Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1447 trường tiểu học. Từ năm học 2013-2014 sẽ có thêm nhiều trường áp dụng VNEN. Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ về hình thức tổ chức, phương pháp và đánh giá giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2013 về việc “Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học Mô hình Trường học mới Việt Nam”.
Để giáo viên và cán bộ quản lí thực hiện tốt công văn nói trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học nhằm:
- Cung cấp một số phương pháp, kĩ thuật chính về đánh giá thường xuyên và định kì kết quả giáo dục. Trong đánh giá thường xuyên, chú trọng tự đánh giá, đánh giá thông qua các hoạt động nhóm; cách nhận xét sự tiến bộ của học sinh qua các bài cụ thể của các môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý và các hoạt động giáo dục.
- Xác định các biểu hiện chính giúp cho việc nhận xét về năng lực và phẩm chất của học sinh tiểu học.
- Thiết kế và hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục của học sinh tiểu học như: Nhật kí đánh giá của giáo viên; Nhật kí tự đánh giá của học sinh; Phiếu đánh giá của phụ huynh; Phiếu đánh giá tổng hợp kết quả giáo dục cuối học kì I và cuối năm học.
- Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục các cấp điều chỉnh công tác chỉ đạo, quản lí kịp thời; đổi mới đồng bộ phương pháp tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá; phối hợp với gia đình và cộng đồng, huy động cả xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh.
Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học VNEN là hoạt động góp phần đổi mới đồng bộ quá trình giáo dục tiểu học, làm cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
57 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học mô hình trường học mới Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM
(Tài liệu hướng dẫn thực hiện Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH
ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1447 trường tiểu học. Từ năm học 2013-2014 sẽ có thêm nhiều trường áp dụng VNEN. Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ về hình thức tổ chức, phương pháp và đánh giá giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2013 về việc “Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học Mô hình Trường học mới Việt Nam”.
Để giáo viên và cán bộ quản lí thực hiện tốt công văn nói trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học nhằm:
- Cung cấp một số phương pháp, kĩ thuật chính về đánh giá thường xuyên và định kì kết quả giáo dục. Trong đánh giá thường xuyên, chú trọng tự đánh giá, đánh giá thông qua các hoạt động nhóm; cách nhận xét sự tiến bộ của học sinh qua các bài cụ thể của các môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý và các hoạt động giáo dục.
- Xác định các biểu hiện chính giúp cho việc nhận xét về năng lực và phẩm chất của học sinh tiểu học.
- Thiết kế và hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục của học sinh tiểu học như: Nhật kí đánh giá của giáo viên; Nhật kí tự đánh giá của học sinh; Phiếu đánh giá của phụ huynh; Phiếu đánh giá tổng hợp kết quả giáo dục cuối học kì I và cuối năm học.
- Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục các cấp điều chỉnh công tác chỉ đạo, quản lí kịp thời; đổi mới đồng bộ phương pháp tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá; phối hợp với gia đình và cộng đồng, huy động cả xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh.
Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học VNEN là hoạt động góp phần đổi mới đồng bộ quá trình giáo dục tiểu học, làm cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
I. Một số đặc điểm của mô hình trường học mới Việt Nam
Hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện thông qua hoạt động tổ chức hướng dẫn học sinh tự giáo dục.
Học sinh tự học hoặc học nhóm theo tài liệu hướng dẫn học theo khả năng, tốc độ học riêng của mình; tự giác và hợp tác để chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên là người hỗ trợ, khuyến khích mọi cố gắng, nỗ lực, sáng kiến và những tiến bộ dù nhỏ nhất của học sinh.
Hoạt động tự quản của học sinh được chú trọng phát triển. Học sinh được tự chủ, có trách nhiệm với hoạt động học tập của mình; được phát huy năng lực giao tiếp và lãnh đạo; phát triển các giá trị cá nhân.
