Đề tài Cách chuyển hợp âm. Hòa âm căn bản của một bài hát

Hòa âm căn bản của một bài hát là các hợp âm. Do đó các bạn phải thuộc lòng các nốt trong tất cả các hợp âm, bắt đầu từ các hợp âm trưởng thứ tự nhiên, rồi hợp âm 7 và sau đó là các hợp âm nghịch (còn được gọi là "nhân tạo").

Để làm quen với cách ghi hợp âm cho một bài hát, trước hết các bạn nên bắt đầu bằng các hợp âm trưởng thứ tự nhiên và hợp âm 7. Chỉ dùng các hợp âm này thôi và biết ghi hợp âm theo một vài nguyên tắc là đủ để làm cho bài hát thêm màu sắc. Và nếu các bạn thêm vào tiết tấu đệm cho các hợp âm này thì các bạn đã làm hòa âm căn bản cho bài hát với một nhạc cụ đệm như guitar và piano.

Việc ghi hợp âm có những nguyên tắc sau:

1. Nguyên tắc thứ 1[/COLOR]: hợp âm thường xuất hiện vào đầu nhịp. Trong nhịp cũng có thể xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm.

2. Nguyên tắc thứ 2: trong nhịp có nhiều nốt thuộc hợp âm nào thì nhịp đó sẽ nhận hợp âm này. Tuy nhiên các bạn nên phân biệt nốt nào

 

