- Yêu cầu đổi mới PP dạy – học là điều kiện để giáo dục Việt Nam phát triển. Nhất là hiện nay GV phải tiếp cận nhanh các PP, KT dạy - học tích cực để chuẩn bị sẵn sàng cho công cuộc cuộc đổi mới giáo dục giai đoạn từ sau năm 2015. PP Học theo hợp đồng là một trong những PP, KT dạy – học tích cực đã được ứng dụng thử nghiệm ở một số tỉnh thành phía Bắc theo dự án giáo dục Việt – Bỉ và được giới chuyên môn cấp Bộ, ngành nghiệm thu, đánh giá khả quan. Việc triển khai đại trà các PP, KT dạy – học tích cực nói chung và PP Học theo hợp đồng nói riêng đã phổ biến trên đất nước ta.
- Xu thế thời đại đòi hỏi con người phải có KNS, phải biết tương tác để tồn tại. PP Học theo hợp đồng cũng là một cách giúp HS rèn luyện kĩ năng tương tác.
- Các đối tượng HS trong các lớp ở THCS có sự phân hóa trình độ, ý thức rất rõ rệt đòi hỏi phải dạy học phân hóa nhằm đáp ứng đầy đủ các đối tượng HS. Trong khi đó, PP Học theo hợp đồng chính là một PP thỏa mãn hầu hết các đối tượng HS.
- Mặc dù đã được các cấp chuyên môn tập huấn từ hè năm 2010 nhưng đến nay đa số GV Ngữ Văn trong trường nói riêng, trong TP Quy Nhơn nói chung hầu như vẫn chưa vận dụng PP Học theo hợp đồng trong giảng dạy bộ môn (căn cứ vào phiếu khảo sát GV NV đại diện các trường trong cuộc họp sinh hoạt chuyên môn do HĐ bộ môn NV TP tổ chức vào ngày 22-11-2-12).
- Việc vận dụng PP Học theo hợp đồng trong giảng dạy bộ môn NV THCS diễn ra quá chậm chạp như vậy là do:
+ Đặc trưng của môn Ngữ Văn có phần đa dạng, phức tạp, khó vận dụng.
+ GV chưa thực sự hiểu rõ về PP và các kỹ năng cần thiết để thiết kế, tổ chức và quản lí HS nên ngại bắt tay vào việc thực hiện.
+ Thời gian hạn hẹp, khó hoàn thành kế hoạch bài học (cháy giáo án)
+ Khả năng tập trung học tập, độc lập suy nghĩ sáng tạo của HS lứa tuổi THCS chưa cao.
+ HS thụ động, lười học
+ GV không đủ sức lực, thời gian, tài chính để chuẩn bị hợp đồng, phiếu hỗ trợ, đáp án.
39 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Cách khắc phục khó khăn để vận dụng tốt phương pháp học theo hợp đồng trong môn ngữ văn thcs, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI SKKN 2013:
CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN
ĐỂ VẬN DỤNG TỐT PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO HỢP ĐỒNG
TRONG MÔN NGỮ VĂN THCS
Người thực hiện: Huỳnh Thị Phượng Hiền
* Nội dung đề tài:
A- MỞ ĐẦU:
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1- Thực trạng:
- Yêu cầu đổi mới PP dạy – học là điều kiện để giáo dục Việt Nam phát triển. Nhất là hiện nay GV phải tiếp cận nhanh các PP, KT dạy - học tích cực để chuẩn bị sẵn sàng cho công cuộc cuộc đổi mới giáo dục giai đoạn từ sau năm 2015. PP Học theo hợp đồng là một trong những PP, KT dạy – học tích cực đã được ứng dụng thử nghiệm ở một số tỉnh thành phía Bắc theo dự án giáo dục Việt – Bỉ và được giới chuyên môn cấp Bộ, ngành nghiệm thu, đánh giá khả quan. Việc triển khai đại trà các PP, KT dạy – học tích cực nói chung và PP Học theo hợp đồng nói riêng đã phổ biến trên đất nước ta.
- Xu thế thời đại đòi hỏi con người phải có KNS, phải biết tương tác để tồn tại. PP Học theo hợp đồng cũng là một cách giúp HS rèn luyện kĩ năng tương tác.
- Các đối tượng HS trong các lớp ở THCS có sự phân hóa trình độ, ý thức rất rõ rệt à đòi hỏi phải dạy học phân hóa nhằm đáp ứng đầy đủ các đối tượng HS. Trong khi đó, PP Học theo hợp đồng chính là một PP thỏa mãn hầu hết các đối tượng HS.