Kiến thức học trong nhà trường luôn được gắn kết, liên hệ chặt chẽ với đời sống hàng ngày của học sinh. Huy động sự tham gia phối hợp chặt chẽ, tích cực của phụ huynh và cộng đồng trong quá trình giáo dục.
Việc đánh giá học sinh được thực hiện thường xuyên về cả kiến thức, kĩ năng, các năng lực và phẩm chất trong quá trình học tập/giáo dục; coi trọng đánh giá của học sinh (tự đánh giá, đánh giá bạn) và đánh giá của phụ huynh học sinh, cộng đồng.
II. Nội dung đánh giá
1. Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục tiểu học theo từng môn học và hoạt động giáo dục.
2. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của học sinh tiểu học: a) tự phục vụ, tự quản; b) giao tiếp, hợp tác; c) tự học và giải quyết vấn đề.
3. Đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của học sinh tiểu học: a) yêu cha mẹ, gia đình; yêu bạn bè, trường, lớp; yêu quê hương, đất nước, con người; b) tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; c) trung thực, kỉ luật; d) chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao.
III. Hướng dẫn đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học
1. Một số đặc điểm đánh giá thường xuyên trong VNEN
- Đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhận xét (không sử dụng điểm số) về kiến thức, kĩ năng học sinh đạt được theo từng bài học/chủ đề và thông qua các biểu hiện năng lực, phẩm chất.
- Đánh giá các hoạt động của cá nhân và nhóm học sinh; có sự phối hợp của giáo viên với học sinh, phụ huynh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá để kịp thời giúp học sinh phát huy mặt mạnh và khắc phục hạn chế nhằm cải thiện kết quả học tập và hiệu quả giáo dục.
2. Một số kĩ thuật chính sử dụng trong đánh giá thường xuyên
2.1. Quan sát
Mục đích quan sát: để thu thập thông tin một cách có hệ thống nhằm giúp giáo viên và học sinh cải thiện kết quả giáo dục, dạy học; có những thông tin đánh giá về học sinh đã thực sự hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ hay chưa và biết được những ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần giúp đỡ khắc phục; các hoạt động của học sinh/nhóm học sinh trong tương tác với bạn/nhóm bạn để tăng cường và cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên.
Nội dung quan sát :
Hành vi của học sinh: Quan sát về sắc thái, nét mặt, lời nói, hành động, cử chỉ, tương tác… để đưa ra những những nhận định về việc học sinh như: đã hiểu nhiệm vụ chưa? Có chú tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ không? Hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập? Có chăm chú lắng nghe khi thảo luận không? Phản ứng khi nghe ý kiến nhận xét đánh giá của cô giáo, của các bạn, sự hợp tác với các bạn trong nhóm…
Sản phẩm của học sinh:Mức độ hoàn thành theo yêu cầu của bài học.
Thời điểm quan sát: Quan sát nhóm học sinh hoặc cá nhân học sinh có thể thực hiện trong mọi thời điểm ở những địa điểm khác nhau, trong mọi hoạt động của học sinh.
Vị trí quan sát: Vị trí quan sát thích hợp, kiểm soát được toàn bộ, không ảnh hưởng đến học tập của học sinh.
Ví dụ nhận định qua quan sát:
Quan sát thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác hoặc tư thế không bình thường, người lắc lư bất ổn, có thể là dấu hiệu học sinh chưa thực sự hiểu nhiệm vụ.
Khi học sinh nhìn thẳng, dõi theo giáo viên, có cử chỉ muốn nói điều gì đó thì tùy từng tình huống có thể suy đoán là học sinh đã thực hiện xong nhiệm vụ và muốn được chuyển hoạt động tiếp theo hoặc muốn hỏi giáo viên.
Học sinh nào chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, chưa hợp tác với nhóm.
