Đề tài Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở trường tiểu học

Chương 1: Hệ thống TBDH ở trường tiểu học

Chương 2: Lắp đặt TBDH

Chương 3: Bảo quản TBDH

Chương 4: Tự làm TBDH

 

ppt57 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở trường tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở trường tiểu học Chương 1: Hệ thống TBDH ở trường tiểu học Chương 2: Lắp đặt TBDH Chương 3: Bảo quản TBDH Chương 4: Tự làm TBDH Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở trường tiểu học Chương 1: HỆ THỐNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Chương 1: HỆ THỐNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Thiết bị dạy học Là một bộ phận CSVC của nhà trường. Bao gồm: những đối tượng vật chất và phương tiện kĩ thuật dạy học. Được GV và người học sử dụng để tiến hành các hoạt động dạy học. Chương 1: HỆ THỐNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC II. Phân loại TBDH dùng chung: máy chiếu đa năng; tivi, đầu đọc đĩa; hệ thống tăng âm, loa, micro; máy in; máy quay phim; máy tính; mạng máy tính;… TBDH dùng trên lớp: phân loại theo loại thiết bị và theo môn học. (Tham khảo “Danh mục các TBDH chuẩn ở cấp tiểu học theo qui định của Bộ GD&ĐT hàng năm). Chương 1: HỆ THỐNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẦN THỰC HÀNH Phiếu giao việc 1: Tổ chức chia nhóm phân loại TBDH theo loại. Chương 1: HỆ THỐNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẦN THỰC HÀNH Phân loại theo môn học 1. Tiếng Việt: Bộ chữ (chữ rời, bảng mẫu chữ) 2. Toán: Que tính, mô hình Thẻ hình, bộ hình Bộ cân, bộ chai, bộ thước Chương 1: HỆ THỐNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẦN THỰC HÀNH Phân loại theo môn học 3. Đạo đức: Bộ tranh, ảnh Đĩa CD, VCD 4. Khoa học: Tranh (câm) Thiết bị lắp ráp Thiết bị thí nghiệm Chương 2: Lắp đặt thiết bị dạy học ở trường tiểu học Chương 2: Lắp đặt TBDH ở trường tiểu học Mô hình bánh xe nước Mô hình Trái Đất - Mặt Trời - Mặt Trăng Chai lọ thí nghiệm Hộp đối lưu 1. Mô hình bánh xe nước Phễu để rót nước Buồng tua-bin và hệ thống phát điện Khay chứa nước Nguyên lý hoạt động? Vai trò của từng bộ phận? Chương 2: Lắp đặt TBDH ở trường tiểu học 2. Mô hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất - TBDH TN&XH 3 - Mô phỏng sự chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng; giải thích một số hiện tượng tự nhiên: ngày, đêm, trăng tròn, trăng khuyết… - Thực hành lắp đặt và vận hành. Chương 2: Lắp đặt TBDH ở trường tiểu học 3. Chai lọ thí nghiệm Gồm: 02 ống trụ (nhựa) dài 200mm, chia vạch 10mm. 2. 02 ống trụ (nhựa) dài 200mm, chia vạch 10mm. 3. Chậu nhựa 4. Đĩa đèn (nhựa), khoan 77 lỗ cách đều nhau. Dùng trong Không khí gồm những thành phần nào (bài 32), Không khí cần cho sự cháy (bài 35, Khoa học 4). Chương 2: Lắp đặt TBDH ở trường tiểu học Thực hành 03 thí nghiệm: Xác định hai thành phần của không khí Chứng minh càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ôxi cung cấp cho sự cháy được lâu hơn. Chứng minh muốn sự cháy diễn ra liên tục cần phải lưu thông không khí. Chương 2: Lắp đặt TBDH ở trường tiểu học 4. Bộ thí nghiệm hộp đối lưu Gồm: 02 nửa hộp bằng nhựa AS, có thể khép kín lại với nhau. 02 ống hở hai đầu bằng thủy tinh trong suốt. 02 đĩa sứ. 02 gioăng cao su gắn vừa ống thủy tinh với vỏ hộp, đĩa sứ. Là TBDH môn Khoa học 4, bài 37: Tại sao có gió ? Giải thích hiện tượng có gió trong tự nhiên. Chương 2: Lắp đặt TBDH ở trường tiểu học Chương 3: Bảo quản, quản lí thiết bị dạy học ở trường tiểu học Chương 3: Bảo quản, quản lí thiết bị dạy học I. Qui định chung Nắm được danh mục TBDH tối thiểu đối với từng môn học Có những kiến thức chung cần thiết ở lĩnh vực giáo dục tiểu học và yêu cầu về sử dụng từng TBDH ở mỗi môn học . Có kỹ năng phân loại các TBDH. Phải cất giữ, bảo quản TBDH nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. Phải sắp xếp một cách khoa học, cẩn thận, đúng nơi qui định để thuận lợi cho việc sử dụng. I. Qui định chung Hướng dẫn HS không lấy thiết bị đó làm đồ chơi, khi sử dụng xong cả GV và HS đều cất vào đúng nơi qui định. Thiết bị của GV và HS lưu giữ tại tủ đựng thiết bị, không mang về nhà. Thiết bị dùng chung cho cả khối lớp, có quy định giao cho GV một lớp cụ thể quản lý, bảo quản, GV khác mượn phải đúng người cho mượn. Chương 3: Bảo quản, quản lí thiết bị dạy học II. Thực hiện bảo quản các loại TBDH Theo đặc trưng về chất liệu, tính bền vững, đặc thù riêng và yêu cầu sử dụng của TBHD Theo môn học Chương 3: Bảo quản, quản lí thiết bị dạy học 1.1. Bản đồ, tranh ảnh giáo khoa Nên ép plat-tic, đóng nẹp; Nên có chỗ treo ảnh, bản đồ (dễ hỏng khi cuộn); Nên sắp xếp theo thứ tự để tiện sử dụng. Ch3: Bảo quản TBDH theo chất liệu... 1.1. Bản đồ, tranh ảnh giáo khoa Ch3: Bảo quản TBDH theo chất liệu... 1.2. Băng đĩa Dễ hỏng Cần để nơi khô ráo, thoáng mát; tránh va chạm. Không cầm vào lòng đĩa, dễ làm xước đĩa; dùng xong phải cho vào bao bì. - Nên dán nhãn và sắp xếp theo thứ tự để tiện sử dụng. - Thường xuyên lau chùi sạch sẽ. Ch3: Bảo quản TBDH theo chất liệu... 1.3. Thiết bị dùng chung cho cả lớp - Có qui định giao cho GV một lớp cụ thể quản lý, bảo quản, GV khác mượn phải trả đúng cho người mượn. Thiết bị của GV và HS lưu giữ tại tủ đựng thiết bị, không mang về nhà. Ch3: Bảo quản, quản lí thiết bị dùng chung Ch3: Bảo quản, quản lí thiết bị dùng chung 1.4. Thiết bị có yêu cầu lắp ráp (chủ yếu là các mô hình ở các môn học Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Kỹ thuật) Nắm chắc phương pháp lắp ráp và vận hành, luôn sắp xếp các chi tiết, dụng cụ gọn gàng vào trong hộp đựng, kiểm tra đúng chủng loại, đủ về số lượng và đúng vị trí qui định trong hộp đựng. Sau khi thực hành xong, trước khi cho vào hộp phải lau chùi sạch sẽ và xếp đúng vị trí của mỗi chi tiết trong hộp. Khi giao và nhận lại TBDH này cần kiểm tra đủ, chủng loại, số lượng, tránh rơi vãi, thất thoát. Chương 3: Bảo quản, quản lí thiết bị dạy học 2.1. Môn Tiếng Việt TBDH môn Tiếng Việt chủ yếu gồm các bộ tranh (bộ tranh dạy kể chuyện, bộ tranh dạy tập làm văn,…). Để tăng độ bền và hiệu quả sử dụng cao cần làm nẹp cho thiết bị và có chỗ để treo, không cuộn lại vì như vậy dễ hư hỏng. Nếu có điều kiện cần ép plát-tic cho các thiết bị này. Ch3: Bảo quản, quản lí theo môn học 2.2 Môn Toán TBDH môn Toán chủ yếu được đóng trong hộp theo mỗi lớp, bao gồm nhiều chi tiết. GV và HS sử dụng thiết bị đúng mục đích, không biến thành đồ chơi, cất giữ đúng nơi quy định, không mang về nhà. Ch3: Bảo quản, quản lí theo môn học 2.3. Môn Khoa học, môn Tự nhiên và Xã hội - TBDH môn Khoa học, môn Tự nhiên và Xã