- Mặc dù đã được các cấp chuyên môn tập huấn từ hè năm 2010 nhưng đến nay đa số GV Ngữ Văn trong trường nói riêng, trong TP Quy Nhơn nói chung hầu như vẫn chưa vận dụng PP Học theo hợp đồng trong giảng dạy bộ môn (căn cứ vào phiếu khảo sát GV NV đại diện các trường trong cuộc họp sinh hoạt chuyên môn do HĐ bộ môn NV TP tổ chức vào ngày 22-11-2-12).
- Việc vận dụng PP Học theo hợp đồng trong giảng dạy bộ môn NV THCS diễn ra quá chậm chạp như vậy là do:
+ Đặc trưng của môn Ngữ Văn có phần đa dạng, phức tạp, khó vận dụng.
+ GV chưa thực sự hiểu rõ về PP và các kỹ năng cần thiết để thiết kế, tổ chức và quản lí HS nên ngại bắt tay vào việc thực hiện.
+ Thời gian hạn hẹp, khó hoàn thành kế hoạch bài học (cháy giáo án)
+ Khả năng tập trung học tập, độc lập suy nghĩ sáng tạo của HS lứa tuổi THCS chưa cao.
+ HS thụ động, lười học
+ GV không đủ sức lực, thời gian, tài chính để chuẩn bị hợp đồng, phiếu hỗ trợ, đáp án.
+ HS thiếu kĩ năng giao tiếp, hợp tác
+ HS chưa biết cách ghi chép bài
+ GV e ngại việc đánh giá tiết dạy, việc đảm bảo thành tích học tập của HS hoặc áp lực thi cử.
+ Sĩ số lớp quá đông (40-50HS/lớp).
2- Ý nghĩa và tác dụng của đề tài:
- Đúc rút một số giải pháp khắc phục khó khăn từ sự trải nghiệm của GV và HS qua những hoạt động học tập theo PP Học theo hợp đồng.
- Giúp GV Ngữ Văn THCS có thêm niềm tin và cơ sở để mạnh dạn, nhanh chóng triển khai vận dụng PP Học theo hợp đồng trong giảng dạy bộ môn.
3- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu cách khắc phục những khó khăn trong việc vận dụng PP Học theo hợp đồng trong môn NV THCS.
- Đề tài được nghiên cứu ở phương diện thực hành là chủ yếu.
- Các đối tượng để nghiên cứu là giáo viên, học sinh của trường THCS Ngô Mây và các trường khác trên địa bàn TP Quy Nhơn.
II- Phương pháp tiến hành:
1- Cơ sở:
1.1/ Lí luận:
- Mục tiêu giáo dục:
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Theo Luật giáo dục)
- Phương pháp giáo dục:
Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. (theo Luật giáo dục)
- Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục:
Bộ GD và ĐT đã nêu trong Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020: Giáo dục phải bám sát nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, thông qua việc thiết kế các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực phục vụ các ngành kinh tế đa dạng. Vì HS có những mong muốn nhu cầu khác nhau, điều kiện sống và học tập khác biệt, giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả nếu không đồng nhất mọi đối tượng. Giáo dục phải chú trọng nhiều hơn đến cơ hội lựa chọn trong học tập cho mỗi học sinh. Các chương trình, giáo trình và các phương án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho mỗi HS những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình.
- Lí thuyết dạy học phân hóa
- Lí thuyết dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
- PP Học theo hợp đồng – Tài liệu tập huấn
- Nguyên tắc tích hợp trong môn NV.
1.2/ Thực tiễn:
- Thực tiễn giảng dạy môn Ngữ Văn THCS.
2- Các biện pháp tiến hành:
- Chủ yếu dựa vào thực tế giảng dạy, giáo dục ở đơn vị để đúc rút kinh nghiệm, kết luận giải pháp: Khảo sát các đối tượng HS; thăm dò thực tiễn giảng dạy, giáo dục ở trường THCS qua việc khảo sát CB- GV.
- Đối sánh với lý luận dạy học.
- Thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
+ Thời gian áp dụng thử nghiệm các giải pháp giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện: từ năm học 2011-2012 đến nay.