Học sinh đã thực hiện xong, thực hiện đúng nhiệm vụ hoặc những điều học sinh còn cảm thấy chưa rõ, chưa yên tâm…
Ví dụ thực hiện kĩ thuật quan sát:
Để theo dõi một/nhóm học sinh thường bị chậm tiến độ khi thực hiện một hoạt động. Cách quan sát như sau:
- Khi giao nhiệm vụ cho cả lớp, giáo viên quan sát xem học sinh đã sẵn sàng chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập (tài liệu, dụng cụ học tập,...) chưa?
- Đứng gần quan sát xem học sinh này đang tập trung vào việc học hay chưa? Có thể em đang làm việc riêng, hoặc còn chưa hiểu nhiệm vụ được giao.
- Đến tận nhóm học sinh đang học để quan sát chung cả nhóm, xem học sinh nào đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ gì.
Sử dụng kết quả và phản hồi sau khi quan sát:
Các thông tin quan sát là cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định tác động, động viên, giúp đỡ kịp thời học sinh trong học tập. Sự can thiệp giúp đỡ có thể tiến hành ngay sau khi thu được thông tin quan sát, hoặc ghi lại trong Nhật kí đánh giá của giáo viên để đưa ra quyết định giúp đỡ, can thiệp sau.
2.2. Kiểm tra nhanh
Kiểm tra nhanh nhằm xác định kịp thời hiện trạng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ bài học hoặc những ý tưởng sáng tạo của học sinh,...
Nội dung câu hỏi kiểm tra nhanh tập trung vào các kiến thức có trong bài hoặc các kiến thức cũ có liên quan. Số lượng câu hỏi tối đa là 5 câu. Kiểm tra nhanh một nội dung nhỏ thì dùng 1-2 câu hỏi.
Ví dụ:
Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 3cm và chiều rộng 2cm là bao nhiêu cm2?
Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước?
A. Không khí. B. Nhiệt độ. C. Chất thải. D. Ánh sáng mặt trời.
2.3. Phỏng vấn nhanh
Giúp giáo viên khẳng định những nhận xét ban đầu qua quan sát về mức độ đạt được theo tiến độ bài học của học sinh. Nếu học sinh thực hiện nhiệm vụ chậm hơn tiến độ chung thì cần có ngay biện pháp can thiệp như hỗ trợ trực tiếp, nhờ nhóm bạn hỗ trợ để học sinh có thể đẩy nhanh tốc độ học. Nội dung câu hỏi phỏng vấn không chỉ hỏi về kiến thức mà còn hỏi về hướng xử lí một tình huống cụ thể, về thái độ của học sinh trước tình huống,…
Ví dụ:
Khi thấy học sinh pha màu vẽ chưa đúng, giáo viên có thể hỏi: Em cho cô và các bạn biết màu trắng pha với màu đỏ thì ta được màu gì?
Khi thấy học sinh đang loay hoay mà chưa thể làm xong bài toán giáo viên có thể hỏi: Em thấy khó ở chỗ nào? Em có biết bạn nào có thể giúp em không?
2.4. Đánh giá sản phẩm của học sinh
Đánh giá mức độ hoàn thành của học sinh so với yêu cầu của mục tiêu của nhiệm vụ đặt ra và đưa ra các tình huống xử lí thích hợp.
Ví dụ: Học sinh nặn xong một vật theo mẫu khi cả lớp vẫn chưa xong. Có hai cách giáo viên có thể xử lí trong tình huống này:
- Giáo viên cần đến gần và đưa nhận xét là em nặn rất đẹp, nhưng theo em thì có thể trang trí thêm gì nữa không. Học sinh sẽ suy nghĩ và thêm những họa tiết mới cho hình nặn theo ý thích của mình. Sau khi cả lớp thực hiện xong, giáo viên có thể đề nghị học sinh nói tại sao lại có ý tưởng đó và đưa ra ý kiến khen ngợi thì học sinh sẽ phấn khởi và hứng thú hơn;
- Cho học sinh chuyển sang hoạt động tiếp theo.
2.5. Tham khảo kết quả tự đánh giá và đánh giá của nhóm học sinh.
Dựa vào những nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của chính học sinh hoặc nhóm bạn học để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh. Tùy từng trường hợp mà giáo viên có thể đánh giá để đưa ra giải pháp thích hợp.