hội chủ yếu là tranh ảnh và các dụng cụ mô hình. - Đối với tranh ảnh: cần làm nẹp và có chỗ treo, không nên cuộn lại vì sẽ mau hỏng. - Đối với dụng cụ, mô hình: cần đổ hết nước, lau sạch, để khô và xếp đúng vị trí của mỗi chi tiết trong hộp. Ch3: Bảo quản, quản lí theo môn học 2.4. Môn Lịch sử và Địa lí TBDH môn Lịch sử và Địa lí chủ yếu là tranh ảnh, lược đồ, bản đồ nên cần ép plat-tic để tăng độ bền và hiệu quả sử dụng. Tránh để nhàu nát, rách mép và không cuộn lại. Ch3: Bảo quản, quản lí theo môn học 2.5. Môn Âm nhạc - Tranh ảnh: cần làm nẹp và ép plat-tic , có chỗ để treo, không cuộn lại vi như vậy dễ hư hỏng. - Các dụng cụ (đàn, tiêu, sáo,…) được tranh bị chung cho nhà trường thường được để cố định, vì vậy, sau khi sử dụng xong cần để đúng nơi quy định . - Băng đĩa hình, đĩa tiếng cần để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh va chạm. Đặc biệt không cầm vào lòng đĩa, dễ làm xước đĩa, dùng xong phải cho vào bao bì, thường xuyên lau chùi sạch sẽ. Cần dán nhãn và sắp xếp ngăn nắp theo thứ tự để tiện sử dụng. Ch3: Bảo quản, quản lí theo môn học 2.6. Môn Mĩ thuật - Tranh ảnh: cần làm nẹp và ép plat-tic , có chỗ để treo, không cuộn lại vi như vậy dễ hư hỏng. - Cặp vẽ, hộp đựng màu bột, bút vẽ và các thiết bị kèm cần lau rửa sạch sẽ, để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. - Hộp đựng màu bột: không lật úp làm màu bột đổ ra ngoài hoặc lẫn lộn không sử dụng được. - Bảng pha màu: cọ sạch, lau khô và để đúng nơi quy định Ch3: Bảo quản, quản lí theo môn học 2.7. Môn Thủ công, môn Kĩ thuật không tháo chi tiết, bộ phận một cách tùy tiện cần tháo, lắp theo đúng quy trình, đúng kĩ thuật. cần phải nắm rõ các thiết bị để bàn giao và nhận lại đầy đủ. Ch3: Bảo quản, quản lí theo môn học 2.8. Môn Đạo đức - Tranh ảnh: cần làm nẹp và ép plat-tic , có chỗ để treo, không cuộn lại vì như vậy dễ hư hỏng. - Băng đĩa hình, đĩa tiếng cần để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh va chạm. Đặc biệt không cầm vào lòng đĩa, dễ làm xước đĩa, dùng xong phải cho vào bao bì, thường xuyên lau chùi sạch sẽ. Cần dán nhãn và sắp xếp ngăn nắp theo thứ tự để tiện sử dụng. Ch3: Bảo quản, quản lí theo môn học 2.9. Môn Thể dục TBDH chủ yếu: tranh, ảnh; dây, cọc, lều, lưới, bóng… Một số thiết bị, dụng cụ là phương tiện đảm bảo an toàn cho HS. Ngoài những quy định chung về bảo quản, cần có trách nhiệm trong việc sử dụng, dùng xong để đúng nơi quy định, tránh mất mát, hư hỏng; những thiết bị phục vụ việc tập luyện cần để nơi bóng mát, có mái che. Ngoài ra, nhân viên thiết bị phải có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng định kì (kiểm tra thường xuyên chất lượng, độ an toàn; sửa chữa hoặc thay thế kịp thời những thiết bị, dụng cụ bị hỏng hóc). Ch3: Bảo quản, quản lí theo môn học 3. Tổ chức cho học sinh thực hiện việc bảo quản thiết bị dạy học - Lấy đúng thiết bị cho bài học. Dùng xong, cất đúng nơi quy định. - Tổ chức cho HS sắp xếp đồ dùng học tập để dễ sử dụng. - Tổ chức cho HS làm nẹp để bảo quản tranh ảnh giáo khoa, bản đồ. - Tổ chức cho HS lau chùi các TBDH. - Tổ chức hướng dẫn HS cách sử dụng và bảo quản thiết bị trong môn Mĩ thuật và Thể dục * Lưu ý: Nên phối hợp với GVCN hoặc GV chuyên trách bộ môn khi tổ chức cho HS thực hiện bảo quản các TBDH. Chương 3: Bảo quản, quản