Thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình SGK và phương pháp dạy học theo nghị quyết của Quốc hội số 40/ 2000/ QH X và quyết định 03/ 2002/ QĐ của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo, cho đến nay ngành GD đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi, nhất là ở bậc học THCS chương trình và phương pháp dạy học mới có rất nhiều ưu điểm. Nó phù hợp với khả năng học tập của HS, tạo niềm say mê, hứng thú học tập cho các em, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức và vận dụng linh hoạt tri thức đó vào đời sống.
17 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu chung Thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình SGK và phương pháp dạy học theo nghị quyết của Quốc hội số 40/ 2000/ QH X và quyết định 03/ 2002/ QĐ của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo, cho đến nay ngành GD đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi, nhất là ở bậc học THCS chương trình và phương pháp dạy học mới có rất nhiều ưu điểm. Nó phù hợp với khả năng học tập của HS, tạo niềm say mê, hứng thú học tập cho các em, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức và vận dụng linh hoạt tri thức đó vào đời sống. Căn cứ vào khoa học và thực tiễn của đổi mới giáo dục phổ thông, do yêu cầu của sự phát triển KHXH đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin do đó giáo dục cũng cần có sự thay đổi về phương pháp và nội dung. Trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi mỗi người giáo viên phải năng động, sáng tạo xây dựng phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu xã hội hiện đại, ngoài những trang thiết bị, các dụng cụ thí nghiệm – Máy vi tính là thiết bị hỗ trợ dạy học không thể thiếu ở mỗi nhà trường. Vai trò ứng dụng bài giảng điện tử Được sự quan tâm của các cấp, ngành, đặc biệt là ngành giáo dục. Tất cả các trường học trên địa bàn Thị xã HG nhất là các trường THCS đã được trang bị các phòng học vi tính, phòng học với các thiết bị trợ giảng bằng hệ thống đa phương tiện. Đó là điều kiện thuận lợi để khuyến khích và động viên GV thiết kế nội dung và trình bày bài giảng của mình trên máy vi tính. Với nội dung cơ bản của chủ đề năm học 2008 - 2009 là: “ Đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học ” thì việc soạn giáo án và thiết kế bài giảng trên máy vi tính là một bước cải tiến lớn trong việc dạy và học. Giúp học sinh tiếp cận thông tin một cách chủ động hơn, gắn liền giữa bài học và thực tiễn cuộc sống thông qua các hình ảnh trực quan sinh động. Chính vì vậy mà hiệu quả giáo dục được nâng lên rõ rệt, mang tính chuyên nghiệp cao. Việc sử dụng phần mềm powerpoint trong thiết kế bài giảng điện tử hết sức tiện lợi, nó có khả năng định lượng và trật tự hoá các luồng thông tin phù hợp với công tác giảng dạy, mô phỏng được trình tự giảng dạy của GV. Mỗi phần của bài giảng xuất hiện trước các em HS đơn giản chỉ bằng một thao tác nhấp chuột, kèm theo những hiệu ứng hoạt hình tạo cho lớp học một không khí sôi nổi, hào hứng và hăng say học tập. Giáo viên có thể điều khiển được thứ tự các luồng thông tin đến với học sinh, giúp các em tập trung cao hơn vào những nội dung kiến thức của bài. Ngoài hệ thống kênh chữ để truyền tải thông tin ta có thể minh hoạ thêm bằng các hình ảnh, bảng biểu, đồ thị, âm thanh … Mỗi đối tượng được trình bày đều có thể được hoạt hoá theo một kiểu hiệu ứng khác nhau. Môn Ngữ Văn cũng như bất cứ một môn học nào khác là mục tiêu chung của bậc học, là môn KHXH - điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS. Môn Ngữ Văn còn có vị trí quan trọng bởi mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng có thể góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn. Vị trí đó toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn với đời sống. Từ vai trò của bộ môn Ngữ Văn nói trên việc sử dụng giáo án điện tử cho phân môn Tiếng Việt, Tập Làm Văn và đặc biệt là trong tiết dạy văn bản sẽ thu hút, gây hứng thú tích cực cho HS. Trên cơ sở được hỗ trợ về nghe nhìn, các em sẽ cảm thụ văn bản một cách sâu sắc, có những rung động tinh tế mà nhiều khi thầy cô không thể diễn tả hết bằng lời. Ví dụ: Với đối tượng là HS vùng đồng bằng các em rất khó tưởng tượng được phong cảnh, cảnh vật thảo nguyên, cao nguyên thì đây … thảo nguyên sẽ hiện ra trước mắt các em. Thưa các đồng nghiệp! Khi được cùng tổ chuẩn bị cho hội thảo hôm nay, tôi bỗng nhớ tới một tình huống cách đây khá lâu: khi dạy Truyện Kiều của lớp 9 (cũ) có hai câu thơ nói về cảnh Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều: “Người lên ngựa, kẻ chia bào Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san” Thì bỗng một HS đứng lên: Thưa cô em chưa từng được nhìn thấy cây phong, rừng phong nó như thế nào? Nó có đẹp không ạ? Nước mình có cây phong không? Trước tình huống đó tôi rất bối rối vì bản thân tôi thực tế chưa được nhìn thấy cây phong như thế nào nên không thể giải thích ngay cho các em được và tôi đã nợ các em một lời hứa. Và hôm nay một điều chắc chắn khi được học bài: “Hai cây phong” với ứng dụng KHCN thông tin và ngòi bút miêu tả, kể chuyện điêu luyện của nhà văn Ai- Ma- Tốp, ấn tượng về hai cây phong, về tình thầy trò, tình yêu quê hương đất nước … sẽ đọng mãi trong lòng các em. Thưa các đồng nghiệp! Hiệu quả của phương pháp thiết kế và dạy học bằng giáo án điện tử là không thể phủ nhận. Song để thực hiện được hiện còn gặp rất nhiều khó khăn như: Cơ sở vật chất, việc ứng dụng KHCN thông tin của mỗi giáo viên … Nhưng chúng ta vẫn tin tưởng rằng một ngày không xa, cùng với sự phát triển của xã hội, với nền CNH – HĐH đất nước, sự quan tâm của các cấp, các nghành ,với tinh thần học hỏi, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Dạy học bằng giáo án điện tử sẽ dần thay thế cho phương tiện dạy học hiện nay. Xin cảm ơn các vị đại biểu, các đồng chí, đồng nghiệp đã tới dự buổi hội thảo hôm nay. Rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng chí để chúng tôi hoàn thành tốt hơn trong các buổi hội thảo lần sau. Xin trân trọng cảm ơn! Sau đây, xin mời các đồng chí tham dự một tiết học môn Ngữ Văn lớp 8 bằng phương pháp sử dụng giáo án điện tử bài: Hai cây phong. GV thực hiện: Nguyễn Thị Việt Hằng
File đính kèm:
- LY THUYET VAN.ppt