Ví dụ: Khi học sinh phát biểu về một vấn đề, giáo viên có thể đề nghị nhóm bạn cùng học hoặc bạn của nhóm khác có nhận xét về phát biểu đó. Học sinh có thể đưa ra ý kiến bảo vệ quan điểm và cuối cùng giáo viên gợi ý để học sinh tự thống nhất những quan điểm chung về vấn đề đó hoặc để các em được bảo lưu các ý kiến khác nhau và coi đó là những nhiệm vụ cần tiếp tục tìm hiểu, giải quyết sau.
2.6. Tham khảo ý kiến đánh giá của phụ huynh
Ý kiến của phụ huynh luôn là nguồn thông tin để giáo viên tham khảo trong đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục của học sinh. Một số đặc điểm riêng của học sinh được phụ huynh cung cấp sẽ giúp cho giáo viên đánh giá đầy đủ, chính xác và phối hợp tốt hơn với gia đình trong giáo dục học sinh.
Ví dụ: Dựa vào thông tin phụ huynh cung cấp về vận động tay của học sinh thỉnh thoảng bị run nhẹ, giáo viên sẽ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ vẽ các đường viền trong bức tranh của học sinh (dù chưa được chuẩn xác) và không đề nghị học sinh sửa lại vẫn cho chuyển hoạt động tiếp theo.
3. Đánh giá thường xuyên theo chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục
3.1. Hướng dẫn chung
3.1.1. Phân nhóm học sinh:
Trong một bài học/hoạt động giáo dục, đối tượng đánh giá (học sinh) thuộc vào một trong 3 nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ:
- Nhóm 1: chưa hoàn thành;
- Nhóm 2: hoàn thành;
- Nhóm 3: hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.
3.1.2. Cách tiến hành đánh giá:
Phương pháp, kĩ thuật :
Giáo viên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật (quan sát, kiểm tra nhanh, phỏng vấn, xem xét sản phẩm,…) để đưa ra nhận định về học sinh. Chú ý nhiều hơn đến hai nhóm 1 và nhóm 3.
Mỗi bài học/hoạt động giáo dục, giáo viên tập trung để ý nhiều hơn đến các vấn đề:
Tốc độ học bài, hoàn thành nhiệm vụ theo các hoạt động;
Mức độ hiểu biết về kiến thức bài học;
Khả năng thực hiện các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu bài học/hoạt động giáo dục;
Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc thực hiện nhiệm vụ học tập;
- Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào môn học khác và vào các hoạt động sống
hàng ngày.
Đưa ra nhận định:
Từ những thông tin thu được đưa ra những nhận định cụ thể kèm theo những nguyên nhân và hướng hỗ trợ cho học sinh. Không cần ghi những biểu hiện tỉ mỉ, vụn vặt, chỉ ghi nhận định khái quát, phổ biến nhất, những điều đặc biệt cần lưu ý.
Những câu, từ thường sử dụng để ghi chép lại thông tin và nhận định thường được sử dụng: Lúng túng trong việc vận dụng…; Đọc to, rõ ràng….; Thành thạo tính toán…; Vận dụng nhanh các kiến thức cũ; Hay hấp tấp…; Còn sai sót trong đặt phép tính dẫn đến kết quả sai; Tính nhẩm vẫn còn chậm; Khả năng ghi nhớ các sự kiện yếu; Còn nhầm lẫn…; Đưa ra được …; Chưa biết…; Chưa hiểu…; Chậm chạp trong khi…; Vận dụng sai….do…;…
Xử lí các tình huống:
Sử dụng kết quả đánh giá để thực hiện sự trợ giúp kịp thời và điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh phù hợp với các tình huống:
- Còn nhiều thời gian: Đưa ra một số yêu cầu cao hơn đối với các em có kết quả đúng, tốt, đạt yêu cầu. Những em có kết quả sai, chưa đạt yêu cầu thì được làm lại với sự trợ giúp bằng cách gợi ra nguyên nhân dẫn đến kết quả sai, chưa đạt yêu cầu để các em thực hiện lại đúng quy trình và đưa ra kết quả đúng.