doc11 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 08/11/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách chuyển hợp âm. Hòa âm căn bản của một bài hát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách chuyển hợp âm. Hòa âm căn bản của một bài hát Hòa âm căn bản của một bài hát là các hợp âm. Do đó các bạn phải thuộc lòng các nốt trong tất cả các hợp âm, bắt đầu từ các hợp âm trưởng thứ tự nhiên, rồi hợp âm 7 và sau đó là các hợp âm nghịch (còn được gọi là "nhân tạo"). Để làm quen với cách ghi hợp âm cho một bài hát, trước hết các bạn nên bắt đầu bằng các hợp âm trưởng thứ tự nhiên và hợp âm 7. Chỉ dùng các hợp âm này thôi và biết ghi hợp âm theo một vài nguyên tắc là đủ để làm cho bài hát thêm màu sắc. Và nếu các bạn thêm vào tiết tấu đệm cho các hợp âm này thì các bạn đã làm hòa âm căn bản cho bài hát với một nhạc cụ đệm như guitar và piano. Việc ghi hợp âm có những nguyên tắc sau: 1. Nguyên tắc thứ 1[/COLOR]: hợp âm thường xuất hiện vào đầu nhịp. Trong nhịp cũng có thể xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm. 2. Nguyên tắc thứ 2: trong nhịp có nhiều nốt thuộc hợp âm nào thì nhịp đó sẽ nhận hợp âm này. Tuy nhiên các bạn nên phân biệt nốt nào là nốt chánh của hợp âm và nốt nào là nốt phụ/nốt lướt/nốt hoa mỹ trong nhịp. 3. Nguyên tắc thứ 3: các hợp âm sẽ nối tiếp nhau từ nhịp này sang nhịp khác theo 2 cách: a) Theo vòng quảng 4: C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E) => A => D => G => và quay về C hoặc theo vòng quảng 5 (ngược lại với vòng trên): C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) => A# (Bb) => F => và quay về C b) thay thế nhau: các hợp âm có những nốt giống nhau có thể thay thế nhau. Thí dụ: C và Am (có 2 nốt giống nhau: C, E); C và Em (có 2 nốt giống nhau: E, G); F và Am (có 2 nốt giống nhau: A, C); C và F (có một nốt giống nhau: C), v.v... 4. Nguyên tắc thứ 4: Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe "mượt mà", du dương thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau và các nốt còn lại của hợp âm trước được chuyển sang các nốt của hợp âm sau theo 1/2 cung hoặc tối đa 1 cung lên hoặc xuống. Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA - nốt D (trong hợp âm G) sẽ giữ nguyên là nốt D (trong hợp âm Dm) - nốt G (trong hợp âm G) sẽ giảm xuống 1 cung để về nốt F (trong hợp âm Dm) - nốt B (trong hợp âm G) sẽ giảm xuống 1 cung đến nốt A (trong hợp âm Dm) (còn tiếp) Posted by Nguyễn Xuân Lưu at 13:38 0 comments Labels: Kiến thức Hòa Âm Cách chuyển hợp âm - Các Hợp Âm Thường Dùng Trong Âm Giai: Các Hợp Âm Thường Dùng Trong Âm Giai: 1. Hợp âm trong âm giai trưởng: Các bạn chồng 2 quảng ba tuần tự lên từng nốt trong một âm giai thì sẽ được các hợp âm tự nhiên được sử dụng trong âm giai này. Thí dụ, âm giai C có các hợp âm sau: Quảng ba thứ 2: ...G A B C D E F Quảng ba thứ 1: ...E F G A B C D ------------------ nốt âm giai:..........C D E F G A B Tên gọi hợp âm: C Dm Em F G Am B dim Tổng quát hóa: I ii iii IV V vi vii Như vậy trong một bài hát được viết theo âm giai trưởng, các hợp âm được sử dụng gồm có: + 3 hợp âm trưởng: bậc I, IV và V + 3 hợp âm thứ: bậc ii, iii và vi + 1 hợp âm giảm (dim): bậc vii Bằng cách tính này, âm giai D sẽ có các hợp âm sau: D, Em, F#m, G, A, Bm và C#dim và âm giai E sẽ có các hợp âm: E, F#m, G#m, A, B, C#m và D#dim v.v... 2. Hợp âm trong âm giai thứ: Hòa âm cho âm giai thứ thì màu sắc hơn vì có 3 thể âm giai thứ: âm giai thứ tự nhiên, âm giai thứ giai điệu và âm giai thứ hòa điệu. Âm giai thứ, ngoài các hợp âm giống như âm giai trưởng tương ứng, còn có thêm một số hợp âm do thể giai điệu và hòa điệu mang lại. Thí dụ, âm giai Am tự nhiên gồm các nốt: A B C D E F G sử dụng các hợp âm giống như trong âm giai C là: Am, B dim, C, Dm, Em, F và G; và âm giai Am hòa điệu gồm các nốt: A B C D E F G# có thêm hợp âm E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#; và âm giai Am giai điệu gồm các nốt: A B C D E F# G# có thêm 2 hợp âm: D (gồm 3 nốt D F# A) do có nốt F# và E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#. Như vậy, một bài hát được