B. NỘI DUNG:
I- Mục tiêu: Nhiệm vụ của đề tài:
- Gần 2 năm nay, sau khi được tập huấn, tôi đã từng bước vận dụng, trải nghiệm cùng với học sinh và đồng nghiệp các PP, KT dạy học tích cực. Trong đó, có vận dụng khá nhiều bài dạy theo PP Học theo hợp đồng và cũng đã gặp phải không ít khó khăn. Tôi xây dựng đề tài này nhằm đúc kết một số kinh nghiệm và sáng kiến khắc phục những khó khăn ấy để chia sẻ cùng quí thầy cô giáo dạy NV THCS; góp phần thúc đẩy hoạt động dạy- học của nhà trường ngày càng đi lên.
- Đề tài giúp lãnh đạo và cán bộ quản lý ngành giáo dục nhìn nhận, đánh giá qua thực tiễn giáo dục ở cơ sở. Từ đó có những biện pháp giúp đỡ GV NV THCS khắc phục khó khăn nhằm thúc đẩy công tác đổi mới PP dạy học; góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung.
- Đồng thời, đề tài mang tính chất cụ thể hóa lí thuyết PP Học theo hợp đồng bằng những nội dung minh họa được chọn lọc từ quá trình trải nghiệm thực tiễn. Cho nên đề tài còn làm giàu thêm kho tài nguyên tư liệu giáo dục, giúp thầy cô giáo và học sinh THCS có thêm tài liệu tham khảo để vận dụng PP Học theo hợp đồng trong môn Ngữ văn; quyết tâm đổi mới PP dạy học, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy – học của nhà trường THCS.
II. Mô tả giải pháp:
1. Thuyết minh tính mới:
1.1/ Nội dung giải pháp:
1.1.1/ GV NV THCS chịu khó trau dồi chuyên môn, học hỏi, cầu tiến đồng thời quyết tâm, mạnh dạn đổi mới PP dạy học nói chung và vận dụng PP Học theo hợp đồng nói riêng.
Thứ nhất, GV là người trực tiếp đứng lớp, có quyền quyết định trong giảng dạy rất lớn. Chúng ta có muốn đổi mới PP dạy học không, có quyết tâm vận dụng và tìm kiếm sự thành công cho những hoạt động dạy học theo PP Học theo hợp đồng không? Nếu muốn thì xin mời quí đồng nghiệp hãy trau dồi chuyên môn phục vụ cho việc vận dụng PP Học theo hợp đồng trong môn Ngữ Văn bằng cách nghiên cứu, tham khảo các nguồn sau:
- Quyển sách: DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC do Ban quản lí dự án Việt – Bỉ tổ chức biên soạn, được Nhà xuất bản Đại học sư phạm phát hành năm 2010. Quyển sách này đã được cung cấp về cho mỗi trường THCS trên địa bàn TP Quy Nhơn 1 quyển sau đợt tập huấn PP, KT dạy học tích cực do Sở, Phòng GD tổ chức đầu năm học 2010-2011.
- Một số băng hình (sản phẩm của dự án Việt – Bỉ): Dự án đã phát hành được 3 băng hình tiết dạy theo PP Học theo hợp đồng là:
+ Băng hình tiết dạy môn Xác xuất thống kê – Bài Luyện tập về ước lượng tham số; GV: cô Vũ Thị Bình, Trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai.
Băng hình này nằm trong đĩa DVD đã cung cấp về từng trường THCS ở TP Quy Nhơn (1 đĩa DVD PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC – CÁC BÀI DẠY MẪU / trường).
+ Băng hình tiết dạy môn Ngữ văn – Tiết 55: Ôn tập truyện dân gian; GV: cô giáo Bạch – Bắc Kạn
+ Băng hình tiết dạy môn Toán, lớp 8 – Bài Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông; Thầy giáo Nguyễn Mộng Giao – Tuyên Quang.
(Hai băng hình môn NV và Toán được giới thiệu trong mô-đun PP Học theo hợp đồng – Tài liệu tập huấn nhưng có lẽ chúng ta phải chờ đợi thêm vì chưa tìm được trên các nguồn phát hành rộng rãi.)