- Sắp hết thời gian: Cho những học sinh hoàn thành và có kết quả đúng chuyển sang hoạt động tiếp theo. Học sinh có kết quả sai, chưa đạt yêu cầu cùng với những học sinh chưa hoàn thành tiếp tục thực hiện hoạt động với sự trợ giúp của giáo viên.
- Hết thời gian: Những học sinh hoàn thành mà kết quả sai hoặc chưa đạt thì chấp nhận sự khác nhau về thời gian và tốc độ học của học sinh, vẫn cho chuyển sang hoạt động tiếp theo. Tuy nhiên cần ghi lại những nguyên nhân, biện pháp đã trợ giúp, tiếp tục hỗ trợ riêng học sinh hoàn thành nhiệm vụ và theo dõi thường xuyên để hỗ trợ kịp thời trong từng hoạt động và động viên những tiến bộ trong quá trình học tập tiếp theo của học sinh.
Lưu ý:
- Tiến trình bài học/hoạt động giáo dục không thể tách rời, trong hoạt động sẽ có những tình huống đan xen, những biểu hiện khác nhau. Vì vậy giáo viên cần linh hoạt để thực hiện đúng và phù hợp với mỗi tình huống cụ thể diễn ra trong giờ học.
- Đánh giá quá trình và kết quả\thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh theo hướng dẫn chung. Học sinh thực hiện các nội dung của bài học/hoạt động giáo dục rất đa dạng. Mỗi học sinh có thể hoàn thành tốt nội dung này, hoàn thành ở nội dung kia, nhưng cần cố gắng ở nội dung khác. Vì vậy, mỗi bài học/hoạt động giáo dục giáo viên chỉ ghi những điều cần lưu ý đặc biệt cho một số học sinh (Tham khảo các ví dụ phần hướng dẫn đánh giá đối với các môn học và hoạt động giáo dục).
3.2. Ví dụ đánh giá đối với các môn học và hoạt động giáo dục
3.2.1. Ví dụ đánh giá với môn học
Môn Toán: Bài Đề - xi - mét, Toán lớp 2
i) Những nội dung cần đánh giá theo tiến trình bài học:
Biết đề - xi – mét (dm) là đơn vị đo độ dài; biết đổi đơn vị đo từ dm ra cm; biết làm tính với các đơn vị đo độ dài là cm và dm; tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm, dm.
ii) Ví dụ nhận xét đối với học sinh cụ thể:
Biết dm là đơn vị đo độ dài; biết đổi đơn vị từ dm ra cm; chưa biết ước lượng độ dài theo đơn vị dm.
3.2.2. Ví dụ đánh giá đối với hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục đạo đức lớp 4: Bài “Biết bày tỏ ý kiến”
Những nội dung cần đánh giá theo tiến trình:
Học sinh biết mình có quyền có ý kiến riêng và được bày tỏ ý kiến bản thân về những vấn đề có liên quan đến trẻ em; biết bày tỏ ý kiến trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
Ví dụ nhận xét đối với học sinh cụ thể:
Nhận thức được trẻ em có quyền có ý kiến riêng. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trong các hoạt động tập thể.
4. Một số biểu hiện để đánh giá về năng lực, phẩm chất
Dưới đây là gợi ý một số biểu hiện cơ bản làm căn cứ đánh giá về năng lực và phẩm chất. Các gợi ý này không bắt buộc thực hiện cứng nhắc, mỗi nhà trường có thể lựa chọn, bổ sung để thống nhất hướng dẫn giáo viên trong trường.