viết theo âm giai thứ sẽ có thể sử dụng được các hợp âm sau: + 5 hợp âm trưởng: bậc III, IV, V, VI và VII + 3 hợp âm thứ: bậc i, iv, v + 1 hợp âm giảm (dim): bậc ii Kiến thức Hòa Âm Cách chuyển hợp âm (tiếp theo), Ba loại giải kết trong ca khúc Một bài hát thường có cấu trúc như sau: Phiên khúc ---> Phiên khúc lặp lại ---> Điệp khúc ---> Điệp khúc lặp lại ---> Phiên khúc (hoặc Đoạn A ---> Đoạn A’ ---> Đoạn B ---> Đoạn B’ ---> Đoạn A’) Do đó, trước khi ghi hợp âm cho bài hát, các bạn phải xem cấu trúc của bài hát: bài hát gồm mấy đoạn. Khi tuyến giai điệu dừng nghỉ - ở nốt kéo dài trường độ, tức là đã xong một đoạn. Theo thí dụ cấu trúc bài hát nêu trên thì các đoạn dừng nghỉ sẽ xảy ra ở cuối các đoạn A, A’, B và B’. Cách thức mà các nốt xuất hiện để chuẩn bị cho đoạn dừng nghỉ được gọi là cadence (tạm dịch là giải kết). Có 3 loại giải kết thông dụng: 1. Giải kết hoàn toàn (trọn vẹn): các nốt của tuyến giai điệu chuyển về các nốt trong hợp âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt chủ âm với hợp âm bậc I ở thế gốc (nốt chủ âm ở phần trầm). Giải kết này tạo hiệu quả trọn vẹn cho giai điệu. Thí dụ, đoạn dừng nghỉ kết thúc bài hát "Mùa Thu Cho Em" của Ngô Thụy Miên, giai điệu dừng nghỉ ở nốt chủ âm của âm giai C - nốt C: 2. Giải kết không hoàn toàn: các nốt của tuyến giai điệu cũng di chuyển về các nốt trong hợp âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt bậc III hoặc bậc V của âm giai với hợp âm bậc I ở thế gốc (nốt chủ âm ở phần trầm), tạo hiệu quả là giai điệu chưa kết thúc hẳn mà còn phải tiếp tục sau đó nữa. 3. Giải kết nửa: các nốt của tuyến giai điệu di chuyển về các nốt trong hợp âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt bậc II, V hoặc VII với hợp âm bậc V ở thế gốc (nốt bậc V ở phần trầm). Cách kết này tạo hiệu quả là giai điệu tạm dừng nghỉ để rồi sẽ tiếp tục trở lại. Thí dụ, đoạn dừng nghỉ ở cuối phiên khúc 1 của bài "Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay" của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, giai điệu dừng nghỉ ở nốt bậc II của âm giai C - nốt D: Kiến thức Hòa Âm Cách chuyển hợp âm (tiếp), Tiến Hành Hợp Âm Tiến Hành Hợp Âm: Người sáng tác ca khúc còn phải nắm vững các hợp âm và các tiến hành các hợp âm này sao cho hay. Tài liệu này không chú trọng về hòa âm và phần giải thích ngắn gọn sau đây về hợp âm mang tính hướng dẫn căn bản để sau đó các bạn cần phải nghiên cứu sâu hơn về hòa âm cho ca khúc của mình. Các hợp âm căn bản trong âm giai diatonic: Một âm giai diatonic có 7 nốt. Nếu chồng thêm 2 quãng 3 lên tuần tự các nốt này, sẽ có 7 ợp âm trưởng, thứ và giảm căn bản của âm giai này. Thí dụ: trong âm giai C trưởng, ta có các hợp âm sau: Số La Mã nằm dưới hợp âm chỉ thứ tự bậc của hợp âm. Các hợp âm có số La Mã hoa là hợp âm trưởng, số La Mã nhỏ là thứ và giảm (dim). Âm giai thứ tương ứng của C trưởng (là âm giai A thứ) ngoài việc có chung các hợp âm trên, lại có thể sử dụng thêm 2 hợp âm trưởng ở bậc 4 và bậc 5. Như vậy, tổng hợp các hợp âm của 2 cung trên, ta có các hợp âm căn bản được sử dụng trong cung C trưởng và cung Am như sau: C Dm D Em E F G Am B giảm (Các bạn tự tìm hợp âm trong các cung còn lại). Tiến hành hợp âm: a. Tiến hành hợp âm là sắp xếp nối tiếp nhau các hợp âm sao cho thành tuyến hòa âm hay. Các hợp âm có khuynh hướng gọi nhau theo chiều quãng 4 và quãng 5. Vòng quãng 5 – cycle of fifths, đó cũng là vòng của các dấu # và b trong các cung nhạc: Cách ghi thứ tự các nốt # và b trên dòng kẻ nhạc: Một vài mẫu tiến hành hợp âm (theo cung C trưởng) thường được các nhạc công gọi là ắc–co (tiếng Pháp: accord – hợp âm) vòng: C => Em => Am => F => Dm => G7 => C (2) C => Am => Dm => G7 => C (3) C => E7 => Am => Dm => D7 => G => G7 => C (4) C => G => F => C => A7 => Dm => G7 => C b. Để cho hợp âm này chuyển sang hợp âm khác nghe êm ái, nên theo các nguyên tắc sau: + hợp âm gọi nhau theo vòng quãng 5 (xuôi hoặc ngược), thí dụ: C => F hoặc C => G + các nốt trong 2 hợp âm giống nhau, thí dụ: C => Am (có cùng nốt C và E); C => Em (có cùng nốt E và G) Cách chuyển hợp âm (tiếp theo), Còn 2 