- Mô-đun PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO HỢP ĐỒNG –TÀI LIỆU TẬP HUẤN do PGS, Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Nga cùng Tiến sĩ Leen Pil (thuộc Ban quản lí dự án Việt – Bỉ) biên soạn. (Tài liệu được hai tác giả - Tiến sỹ Nguyễn Tuyết Nga (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) và Tiến sỹ Dr. Leen Pil (Trung tâm Giáo dục trải nghiệm, Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ) đồng biên soạn, cùng với sự hợp tác của nhóm nòng cốt đến từ 5 trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm. Cuốn tài liệu đề cập phương pháp học theo hợp đồng từ các khía cạnh khác nhau của phương pháp này. Sau khi hoàn chỉnh vào năm 2011, cuốn tài liệu được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thẩm định và đề xuất đưa vào danh sách tài liệu tham khảo cho giáo viên THCS. Cuốn tài liệu cũng đã được giới thiệu tới nhóm nòng cốt của các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm. Nhóm nòng cốt này sau đó đã nhân rộng thành công tới các giảng viên và sinh viên các trường sư phạm này trong giai đoạn 2011-2012. Tiếp theo sau đây, cuốn tài liệu sẽ được sử dụng trong các tập huấn bồi dưỡng giáo viên do Sở GD&ĐT tổ chức tại 5 tỉnh. Theo kế hoạch tập, các khóa tập huấn nhân rộng vào tháng 3-tháng 4 năm 2013 cho giáo viên tại 5 tỉnh thuộc chương trình giáo dục VVOB chắc chắn sẽ giới thiệu chủ đề này tới nhiều giáo viên THCS hơn, góp phần vào công cuộc đổi mới theo hướng dạy học tích cực tại các địa phương này. – Trích tải từ Internet: Tập huấn nhóm nòng cốt về Dạy học theo Hợp đồng, Thái Nguyên 17-19 tháng 1 năm 2013, đăng tải ngày 25/01/2013)
Hiện giờ, chúng ta có thể tải tài liệu này từ nguồn Internet.
- Đề tài CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN ĐỂ VẬN DỤNG TỐT PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO HỢP ĐỒNG TRONG MÔN NGỮ VĂN THCS của Huỳnh Thị Phượng Hiền – GV NV THCS Ngô Mây.
Ngoài ra, để bổ trợ thêm, chúng ta cũng có thể tham khảo thêm những tài liệu tập huấn về Dạy học Dựa trên Giải quyết vấn đề, Học theo góc, Đánh giá dạy và học tích cực (Đều là sản phẩm của dự án Việt – Bỉ).
Thứ hai, mong thầy cô giáo NV THCS mạnh dạn thử nghiệm, trải nghiệm. Đừng e ngại, dẫu biết rằng, so với các PP, KT dạy học tích cực khác, PP Học theo hợp đồng quả là khó vận dụng hơn nhiều, nhất là đối với môn Ngữ văn thì việc vận dụng càng phức tạp bởi đây là một bộ môn có đặc trưng riêng biệt; nhưng xin quí vị hãy tin và trân trọng những ưu điểm tuyệt vời của PP này. Hãy dấn thân, dẫu có hơi phiêu lưu, mạo hiểm một chút (như lời vài đồng nghiệp chia sẻ) nhưng Thất bại là mẹ thành công, chúng ta cố gắng tìm cách khắc phục những khó khăn từ các sai sót trong quá trình vận dụng PP Học theo hợp đồng khi giảng dạy bộ môn NV.
1.1.2/ Kết nối các hoạt động hợp tác, chia sẻ , rút kinh nghiệm cùng HS và đồng nghiệp.
- Học thầy không tầy học bạn. Đúng như vậy, nếu đồng nghiệp chúng ta tăng cường hợp tác, chia sẻ với nhau về lí thuyết PP, kĩ năng thực hành PP thì nhất định mỗi người sẽ nhanh tiến bộ hơn. Hợp tác, chia sẻ, rút kinh nghiệm như thế nào?
+ Mở rộng giao tiếp, chủ động tìm kiếm sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm, tổ bằng cách chủ động mời đồng nghiệp đến dự giờ thực hành PP Học theo hợp đồng của mình; đồng thời xin được dự giờ khi bạn thực hành PP này, sau đó cùng trao đổi, rút kinh nghiệm. Đặc biệt là tổ, nhóm nên tổ chức các giờ thao giảng có vận dụng PP Học theo hợp đồng và cùng nhau thảo luận, tìm cách phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm trong quá trình vận dụng PP.
+ Mở rộng phạm vi kết nối hợp tác, chia sẻ với những đồng nghiệp ở trường khác trong TP, trong tỉnh và cả nước thông qua các hoạt động từ cá nhân cho đến tập thể. Cá nhân gặp gỡ, thư từ, điện thoại với nhau để trao đổi; hay như Phòng GD –ĐT TP Quy Nhơn chỉ đạo Hội đồng bộ môn tổ chức các hoạt động chuyên môn đổi mới PP dạy học.