4.1. Một số biểu hiện để đánh giá về năng lực
* Tự phục vụ, tự quản: tự chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà;sinh hoạt, học tập đúng giờ giấc; giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; biết bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; biết tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc; chấp hành sự phân công của nhóm, lớp; chấp hành nội quy lớp học, bán trú; cố gắng tự làm trước khi nhờ người khác.
* Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nhìn vào người nói chuyện; sử dụng từ ngữ đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; nói đúng nội dung cần trao đổi; kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong giao tiếp; cởi mở, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tìm sự đồng thuận; biết kết thúc trao đổi đúng lúc.
* Tự học và Giải quyết vấn đề: nắm được mục tiêu bài học; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập theo tài liệu hướng dẫn; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với nhóm; đánh giá kết quả học tập; báo cáo kết quả với nhóm, thầy cô giáo; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn bè, thầy cô giáo và bố mẹ; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập, cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học và tìm cách giải quyết.
4.2. Một số biểu hiện để đánh giá về phẩm chất
* Yêu cha mẹ, gia đình; yêu bạn bè, trường, lớp; yêu quê hương, đất nước, con người: yêu quý ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng biết ơn thầy cô giáo, yêu quý bạn bè; quý trọng người lao động;lễ phép với người lớn; nhường nhịn em nhỏ; tự hào về ông bà, bố, mẹ và những người thân trong gia đình; tự hào về thầy cô và nhà trường; tự hào về quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.
* Tự trọng, tự tin, tự chịu trách nhiệm: không nói điều sai, không làm việc sai trái; không đổ lỗi cho người khác khi mình làm sai; lắng nghe ý kiến bạn, tôn trọng bạn; nhìn thẳng vào người nói chuyện; mạnh dạn nói rõ ý kiến của mình; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai; hăng hái phát biểu, trình bày ý kiến của mình trước tập thể; tin ở mình, nhận làm việc vừa sức mình.
* Trung thực, kỉ luật: không nói dối; không nói sai về bạn; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; đi học đầy đủ, đúng giờ, xin phép khi muốn ra ngoài trong giờ học; không nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học; không quay cóp, chép bài của bạn trong kiểm tra; không lấy những gì không phải của mình; nhặt của rơi tìm người để trả lại; bảo vệ của công.
* Chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao: thích đi học; thường xuyên hỏi bạn bè, thầy cô giáo và người lớn; thích hoạt động, chăm tập thể dục, thích thể thao; thích múa hát và hay hát; thích cái đẹp, thích trang trí nhà ở, lớp học; chăm làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; vận động các bạn cùng tham gia làm đẹp trường lớp, nơi công cộng.
5. Hướng dẫn ghi Nhật kí đánh giá của giáo viên
Ghi chép mô tả những biểu hiện nổi bật qua các hoạt động học tập, sinh hoạt; những ý tưởng, hành vi, sáng kiến của học sinh; các cách học và những điều học sinh ưa thích; các mối quan hệ, ứng xử của học sinh đối với bạn bè, thày cô, cộng đồng...
Ví dụ:
Nhật kí đánh giá của giáo viên chủ nhiệm
Họ và tên học sinh: Đặng Gia Nguyên Lớp: 4A Năm học: 2013-2014
Ngày
Ghi chép
10/9
Còn quên đồ dùng học tập và sách Tiếng Anh.
11/9
Đọc bài còn nhỏ, chưa trả lời đúng câu hỏi. Tìm được nhiều từ ngữ để chỉ cùng một chủ đề.
15/9
Lễ phép chào hỏi các cô chú nhân viên trong trường, biết chăm sóc vườn hoa.
20/9
Giải nhanh được bài toán tìm số trung bình cộng của nhiều số, đã giúp bạn học bài.
...
.......
7/10
Nghỉ học. Gia đình báo là bị sốt cao (sốt dịch).
8/10
Tích cực phát biểu trong giờ Địa lí. Biết lắng nghe ý kiến của bạn.
29/10
Đã chủ động nhờ cô giáo hướng dẫn giải bài toán: Tìm hai số biết tổng và hiệu hai số đó.