lí thiết bị dạy học III – ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TBDH Chương trình dạng website, viết trên nền PHP-MySQL Hỗ trợ: Quản lý danh mục thiết bị Tìm kiếm thiết bị Quản lý mượn - trả thiết bị Chương 3: Bảo quản, quản lí thiết bị dạy học Chương 4: TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Vai trò Giúp HS lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, khái niệm, quy tắc; Phát triển kĩ năng thực hành ở HS; Phát triển trí tuệ của HS; Giáo dục nhân cách HS; Hợp lí hóa quá trình hoạt động dạy học. Chương 4: TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 2. Những yêu cầu đối với ĐDDH tự làm - Đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học; gắn với chương trình và SGK - Phù hợp với phương pháp và hình thức dạy học bộ môn - Đảm bảo tính trực quan, tăng hứng thú nhận thức của HS - Có tính khoa học, sư phạm, kĩ thuật, mĩ thuật và kinh tế - Sử dụng đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ - Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong trường học - ĐDDH tự làm cần đơn giản, sử dụng nguyên vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương. 3. Kế hoạch tự làm ĐDDH ở trường tiểu học GV phải có kế hoạch tự mình và huy động HS cùng tham gia sưu tầm, thu gom các hiện vật, vật liệu phục vụ cho kế hoach tự làm ĐDDH trong năm. Căn cứ vào khả năng, số lượng, tính chất của ĐDDH tự làm mà GV lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. GV cần hướng dẫn cụ thể, việc vừa sức, gắn với nội dung học tập một cách thiết thực, tránh hình thức và tốn nhiều công sức, thời gian của HS. Đối với các thành phần khác trong cộng đồng, có thể nhờ giúp đỡ về kỹ thuật, công cụ, vật liệu, cơ sở vật chất,… hoặc giúp đỡ theo đơn đặt hàng. Chương 4: TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 4. Một số định hướng Sưu tầm mẫu vật: gồm các dạng sau: - Vật sấy khô, ép khô để dùng nhiều năm (bách thảo, côn trùng, một số loại hoa quả,…) Vật tươi sống để trực tiếp giới thiệu khi giảng dạy (con cá, con bướm, hoa, lá, quả,…) - Sưu tầm một số vật thực (tem thư, phong bì, các loại hộp giấy, một số loại công cụ như kìm, búa, một số đồ dùng điện như: dây điện, bóng điện, công tắc, cầu chì,…) Chương 4: TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Sưu tầm mẫu vật: - Một số loại dụng cụ như chai, lọ, ca, can nhựa,…, các loại bao bì hình lập phương, hình hộp chữ nhật,…, khay nhựa, vỏ hộp có nhiều màu sắc để có thể cắt thành các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác,… - Một số vật phẩm văn hóa tiêu biểu của địa phương: sản phẩm thêu, đan, mẫu hoa văn, thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc, mô hình chùa tháp, nhà rông,… Ch4: 4-Định hướng tự làm TBDH Sưu tầm tranh ảnh: trên báo chí, báo ảnh, bưu ảnh, lịch,… Yêu cầu: tiêu biểu, điển hình và phản ánh trung thực, đúng đắn những tình tiết cơ bản cần truyền thụ trong bài học. có kích thước phù hợp, đảm bảo cho HS quan sát rõ ràng các yếu tố cơ bản như: Nhân vật chính ở vị trí trung tâm, màu sắc hài hòa có tác dụng khắc sâu tri thức và bồi dưỡng thẩm mĩ cho HS. Ch4: 4-Định hướng tự làm TBDH Tự làm mô hình: - Dùng giấy, vải lụa, ni lông, dây thép, dây đồng tạo thành hoa, lá. - Dùng đất sét, thạch cao nặn các con vật, các loại quả, củ. - Dùng các loại