+ Kết nối qua mạng Internet: Mặc dù hiện nay trên Thư viện Violet hầu như chưa có tài nguyên (bài giảng điện tử, giáo án, tư liệu tham khảo ... ) về PP Học theo hợp đồng nhưng chắc là trong thời gian tới, kho tài nguyên giáo dục Việt Nam sẽ ngày càng phong phú, tạo điều kiện cho GV NV THCS có điều kiện chia sẻ với đồng nghiệp khắp nơi về PP Học theo hợp đồng, đặc biệt là cách khắc phục những khó khăn khi vận dụng PP.
- GV cũng nên học hỏi, cầu tiến qua hoạt động hợp tác, chia sẻ, rút kinh nghiệm cùng HS. Việc tương tác cùng HS rất có lợi cho việc khắc phục những khó khăn khi vận dụng PP Học theo hợp đồng. Bởi hơn ai hết, HS là người học nhưng đồng thời cũng là người bạn đồng hành, và còn là giám khảo thường trực đánh giá hiệu quả, chất lượng dạy học của chúng ta. Vậy, tương tác với HS bằng cách nào?
+ Giới thiệu những điều cơ bản về lí thuyết PP Học theo hợp đồng để HS nắm bắt được và cùng GV thực hành, đánh giá, rút kinh nghiệm. Tạo sự đồng thuận, ủng hộ tích cực của HS trong quá trình vận dụng PP.
GV nên tóm tắt lí thuyết PP Học theo hợp đồng, giúp HS hình dung công việc phải làm, từ đó có cơ sở để các em hợp tác, chia sẻ cùng GV.
Có thể tranh thủ thời gian để làm công việc này như tận dụng 15’ đầu buổi, SH lớp cuối tuần để phổ biến cho tập thể HS. Ngoài ra chọn những cá nhân tiêu biểu như CSBM, tổ trưởng, nhóm trưởng, HS yếu kém để trao đổi riêng vào những lúc thích hợp.
+ Khảo sát, thăm dò ý kiến HS qua phiếu.
+ Phỏng vấn tại lớp, nhờ thư kí ghi lại biên bản.
+ Gặp riêng các đối tượng HS để trò chuyện, tham khảo ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các em.
+ Trao đổi với PHHS, GVCN, GVBM khác để nắm bắt được tình hình HS khi học theo PP Học theo hợp đồng.
Có thể có nhiều cách trao đổi, hợp tác cùng HS nhưng tựu chung lại là trao đổi với các em về độ khó, dễ, về cách diễn đạt trong bản hợp đồng có phù hợp với HS không; về mức độ, phạm vi của phiếu hỗ trợ, đáp án; về mối quan hệ của các em trong nhóm, trong lớp khi thực hiện các nhiệm vụ của hợp đồng bài học; về những điều riêng tư có liên quan đến bài học, đến PP Học theo hợp đồng mà các em không tiện nói trước tập thể; về cách thức tháo gỡ những thắc mắc, khó khăn của cả GV lẫn HS ...
Qua thực tế trải nghiệm cùng HS, tôi nhận thấy các em cung cấp cho người dạy những thông tin quí báu để chúng ta điều chỉnh, khắc phục sai sót. Ví dụ như tôi đã từng được HS gợi ý cách ứng xử khích lệ đối với từng đối tượng HS; cách phân bố bản hợp đồng, phiếu hỗ trợ, đáp án cho phù hợp với cá nhân, nhóm, lớp; cách tìm kiếm nguồn tài chính, nguồn tài liệu ... hỗ trợ cho việc chuẩn bị và tiến hành giờ dạy theo PP Học theo hợp đồng; cách hợp tác biên soạn hợp đồng, phiếu hỗ trợ, đáp án ... Tất nhiên là chúng ta phải có nghệ thuật giao tiếp cởi mở, thân thiện với HS để các em bày tỏ ý kiến một cách chân thành, tích cực. Nên làm cho HS thấy rằng thầy cô giáo rất cần sự trợ giúp của các em. Thái độ ân cần, lời nói giản dị, gần gũi, thể hiện sự tôn trọng HS sẽ thu nhận được kết quả tốt đẹp.