…
11/12
Đọc có tiến bộ, giữ vở sạch. Còn nhầm lẫn giữa n và l trong bài chính tả.
…
9/3
Tích cực tham gia hoạt động văn nghệ chào mừng ngày 8/3. Có khả năng về múa, hát.
10/3
Đã có tiến bộ trong giờ Tập làm văn: sử dụng một số từ ngữ có hình ảnh.
14/4
Có khả năng vẽ, biết trang trí lớp học.
7/5
Có câu hỏi hay, suy luận sáng tạo trong giờ Lịch sử.
20/5
Có khả năng điều hành nhóm tốt. Trung thực trong lúc vui chơi, biết nhường bạn.
Nhật kí giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ Thuật, Thể dục,…
Môn: Âm nhạc Lớp: 4A1 Giáo viên môn học: Bạch Thanh Vân
Họ và tên học sinh
Ngày
Ghi chép
Trần Văn Tình
15/9/2013
Rụt rè không hát cùng các bạn.
26/12/2013
Hát thuộc lời ca, rõ lời. Mạnh bạo hơn.
6/4/2014
Hát đúng giai điệu. Thể hiện được sắc thái tình cảm.
…
Trịnh Thái Tú
27/9/2013
Giọng trong sáng, thích hát.
15/5/2013
Đạt giải nhất thi văn nghệ nhân ngày TL Đội.
*Giáo viên các trường có điều kiện có thể sử dụng thiết bị ghi hình để ghi lại có chủ đích những hành vi, biểu hiện…của học sinh diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định để theo dõi sự tiến bộ của học sinh và hiệu quả của các phương pháp hỗ trợ mà giáo viên đã áp dụng trong quá trình giáo dục, dạy học.
6. Hướng dẫn ghi Nhật kí tự đánh giá của học sinh
Ghi lại những điều ấn tượng, những điều muốn nói với bản thân, bạn bè, bố mẹ, thầy cô…về khả năng học tập, sự tiến bộ, cảm nghĩ, điều tâm đắc, mong ước, những điều tin rằng mình sẽ làm được,…
Thông qua các tình huống cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh ghi; chẳng hạn khi học sinh được các bạn khen tính nhẩm nhanh thì giáo viên gợi ý để học sinh ghi: Rất vui vì được bạn khen tính nhẩm nhanh. Học sinh được giáo viên khen ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, giáo viên gợi ý ghi: Về khoe với bố mẹ con được cô khen ăn mặc gọn gàng sạch sẽ…Qua đó học sinh sẽ dần dần biết cách ghi.
Ví dụ:
Họ và tên: Nguyễn Tấn Đạt Lớp: 4D Năm học 2013 – 2014
Ngày
Ghi chép
10/9/2013
Em thích nhất là được chơi trò chơi “đóng vai” trong giờ Tiếng Việt
16/9/2013
Em đi học muộn vì mẹ bị hỏng xe giữa đường. Ước gì nhà mình có xe tốt.
…
4/11/2013
Tuần này nhóm mình không được khen. Tuần sau nhóm mình phải cố gắng để ngày nào cũng được cô khen
10/11/2013
Rất vui vì mình được bạn Loan khen hát hay.
…
19/11/2013
Bài khoa học hôm nay mình chưa hiểu lắm, phải nhờ bạn Ba giải thích mấy lần.
….
10/12/2013
Hôm nay quên sách Toán ở nhà. Lần sau phải chuẩn bị cẩn thận hơn mới được.
…
16/4/2013
Bài toán cô giao khó quá, làm mãi không được, đành phải nhờ bố giải thích thêm mới làm xong
…
20/5/2014
Hôm nay nhóm mình chiến thắng trong trò chơi vẽ tiếp sức trong lớp. Tuyệt vời!!!
