Bài giảng Ngữ văn 12: Chiều tối - Hồ Chí Minh

I. Tìm hiểu chung.

 1. Hoàn cảnh sáng tác, vị trí bài thơ.

- Đây là bài thơ thứ 31 trong tập “ Nhật ký trong tù”.

- Bài thơ được sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên con đường từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

 2. So sánh nguyên tác và bản dịch.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12: Chiều tối - Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiều tốiHồ Chí Minh Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Hồng Trường THPT Nông Cống 3I. Tìm hiểu chung. 1. Hoàn cảnh sáng tác, vị trí bài thơ.- Đây là bài thơ thứ 31 trong tập “ Nhật ký trong tù”.- Bài thơ được sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên con đường từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. 2. So sánh nguyên tác và bản dịch.Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa tầng khôngCô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng.Chiều tối.Quện điểu quy lâm tầm túc thụ.Cô vân mạn mạn độ thiên khôngSơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồngChim mỏi về rừng tìm cây ngủChòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;Thiếu nữ xóm núi xay ngô,Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.- Câu 2. Không diễn đạt được hình ảnh “cô vân” (chòm mây lẻ loi, cô đơn), hình ảnh “mạn mạn” (chậm chậm, lững lờ).- Câu 3. Không có chữ tối nhưng người đọc vẫn cảm nhận được cảnh trời tối (trong nguyên tác).- Câu 3 & 4. ở nguyên tác có sự lặp lại “ma bao túc, bao túc ma hoàn” nhằm gợi ra sự vận động tròn đều của cối xay ngô.II. Đọc – hiểu văn bản.1. Hai câu đầu.- Thời gian: Chiều tối (là khoảng giao điểm giữa ngày và đêm). Đây là sự vận động, là nhịp điệu của cuộc sống => Thời gian tâm trạng.- Không gian: Cảnh núi rừng vắng vẻ => Không gian tâm trạng.- Cảnh: Buồn tẻ, hiu hắt. + Chim: Mỏi mệt tìm chốn ngủ. + Mây: Cô đơn, lững lờ trôi. Cảnh tuy buồn nhưng lại tô đậm tư thế hiên ngang của người tù – thi sĩ. Dù bị mất tự do nhưng luôn ngẩng cao đầu và cảm nhận cảnh vật ở tầm cao nhất. Cảnh có sự vận động nhưng tốc độ chậm, cường độ thấp, mở ra không gian tâm trạng của nhân vật trữ tình ( cảnhbuồn, người buồn). Đây chính là nghệ thuật mượn cảnh tảtình, tạo cho bài thơ mầu sắc cổ điển. Khát vọng tự do ẩn kín trong đôi mắt dõi theo cánh chim, chòm mây trên bầu trời rộng.2. Hai câu sau. Thời gian – không gian có sự vận động. + Thời gian: Chiều tối. + không gian: Cao thấp. Rộng hẹp. Cảnh ở tầm thấp là cảnh có sự sống, có sự vui vẻ, tương phản với cảnh ở tầm cao. Cảnh vận động từ buồn sang vui. Đó cũng là sự vận động trong lòng tác giả => Đối với Bác, ở đâu có hoạt động sống của con người thì ở đó là vui. Niềm vui của Bác gắn liền với cuộc sống của nhân dân lao động.- Nghệ thuật: Tạo ra sự tương phản rõ rệt ( tối >< sáng).Trong bài thơ, Bác không hề nói tới bóng tối ngưng ngời đọc vẫn cảm thấy bóng tối đang phủ trùm xuống xóm núinhờ có chữ “hồng” ở cuối bài thơ. Đây cũng chính là nhãntự của bài thơ. Đó cũng là nét nổi bật của phong cách thơ Bác. Luôn hướng tới sự sống, ánh sáng.III. Kết luận. - Bài thơ là một nét bằng chứng về phong cách nghệ thuật của thơ Bác. Được hình thành từ quy luật tương phản ở nhiều góc độ. + Hai câu đầu và hai câu sau. + Bóng tối và ánh sáng. + Thời gian và không gian. + Thời gian, không gian và lòng người. - Bài thơ cũng thể hiện những phẩm chất cao quý của Bác. Mọi niềm vui, nỗi buồn đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân, của nhân loại, một tấm lòng tha thiết tình người. Đây cũng chính là một tấm lòng nhân đạo lớn, tấm lòng nhân đạo đến mức quên mình.Bài học kết thúc,

File đính kèm:

  • pptChieu toi(8).ppt
Giáo án liên quan