giới thiệu các “phương tiện” nhà văn sử dụng. Nội dung có mặt trong toàn tác phẩm, do vậy hình thức cũng có mặt trong mọi yếu tố của tác phẩm. Hình thức có mặt trong ngôn từ, kết cấu, cốt truyện, thể loại, chi tiết, nhân vật... Hình thức xuất hiện trong toàn bộ tác phẩm nhưng không đơn giản là số cộng của hình thức ở các yếu tố. Hình thức chỉ xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể, trong sự thống nhất với nội dung và phụ thuộc lẫn nhau giữa các mặt của các lớp hình thức. Hình thức tác phẩm văn học có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài. Hình thức bên ngoài: là sự thực hiện bằng vật chất cái khách thể thẩm mỹ bên trong (khi ấn loát chiếm một số lượng trang giấy, khi đọc chiếm một lượng thời gian, âm thanh trầm bổng của vỏ ngôn ngữ). Hình thức bên ngoài còn là hình thức quy phạm của các thể loại ( lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn)được sử dụng vào các tác phẩm khác nhau. Hình thức bên ngoài còn là các thủ pháp mà nhà văn sử dụng (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, phép đối, phóng đại). Hình thức bên trong: là hình thức của cái nhìn nghệ thuật, là sự hiện diện của con mắt nghệ sĩ, yếu tố quy định cách tạo hình cho tác phẩm. Như vậy chất liệu và phương tiện nghệ thuật chừng nào nó trở thành sự biểu hiện của nội dung, trở thành hình thức có tính nội dung, hình thức mang tính quan niệm.Vì vậy hình thức của một tác phẩm văn học là không lặp lại, là luôn sáng tạo mới mẻ khi mang một nội dung nhất định. 3. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm: Trong tác phẩm văn học, nội dung và hình thức thống nhất với nhau. Nhưng đó không phải là sự thống nhất theo kiểu rượu và chai hay như hai mặt của tờ giấy. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức phải là sự thống nhất biện chứng không có cái này thì cũng không tồn tại cái kia. Sự thống nhất đó chính là sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Nhà văn luôn tìm tòi trăn trở tìm câu, chọn ý, lựa chọn các sự kiện, các tình huống, các nhân vật... sao cho phù hợp với tư tưởng nghệ thuật mà mình định trình bày. Biện luận về điều này, Hêghen viết: “Tác phẩm nghệ thuật mà thiếu một hình thức thích đáng thì không phải là một tác phẩm nghệ thuật thực sự”. Trong sự thống nhất đó, nội dung giữ vai trò quyết định, còn hình thức có chức năng định hình và biểu đạt nội dung. Nội dung quyết định việc lựa chọn hình thức thể loại, ngôn ngữ, nhân vật, kết cấu... Nội dung quyết định hình thức không có nghĩa là nhà văn sáng tạo ra nội dung trước rồi mới dùng hình thức phù hợp để chuyển tải. Cùng với sự hình thành và hoàn thiện nội dung là sự hình thành và hoàn thiện hình thức. Vì thế Hêghen đã nói: “Nội dung chẳng phải là cái gì khác, mà chính là sự chuyển hoá hình thức vào nội dung và hình thức chẳng có gì khác là sự chuyển hoá của nội dung vào hình thức”. Hình thức mặc dù chịu sự quyết định của nội dung nhưng hình thức cũng có ý nghĩa độc lập tương đối và có vai trò tác trọng trở lại với nội dung. Không có hình thức phù hợp thì nội dung không thể hiện ra. Các nhà triết học từ xưa đã rất coi trọng hình thức. Arixtốt cho rằng: “Chất liệu cộng với hình thức thì tạo thành bản chất của sự vật”. Sau này Lênin có nói: “Hình thức mang tính bản chất, bản chất được biến thành hình thức”. Có thể nói, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức và một yêu cầu tất yếu của tác phẩm, vì nó không chỉ tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm mà còn làm cho tác phẩm có tính nghệ thuật. II. vận dụng mối quan hệ nội