* Lưu y: Cơ sở để hợp tác, chia sẻ , rút kinh nghiệm cùng HS và đồng nghiệp là dựa vào tiêu chí quan sát, đánh giá Học theo hợp đồng (Theo Phiếu quan sát Học theo hợp đồng – Phụ lục 4b, trang 37 - Mô-đun PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO HỢP ĐỒNG –TÀI LIỆU TẬP HUẤN):
NỘI DUNG QUAN SÁT
MỨC ĐỘ
1
2
3
4
5
1. Xây dựng được không khí thoải mái, số lượng BT/nhiệm vụ, thời gian hợp lí.
2. Nội dung các nhiệm vụ bắt buộc đã đảm bảo HS cơ bản đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng.
3. Nhiệm vụ tự chọn đảm bảo củng cố, khắc sâu kiến thức và kĩ năng, phân hóa được HS.
4. Phát triển một chuỗi các nhiệm vụ/BT có hệ thống đáp ứng được mục tiêu học tập.
5. Nhiệm vụ/BT gắn với thực tế và khuyến khích sự sáng tạo của HS.
6. Sắp xếp hợp lí, linh hoạt các hợp đồng để GV có thể dành nhiều thời gian hỗ trợ HS khi HS có nhu cầu.
7. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS khi lựa chọn các nhiệm vụ.
8. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS thông qua hệ thống tự sửa lỗi, ở các mức độ hỗ trợ phù hợp và thông qua khả năng sử dụng các phương tiện truyền thông đa dạng và các hình thức thể hiện và thực hiện đa dạng.
9. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS trong quá trình đánh giá và vượt ra ngoài khuôn khổ kết quả thực hiện.
10. Sử dụng mọi cơ hội để giáo dục cá nhân và phát triển kĩ năng xã hội của HS khi tham gia các hợp đồng. HS làm việc độc lập và có hợp tác, hỗ trợ khi cần.
Ghi chú:
1. Hoàn toàn không được thực hiện
3. Thực hiện khoảng 50%
5.Được thực hiện đầy đủ
1.1.3/ Chọn nội dung (chọn bài) phù hợp trong môn Ngữ văn THCS
Theo lí thuyết mà tài liệu tập huấn trình bày thì PP Học theo hợp đồng chủ yếu nên áp dụng đối với những bài ôn tập, luyện tập, thực hành; hạn chế áp dụng đối với bài học về kiến thức mới.
Áp dụng vào môn Ngữ Văn THCS, nên chọn những bài ôn tập, luyện tập, thực hành trong chương trình ở cả ba phân môn. Với bài học kiến thức mới, cũng có thể chọn một số bài Đọc – hiểu VB được tăng thời lượng như Đồng chí, Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, ...; hoặc các bài học Tiếng Việt có lượng kiến thức, kĩ năng tương đối nhẹ nhàng như Từ láy, Từ ghép, Nói quá, Khởi ngữ ... Nhưng vẫn cần lưu ý khi chọn lựa , nhất là lúc khởi đầu vận dụng PP Học theo hợp đồng. Vậy nên chọn như thế nào là phù hợp?
- Phù hợp với năng lực, sở trường, hoàn cảnh người dạy: Mỗi GV có mặt mạnh riêng về kiến thức, kĩ năng, nên chọn bài nào mà chúng ta có kiến thức vững vàng, kĩ năng thành thạo. Hoàn cảnh, điều kiện sống, tình hình sức khỏe của người dạy cũng là một yếu tố tác động đến việc chọn bài để thực hành PP Học theo hợp đồng; nên chọn bài dạy vào những tuần, tiết có nhiều thuận lợi về hoàn cảnh, điều kiện riêng của bản thân. Những điều đó tạo tâm thế thoải mái, tự tin cho GV khi chuẩn bị, tiến hành giờ dạy theo PP này.
- Phù hợp với đối tượng HS: PP Học theo hợp đồng là dạy học phân hóa HS cho nên có thể áp dụng đối với bất cứ lớp học nào. Tuy nhiên vẫn cần chọn những bài dạy vào các thời điểm thuận lợi đối với từng lớp học. Chẳng hạn không nên tiến hành ngay, nhất là giai đoạn mới thử nghiệm ở lớp học khi các em đang bận bịu với phong trào hoạt động ngoại khóa hoặc thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt của nhà trường, đoàn đội; hay là đang lúc dịch bệnh, nhiều em nghỉ ốm, HS uể oải nhiều ...
- Phù hợp với CSVC, nguồn tài liệu, trang thiết bị hiện có.
1.1.4/ Cung cấp và hướng dẫn HS sử dụng tài liệu học tập.
Tài liệu không hoàn toàn quyết định học vấn nhưng tài liệu vẫn là yếu tố quan trọng của học vấn. Bởi vậy, muốn hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức thì GV nên chủ động cung cấp tài liệu cho các em trong quá trình học tập nói chung và vận dụng PP Học theo hợp đồng nói riêng. Cung cấp những tài liệu gì và cung cấp bằng cách nào?