giấy thấm nước bồi trên khuôn mẫu hoặc lên vật thực tạo thành mô hình các loại quả, củ, con vật, đồ vật,… - Dùng gỗ mềm, nhựa xốp,… gọt thành các loại củ, quả,… - Có thể sưu tầm các loại mô hình có sẵn ở đồ chơi trẻ em như: hoa bằng nhựa, vải ni lông, sành sứ, mô hình máy bay, ô tô, tàu hỏa, máy điện thoại,… Ch4: 4-Định hướng tự làm TBDH Vẽ tranh, làm tranh động: Vẽ tranh minh họa theo nội dung bài học hoặc phóng to những tranh trong SGK. Việc thu nhỏ, phóng to tranh có thể sử dụng các phương pháp sau: + Kẻ ô vuông + Thu, phóng tranh, ảnh bằng máy photocopy - Tự làm tranh động Ch4: 4-Định hướng tự làm TBDH Ứng dụng CNTT trong tự làm đồ dùng dạy học Truy cập internet để sưu tầm tư liệu dạy học rất phong phú + www.google.com.vn ( Công cụ tra cứu trực tuyến) + www.violet.vn (Thư viện tư liệu giáo dục) + www.mspil.net.vn/gvst ( Website giáo viên sáng tạo toàn cầu) - Xây dựng phần mềm dạy học Ch4: 4-Định hướng tự làm TBDH Chương 4:TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 5. Một số sản phẩm tự làm 5.1. Que trắc nghiệm - Dùng trong việc ôn tập hay kiểm tra, đánh giá HS với hình thức câu hỏi trắc nghiệm - Cách thực hiện: GV và cán bộ thiết bị chuẩn bị hai vòng hoa. GV hướng dẫn HS cắt và dán các con chữ (nên mỗi con chữ có một màu khác nhau). Sau đó, điều chỉnh lại và ép plastic. - Sau khi hoàn thành, HS tự sử dụng và bảo quản. (Với HS lớp 4 và 5 có thể yêu cầu các em cắt luôn cả hai vòng hoa.) 5.2. Đoàn tàu lửa - Dùng trong việc dạy các môn học hay các trò chơi học tập như: tìm tiếng – âm – vần; tính nhanh,… - Cách thực hiện: GV và cán bộ thiết bị chuẩn bị các mẫu, hướng dẫn HS cắt và dán. Nếu không có điều kiện để in màu có thể hướng dẫn thêm HS tô màu. Ch4: 5-Một số TBDH (ĐDDH) tự làm... 5.3. Tranh động: - Dùng trong dạy học môn Toán, Tiếng Việt, TN – XH, hay trò chơi học tập. Cách thực hiện: Giáo viên vẽ tranh, hướng dẫn HS tô màu (HS lớp 4, 5, GV có thể hướng dẫn HS vẽ và tô màu). Đối với các con thú, HS sưu tầm (từ báo, ảnh) hay vẽ tùy ý; Với các ô số trò chơi: GV cũng hướng dẫn HS vẽ, cắt, và tô màu. Ch4: 5-Một số TBDH (ĐDDH) tự làm... Ch4: 5-Một số TBDH (ĐDDH) tự làm... Ch4: 5-Một số TBDH (ĐDDH) tự làm... Ch4: 5-Một số TBDH (ĐDDH) tự làm... Ch4: 5-Một số TBDH (ĐDDH) tự làm... Ch4: 5-Một số TBDH (ĐDDH) tự làm... Ch4: 5-Một số TBDH (ĐDDH) tự làm... 5.4. Ứng dụng CNTT trong tự làm ĐDDH - Mang ý nghĩa như một công cụ hỗ trợ cho bài dạy, với những nội dung khó có thể tìm kiếm ĐDDH cụ thể tương ứng. - Giới thiệu một vài VCD ứng dụng CNTT trong hỗ trợ dạy học: + Ứng dụng CNTT vào việc thiết kế trò chơi giúp HS lớp 5 rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả TV (Nguyễn Thị Hoàng Thủy). + Thiết kế phần mềm các bài tập trắc nghiệm chính tả TV 4 (Phan Trần Xuân Quỳnh). + Trò chơi điện tử hỗ trợ HS lớp 5 học từ ngữ (Lưu Lê Minh Trung). Ch4: 5-Một số TBDH (ĐDDH) tự làm... Chương 4:TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 6. Học viên tự làm ĐDDH Phiếu giao việc 2 Nhóm học viên mang đến lớp học các thiết bị dạy học tự làm (có bản thuyết trình về mục tiêu, nguyên vật liệu, cách thực hiện, cách sử dụng, bảo quản, khả năng ứng dụng cho các môn, khối lớp). CẢM ƠN CÁC ANH CHỊ ĐÃ THEO DÕI VÀ LẮNG NGHE !

File đính kèm:

  • pptBai giang Thiet bi day hoc.ppt
Giáo án liên quan