7. Hướng dẫn đánh giá của nhóm
Trong hoạt động học tập, giáo dục các bạn trong nhóm góp ý về các câu trả lời, bài làm, tinh thần, thái độ,… cho mỗi cá nhân; Nhật kí học sinh đã ghi lại những suy nghĩ, mong muốn của cá nhân để chia sẻ với các bạn. Trong các giờ sinh hoạt chung, nhóm cùng nhau bàn bạc về những kết quả đã đạt được trong tuần và tìm cách để có kết quả tốt hơn.
Nhóm sẽ tự đánh giá về cách thức hoạt động của nhóm, những hoạt động nào thấy thích nhất, những hoạt động nào chưa thích, hoạt động nào của nhóm khác có thể học tập…
Những ý kiến của nhóm, nếu học sinh nào thấy cần thiết hoặc thích thì có thể ghi lại vào Nhật kí tự đánh giá của học sinh.
Ý kiến trao đổi của nhóm theo nội dung:
Hoạt động thích nhất trong tuần: Kéo co. Nhóm đã giành giải “Lực sĩ”.
Hoạt động chưa thích: Hát. Cả nhóm không bạn nào có giọng hát hay; một số bạn vẫn còn quên lời.
Trong giờ vẽ, bạn Khoa đuợc phân công mang bột màu nhưng bị quên. May có bạn Lê đem đi nên cả nhóm đã hoàn thành được tranh vẽ theo chủ đề.
- Bạn Nam muốn các bạn trong nhóm, trình bày chậm hơn trong giờ học Toán để bạn theo kịp mọi người, …
Hướng dẫn học sinh ghi:
- Khi chơi kéo co, bạn Hải là người kéo khỏe nhất trong tổ. Hoan hô bạn Hải;
- Mình làm ảnh hưởng đến nhóm vì chưa thuộc lời bài hát. Phải cố gắng nhớ lời mới được;
- Mình sẽ giúp đỡ thêm Nụ trong học Toán.
8. Hướng dẫn ghi Phiếu đánh giá của phụ huynh
Phụ huynh ghi những biểu hiện, nội dung về các hoạt động học tập, sinh hoạt ở nhà, các sở thích, mặt mạnh, hạn chế của con em mình, những mong muốn của gia đình đề đạt với giáo viên và nhà trường.
Ví dụ:
Họ và tên phụ huynh: Huỳnh Thị Bản
Phụ huynh học sinh: Trương Tấn Lập Lớp: 3C1 Năm học: 2013 – 2014
Ý kiến của phụ huynh:
- Cháu đã biết bố trí thời gian học tập và sinh hoạt ở nhà.
- Cháu lễ phép với ông bà và biết nhường nhịn em nhỏ.
- Cháu chịu khó giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà.
- Cháu có ý thức chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập nhưng mẹ vẫn phải nhắc vì thỉnh thoảng vẫn còn quên. Cháu hay hỏi bố mẹ về kiến thức có liên quan tới bài học ở trường.
- Cháu có tiến bộ rõ rệt trong học tập môn Toán
- Cháu đã chịu khó vệ sinh răng miệng hơn.
- Cháu rất hiếu động, nhờ cô giáo lưu ý giúp cháu.
* Phiếu đánh giá của phụ huynh cần đưa lại cho giáo viên trước khi tổng kết học kì I hoặc tổng kết năm học. Phụ huynh có thể đưa phiếu đánh giá cho giáo viên bất cứ thời điểm nào trong năm học nếu thấy cần thiết.
** Với gia đình có điều kiện thì phụ huynh có thể gửi phiếu đánh giá qua các phương tiện điện tử để trao đổi thường xuyên hơn với giáo viên.
IV. Hướng dẫn đánh giá định kì
Đánh giá kết quả học tập từng môn học được tiến hành vào cuối học kì I và cuối năm học bằng bài kiểm tra địn
File đính kèm:
- Tai li_u H²_ng d_n =ßnh giß HS VNEN b_n 18.9.2013 (h²_ng d_n th_c hi_n CV 5737 ngay 21.8.2013).doc