Lâu nay ta thường dùng nguồn tài liệu bắt buộc để HS học môn NV là SGK, ngoài ra có thêm sách SBT.
Nhưng trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, với phần đông các đối tượng HS (là con em các tầng lớp nhân dân khác nhau trong xã hội) thì nguồn tài liệu học tập cần được bổ sung phong phú hơn. Bằng nhiều con đường khác nhau, các nguồn tài liệu cũng được HS tiếp cận. Tuy nhiên, nguồn tài liệu quá nhiều cũng dễ khiến cho HS rối trí và nhất là trong tình hình phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến hiện tượng vàng thau lẫn lộn, GV nên hướng dẫn HS biết chọn lọc, xử lí tài liệu theo hướng tích cực, hiệu quả, tiết kiệm. Cần trang bị cho HS những kĩ năng tối thiểu để lựa chọn, sử dụng tài liệu phục vụ cho việc học tập bộ môn nói chung và vận dụng PP Học theo hợp đồng nói riêng.
Từ những trải nghiệm với HS, ngoài tài liệu bắt buộc như trên, tôi thường giới thiệu cho các em mua hoặc mượn để tham khảo và thường xuyên sử dụng:
- Sách Học tốt Ngữ văn (sách này được phát hành phổ biến, rất dễ mua, xin, mượn)
- Sách Giáo viên Ngữ văn (sách này được phát hành rộng rãi ở các Nhà sách Thiết bị trường học, giá cả hợp lí).
- Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS (sách này không được phát hành rộng rãi nên khó mua, vì vậy GV cho HS mượn photo hoặc GV- có thể cùng HS, đánh vi tính lại những phần cần thiết rồi photo cho từng HS; cũng không tốn kém là mấy).
- Ngoài ra, GV tự biên soạn những tài liệu học tập bộ môn hay theo phân môn rồi tùy điều kiện, hoàn cảnh mà phát cho từng HS hoặc cho HS photo bằng giấy/copy bằng UBS/ trao đổi email.
GV hướng dẫn HS cách sử dụng những nguồn tài liệu trên vào các hoạt động:
+ Tự soạn bài hàng ngày ở nhà trước khi đến lớp (thường là HS viết tay vào vở soạn nhưng đối với một số em có điều kiện và năng lực thì có thể soạn vi tính rồi in ra giấy).
+ Chuẩn bị phiếu hỗ trợ, đáp án cho giờ học vận dụng PP Học theo hợp đồng.
+ Thực hiện hợp đồng, thảo luận, phản biện, nghiệm thu hợp đồng, tổ chức trò chơi ... tại lớp.
+ Học bài, làm BT về nhà, hoàn chỉnh hợp đồng sau giờ học (nếu ở lớp còn dang dở)...
Thêm nữa, còn có thể hướng dẫn những nguồn tài liệu bổ ích để tùy điều kiện, hoàn cảnh mà HS tự tìm kiếm (từ Thư viện của nhà trường, của địa phương, của gia đình/ họ tộc, từ hiệu sách, từ mạng internet, truyền hình ...) để hỗ trợ nhiệm vụ học tập như:
- Thư viện Violet: HS được tư vấn để tham khảo học tập từ các tài nguyên giáo dục vô cùng phong phú như bài giảng điện tử, giáo án, đề thi, đề kiểm tra, bài văn hay (HS biết cách truy cập, tải tài liệu và quan trọng hơn là chọn lọc kiến thức, kĩ năng phù hợp với bản thân, lớp học và tương ứng với nhiệm vụ được giao).
- Các loại sách văn học, báo chí, tập san văn học ...
- Các loại sách BT trắc nghiệm và tự luận của môn NV THCS.
- Các bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn NV...
- Các sản phẩm Ngữ Văn của HS các khóa trước trong trường, trong TP.
- Các chương trình truyền hình (trò chơi, cuộc thi, điểm sách, giới thiệu phim, phỏng vấn, thời sự...)
Đặc biệt GV cũng nên hướng dẫn HS học tập từ nguồn tư liệu sống. Đó là những gì mà các em tai nghe mắt thấy trong cuộc sống đời thường hàng ngày ở gia đình, nhà trường, xã hội. Văn học là nhân học. Văn học là cuộc sống. HS học văn từ những gì chân thực, gần gũi nhất. Để vận dụng PP Học theo hợp đồng, GV nên khơi gợi, hướng dẫn HS khai thác hiện thực cuộc sống để làm giàu cho những hợp đồng, phiếu hỗ trợ, đáp án, cho tâm hồn và tư tưởng, hành vi của chúng.