dung và hình thức vào quá trình phân tích tác phẩm thơ trong chương trình THpt: Trong quá trình phân tích tác phẩm văn học, giáo viên phải giúp học sinh xác định các phương tiện hình thức để chuyển tải nội dung. Tương ứng với một hình thức nhất định sẽ có một nội dung phù hợp. Đó chính là sự hoà hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác. Vì thế giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh chỉ ra được các hình thức nghệ thuật chứa đựng nội dung mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm. ở bài viết này, chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu tất cả biểu hiện hình thức và nội dung trong các tác phẩm mà chỉ đi vào hai văn bản ở hai thời kì văn học khác nhau để từ đó thấy được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học. Nói đến thơ là gắn với cảm xúc. Không có cảm xúc thì không có thơ. Người đọc tiếp nhận cảm xúc thơ như là cảm xúc của chính mình.Thơ do vậy là tiếng nói tri âm, là sự đồng điệu về mặt tâm hồn. Do đó phân tích hình thức thơ là chú ý đến ngôn ngữ thơ, vần điệu, nhạc điệu 1. Đoạn trích “ Nỗi thương mình” trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du: a. Giáo án thể nghiệm: Ngoài phần tìm hiểu vị trí đoạn trích, đọc và cảm nhận chung, tìm hiểu từ ngữ khó, kết luận nội dung và hình thức đoạn trích gồm hai ý chính: * Cảnh sinh hoạt ở lầu xanh: (bốn câu đầu) PV:Cảnh sinh hoạt ở chốn lầu xanh được tác giả miêu tả qua những chi tiết nghệ thuật nào ? Em hãy phân tích những chi tiết nghệ thuật ấy? + Hình ảnh ước lệ tượng trưng “bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm”, kết hợp với những điển tích “Tống Ngọc, Trường Khanh” Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được hoàn cảnh sống của Kiều. + Đặc biệt với cụm từ “bướm lả ong lơi” là cách sử dụng từ rất sáng tạo của Nguyễn Du. Ông đã tách 2 từ ghép “ong bướm lả lơi” để tạo thành một cụm từ mới “bướm lả ong lơi” làm tăng nét nghĩa cho câu thơ. +Ngoài ra ông còn sử dụng hình thức đối xứng trong từng câu đã cho người đọc thấy được hoàn cảnh sống của Kiều: đó là một cuộc sống tấp nập, nhộn nhịp, xô bồ ở chốn lầu xanh. * Tâm trạng Thuý Kiều: (câu 5-hết) -PV: Tác giả chọn thời gian nào để miêu tả tâm trạng của Kiều khi ở lầu xanh? Em có nhận xét gì về nhịp thơ ở hai câu đầu đoạn 2 này? + Thời gian:đêm khuya: sau khi khách làng chơi đã ra về, sau khi lăn lộn trong cuộc sống đầy thô bỉ, Kiều phải đối diện với chính mình và thấy rõ lòng mình nhất. + Nhịp thơ có sự biến đổi từ nhịp chẵn vốn quen thuộc của thể thơ lục bát 2/2/2 hoặc 4/4 sang nhịp lẻ, không đều nhau 3/3 hoặc 2/4/2. Chính sự biến đổi này cho thấy tâm trạng nhân vật có sự biến động. PV: ở những câu thơ tiếp theo Nguyễn Du đã dùng những thủ pháp nghệ thuật nào ? Có tác dụng gì? + Kết hợp với các điệp từ “mình” ba lần trong một câu, từ “sao” bốn lần trong 4 câu từ đó thấy được sự trăn trở, dày vò ghê gớm trong tân can và đó cũng chính là sự cô đơn, cô độc của Kiều. + Đối: Quá khứ > < hiện tại Khi sao? Giờ sao? Mặt sao? Thân sao? + Những câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm thán...để thấy được sự phủ phàng, cay đắng, nhục nhã, ê chề của Kiều. + Thành ngữ chéo: “dày gió dạn sương, Bướm chán ong chường” để nhấn mạnh sự vùi dập ê chề, nhục nhã của Kiều. Tất cả các biện pháp nghệ thuật trên đã biến đoạn thơ thành lời độc thoại nội tâm của nhân vật, từ đó đoạn thơ đã trực tiếp phơi mở tâm trạng xót thương cho thân phận nàng Kiều. Càng nghĩ đến quá khứ với một cuộc sống êm đềm, phong lưu, nề nếp Kiều càng ngơ ngác, đau xót không hiểu vì sao có thay đổi thân phận nhanh như vậy. Nhịp thơ về sau càng nhanh, dồn dập càng thể hiện được tâm trạng sống cồn liên miên không dứt, nhức nhối trong trái tim, bất hạnh của Kiều. Như vậy qua các hình thức nghệ thuật: đối xứng, điệp từ, điệp ngữ, từ láy, ước lệ tượng trưng, những câu hỏi tu từ, sự biến đổi nhịp thơ ... Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều trước sự thay bậc đổi ngôi. Đồng thời đoạn trích đã cho thấy được quá trình tự ý thức về thân phận của Kiều. Đây chính là nội dung cơ bản của đoạn trích. b. Giáo án đối chứng: PV: Mở đầu đoạn thơ tác giả muốn nói lên điều gì? Hoàn cảnh sống đầy trớ trêu của Kiều: đó là cuộc sống kẻ vào người ra tấp nập, nhộn nhịp. PV: Trước hoàn cảnh đó tâm trạng Kiều như thế nào? + Kiều cảm thấy cô đơn, đau đớn cho thân phận mình. + Kiều nhớ về quá khứ và đối diện với hiện tại nên cảm thấy nhục nhã, ê chề cho thân phận mình. + Tác giả rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật. PV: Từ nỗi đau riêng, Kiều kể lại những sinh hoạt ở chốn lầu xanh như thế nào? + Cảnh vật: cảnh vật đẹp, trang nhã nhưng lạnh lẽo, hờ hững. + Tâm trạng: cô đơn, buồn vì không có người tri âm, tri kỉ. 2. Bài thơ “ Tràng giang” của Huy Cận: a. Giáo án thể nghiệm: Ngoài phần tìm hiểu chung về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bài thơ tập trung vào các nội dung sau: PV: Em hãy xác định âm điệu chung của bài thơ? * Âm điệu chung: buồn, cô đơn. PV: Những yếu tố nghệ thuật nào tạo nên âm điệu chung của bài thơ? (cách sử dụng nhịp điệu, từ ngừ, hình ảnh, không gian, thời gian) Phần này cho học sinh thảo luận. * Những yếu tố nghệ thuật tạo nên âm điệu chung của bài thơ: + Nhịp điệu: Thể thơ tất ngôn với cách ngắt nhịp 2/2/3 có khuynh hướng nới dài thành nhịp 4/3 tạo nên nỗi buồn mênh mang vô tận. + Từ ngữ: đậm sắc thái biểu cảm , kết hợp với những từ láy: buồn điệp điệp, đìu hiu, cô liêu, lặng lẽ, dờn dợngợi một nỗi buồn miên man , triền miên không dứt. Ngoài ra cách kết hợp từ rất sáng tạo, đầy bất ngờ: Sâu chót vót tạo ấn tượng vừ sâu hun hút vừa cao chót vót. Không gian mở rộng hai chiều. + Hình ảnh thơ: “Con thuyền xuôi mái”, “Thuyền về nước lại” gợi ý niệm chia li “Củi một cành khô”, “ lơ thơ cồn nhỏ” gợi sự bơ vơ lạc lõng, tan tác. “chim nghiêng cánh nhỏ” gợi sự bé bỏng, mênh mông. Ngoài ra tác giả còn sử dụng những từ ngữ đối xứng: sông dài >< trời lên, vì thế nó mở ra chiều kích vô biên của không gian. Cảnh vật trở nên trơ trọi, lẻ loi giữa cái không gian rộng lớn. + Không gian: cảnh “trời rộng sông dài”. + Thời gian: “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Không gian, thời gian đều vận động gợi buồn và chuyển động theo hướng chia li, tan tác, trống vắng. * Nỗi lòng của nhà thơ trước thiên nhiên, đất nước: PV: Cảm nhận của em về nỗi niềm thi nhân trước cảnh sắc thiên nhiên? Vì sao thi nhân mang tâm trạng ấy? + Đó là nỗi buồn triền miên, trùng điệp giữa cảnh trời nước bao la. Nỗi buồn của cái tôi cô đơn hữu hạn trước không gian, thời gian vô hạn, vĩnh hằng. Sự khao khát hướng tới cái bất tử làm cho con người cảm thấy buồn. Cái buồn tàng ẩn trong bóng chiều sa, mong manh như một linh cảm mơ hồ nhưng rất thật. + Nỗi buồn đó còn bắt nguồn từ thân phận của một người dân mất nước. đĐây là nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ- một nét đặc trưng trong phong cách thơ Huy Cận. b. Giáo án đối chứng: PV: Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả vấn đề gì? “Sóng gợn Tràng Giang. Con thuyền xuôi mái.” đ Con sông rộng dài mở ra không gian vô tận. PV: Khổ hai tác giả muốn thể hiện tâm trạng gì? “ Sầu trăm ngả” “ Củi một cành khô lạc mấy dòng” Hình ảnh này mang tính biểu trưng để miêu tả một nỗi niềm, một thân phận. “ Cồn nhỏ.đìu hiu” “ vãn chợ chiều” “trời rộng bến cô liêu” đCảnh vật trở nên trơ trọi giữa không gian ba chiều thăm thẳm. PV: Khổ ba tác giả thể hiện tâm trạng gì? “ Bèo dạtnối hàng” đ Sự lạc lõng trải dài nỗi buồn. “ Mênh mông không một chuyến đò ngang” đ Sự chia cắt giữa tình người Bốn câu cuối: là tâm trạng buồn nhớ của nhà thơ: một nỗi nhớ không giải thích được. Đó cũng là tình cảm đối với quê hương đất nước. Từ việc vận dụng mối quan hệ nội dung và hình thức vào tìm hiểu hai bài thơ ở hai thời kì văn học tiêu biểu, bước đầu tôi thấy có sự chuyển biến của các em trong quá trình nhận thức và tiếp nhận văn học. Các em không chỉ nắm vững nội dung tác phẩm mà có khả năng lí giải tác phẩm. Trong tổng số 94 em phân tích dựa vào mối quan hệ nội dung và hình thức và 94 em chỉ tập trung khai thác nội dung kết quả cho thấy như sau: Số lượng Giáo án thể nghiệm Giáo án đối chứng Giỏi 16 7 Khá 34 28 Trung bình 40 42 Yếu 4 9 Kém 0 4 Tỉ lệ giỏi tăng 9 em chiếm 9,6 % Tỉ lệ khá tăng 6 em chiếm 6,4 % Học sinh yếu kém giảm 13 em chiếm 13,8%. Học sinh tham gia phát biểu, thảo luận sôi nổi hơn trong giờ học. * Từ quá trình vận dụng đó tôi rút ra một số giải pháp sau: - Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn học giáo viên phải cho học sinh nắm được được đặc trưng thể loại và vận dụng vào phân tích tác phẩm . - Giáo viên phải hướng học sinh nắm được nội dung tác phẩm thông qua các hình thức biểu hiện. - Người dạy phải thiết kế được hệ thống câu hỏi có vấn đề có tác dụng kích thích trí não vừa khơi dậy ham muốn tìm hiểu, lí giải của học sinh đối với nội dung và hình thức đồng thời thấy được mối quan hệ giữa chúng. - Muốn đạt được hiệu quả như mong muốn giáo viên cần chú trọng vào hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà chu đáo theo câu hỏi gợi ý . Đây là thao tác quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của giờ học. C. Kết luận Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên chúng ta có thể thấy rằng : một tác phẩm văn học có giá trị là một tác phẩm phải có nội dung sâu sắc và hình thức mới mẻ.Thiếu hoặc yếu một trong hai điều kiện trên thì giá trị và sức hấp dẫn của tác phẩm sẽ bị giảm đi theo những mức độ khác nhau. Vì vậy trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, giáo viên phải cho học sinh thấy được sự thống nhất để tạo nên tính chỉnh thể có tính nghệ thuật cao. Sự thống nhất này không chỉ là mục đích mà nhà văn hướng tới mà còn là thước đo tài năng của nhà văn. Vì vậy hình thức hàm chứa mọi quy tắc biểu hiện của nội dung. Muốn hiểu được nội dung chỉ có một con đường là đi sâu vào khám phá hình thức. Đúng như nhà văn L. Léonov đã nhận xét: Tác phẩm nghệ thuật đích thực- nhất là tác phẩm ngôn từ- bao giờ cũng có một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung. Đánh giá của hội đồng khoa học Quảng Trị , ngày 10 tháng 5 năm 2008 Người viết Phan Thiên Nga Tài liệu tham khảo Tác phẩm văn học như một quá trình- Trương Đăng Dung ( NXB Khoa học xã hội). Dẫn luận thi pháp học- Trần Đìmh Sử ( NXB Giáo dục). Lí luận và phê bình văn học - Trần Đìmh Sử ( NXB Giáo dục). 4 Lí luận văn học - Trần Đìmh Sử , Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà...( NXB Giáo dục). Lí luận văn học phần tác phẩm văn học- Lê Tiến Dũng ( NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh).

File đính kèm:

  • docmoi qua he noi dung va hinh thuc trong tho.doc