Xin tham khảo một số sản phẩm ở phần phụ lục để thấy rõ tác dụng của việc hướng dẫn HS sử dụng tài liệu học tập.
1.1.5/ Phát huy sự tham gia tích cực của HS trong việc biên soạn, phát hành tài liệu, hợp đồng, phiếu hỗ trợ, đáp án.
Như trên đã nói, HS THCS nhất là khối 8,9 có thể sử dụng nhiều nguồn tài liệu. Và trên cơ sở đó, cùng với sự chỉ bảo của GV, HS chia sẻ một số công việc để giảm bớt gánh nặng cho GV mà cũng là trau dồi kiến thức, kĩ năng cho chính các em.
Với những phiếu hỗ trợ, đáp án cho các câu hỏi, BT ở dạng nhận biết, thông hiểu và có thể tham khảo trong nguồn tài liệu nào đó; thậm chí kể cả những câu hỏi, BT ở dạng vận dụng (thấp/cao) nhưng nếu phù hợp với đối tượng HS K,G thì GV giao nhiệm vụ cho HS cùng chuẩn bị. Tất nhiên là cần sự giám sát, chỉnh sửa, bổ sung của GV để việc biên soạn, phát hành của HS đảm bảo độ chính xác, sát hợp với bài học và các đối tượng HS.
1.16/ Đa dạng hóa cách ghi chép bài của HS.
Cái khó và gây nhiều lúng túng cho cả người dạy và người học khi áp dụng các PP, KT dạy học tích cực nói chung, PP Học theo hợp đồng nói riêng là vấn đề thầy cô giáo ghi bảng và HS ghi chép bài học như thế nào. Thậm chí cả GV dự giờ cũng thắc mắc không biết ghi nội dung bài học vào sổ dự giờ ra sao.
Có lẽ, không nên công thức, khuôn mẫu. GV và HS hoàn toàn có quyền chọn cách ghi phù hợp với từng người. Tiêu chí phân hóa càng thể hiện rõ ở thao tác này.
Thường là việc ghi chép của GV và HS dựa vào những kiến thức, kĩ năng được trình bày rõ ràng trong tài liệu chuẩn KT, KN của Bộ và SGK (những tài liệu mà cả GV và HS đều có sẵn); đồng thời có thể cụ thể hóa theo từng mức độ tương ứng với đối tượng HS và thời lượng cho phép.
Tuy nhiên, điều muốn nói ở đây là không nhất thiết GV phải ghi hết lên bảng, HS phải chép hết vào vở những nội dung ấy như cách truyền thống. Bởi làm như vậy vừa không đủ thời lượng để GV tổ chức cho HS hoạt động tích cực chiếm lĩnh tri thức vừa làm hạn chế năng lực tự học, năng lực sáng tạo của HS; đồng thời cũng không đáp ứng được yêu cầu dạy học phân hóa – một đặc trưng của PP Học theo hợp đồng.
* Dẫu có khó khăn đối với HS THCS nhất là khối 6,7 nhưng nếu GV kiên trì hướng dẫn, HS kiên trì thực hiện thì dần dần các em biết tự chọn cách ghi bài.
- HS ghi chép ở đâu?
Từng thời điểm, tương ứng với từng nhiệm vụ, từng hoạt động học tập mà HS linh hoạt thể hiện việc ghi chép ở vở học, vở soạn, vở BT, vở/ giấy nháp, SGK, SBT, tài liệu tham khảo, bảng/ giấy khổ lớn, laptop, ...
- HS ghi chép bằng công cụ gì?
Cũng tùy chọn công cụ sao cho thích hợp như bút mực, bút chì, bút dạ, phấn trắng, phấn màu, bút màu, bút lông, bàn phím ...
- HS ghi chép như thế nào?
Được tự chọn các kiểu ghi chép như dùng kênh chữ viết (với đủ lối ghi: khi viết đủ nét rõ chữ, khi viết tắt; khi viết với tốc độ bình thường, khi phải tốc kí); dùng kênh hình ảnh, đường nét, kí hiệu, màu sắc ...
- HS ghi chép lúc nào?
Vào nhiều th
File đính kèm:
- ĐỀ TÀI SKKN 2013 - HỌC THEO HỢP ĐỒNG.doc