loại giải kết ít được sử dụng[/COLOR] Còn 2 loại giải kết ít được sử dụng: + Giải kết kiểu thánh ca (plagal cadence): còn được gọi là giải kết kiểu Amen. Thường được dùng để kết thúc trong các bài thánh ca nhà thờ Thiên Chúa Giáo La Mã. Xuất hiện trong các bài hát ở cung trưởng, để kết bài hát, tuyến hợp âm chuyển về hợp âm trưởng bậc IV rồi về hợp âm trưởng bậc I. Loại giải kết này tạo hiệu quả khẳng định, không gì thay đổi được. Thí dụ: đoạn kết bài "Mắt Biếc" của Ngô Thụy Miên trước khi qua Coda: + Giải kết gãy (interrupted cadence): còn được gọi là giải kết lạc hướng (deceptive cadence). Để kết bài hát, tuyến hợp âm chuyển về hợp âm bậc V rồi về hợp âm bậc khác thay vì bậc I (cụ thể là hợp âm bậc VI). Loại giải kết này thuộc loại giải kết không vững vì gây hiệu quả bất ngờ, ngạc nhiên, lững lờ cho người nghe. Đến đây thì các bạn đã biết cách ghi hợp âm tự nhiên và đơn giản cho một bài hát. Tôi xin tóm tắt lại cách ghi hợp âm như sau: 1. Hợp âm xuất hiện ở phách mạnh của nhịp: nguyên tắc thứ 1. 2. Xác định các nốt nào là nốt chánh của hợp âm trong ô nhịp: nguyên tắc thứ 2. 3. Chuyển hợp âm theo vòng quảng 4/quảng 5: nguyên tắc thứ 3. 4. Thay thế hợp âm để cho hợp âm tiến hành theo vòng quảng 4/quảng 5: nguyên tắc thứ 4. 5. Xác định các đoạn dừng nghỉ trong bài hát để chọn hợp âm giải kết. Xin lưu ý thêm: + Trước khi ghi hợp âm cho một ô nhịp, các bạn nên tính toán hợp âm trong ô nhịp trước đó và hợp âm sẽ đến trong ô nhịp ngay sau đó theo nguyên tắc thứ 3 vòng quảng 4/quảng 5. + Giữ tuyến hợp âm thống nhất trong các đoạn lặp lại trừ trường hợp giai điệu trong đoạn lặp lại có thay đổi nốt khác không đúng hợp âm trong đoạn trước. Kiến thức Hòa Âm Cách viết khúc dạo đầu Khúc dạo đầu (Intro), ngoài nhiệm vụ xác định âm giai để cho người hát bắt đúng giọng, còn phải là đoạn tạo ấn tượng cho người nghe về ca khúc sắp được người hát thể hiện. Rất nhiều ca khúc có đoạn mở đầu quá ấn tượng đến nỗi tất cả các nhạc sĩ hòa âm lại những ca khúc này đều không thể thay đổi được vì không thể viết cách nào khác cho ấn tượng hơn nữa! Không có gì bí mật hoặc "thiên phú" hoặc bí ẩn để viết đoạn dạo đầu ấn tượng vì nếu đoạn nhạc này là biến khúc của ca khúc thì khó mà tách bỏ để thay thế bằng một đoạn nhạc khác. Không có qui định về độ dài của đoạn mở đầu mà tùy cảm hứng của người phối nhạc. Tuy nhiên theo tâm lý bình thường của người nghe thì đoạn mở đầu nên có độ dài chẳn ô nhịp, chẳng hạn như 4, 6, 8, 10, 12 ô nhịp. Có các cách viết đoạn dạo đầu như sau: . Dạo Đầu Bằng Một Hợp Âm: Chỉ có một hợp âm vang lên và rồi người hát cất tiếng ngay vào ca khúc. Hợp âm này thường là hợp âm chủ hoặc hợp âm 7 ở bậc 5. Thí dụ như: hợp âm C hoặc hợp âm G7 đối với ca khúc ở cung C; hợp âm Am hoặc E7 đối với ca khúc ở cung Am. Hợp âm này có thể là hợp âm khối (block chord), hợp âm rải (arpeggio). Cách ứng dụng thông thường của cách dạo đầu này là: để tạo ấn tượng cho người nghe vì xem như ca khúc này không có đoạn nhạc dạo đầu, ngay sau hợp âm dạo đầu là các giọng bè hát ngay vào điệp khúc. Các bạn có biết bài "Thương Nhau Ngày Mưa" của Nguyễn Trung Cang? Đoạn dạo đầu tạo ấn tượng sẽ là: đánh một hợp âm để cho các ca sĩ bắt giọng rồi sau đó là 3 giọng bè sẽ hát hết đoạn điệp khúc: Như mưa ngày nào thấm ướt vai em... Cách ứng dụng khác là rải hợp âm chủ để cho người hát sau đó bắt giọng để hát nhịp tự do kể lể, chậm rãi tự sự. 2. Lấy Điệp Khúc Làm Đoạn Dạo Đầu: Nếu ca khúc có đoạn điệp khúc hay, có thể sử dụng toàn bộ đoạn điệp khúc này để làm đoạn dạo đầu hoặc chỉ lấy một đoạn hay nhất trong điệp khúc này để thực hiện tiến hành giai điệu liền cung bậc lên hoặc xuống dần đến hợp âm chủ hoặc hợp âm 7 ở bậc 5. 3. Sử Dụng Một Đoạn Hợp Âm Trong ca Khúc: Có thể lấy cả đoạn hợp âm trong điệp khúc hoặc phiên khúc và soạn giai điệu dạo đầu mô phỏng điệp khúc hoặc phiên khúc hoặc là biến tấu của phiên khúc hoặc điệp khúc. 4. Sáng Tác Đoạn Dạo Đầu Riêng: Chỉ có bậc cao thủ về hòa âm mới thực hiện được cách này vì đòi hỏi người soạn hòa âm phải cảm nhận ca khúc thật sâu sắc để có thể sáng tác đoạn dạo đầu mà không sử dụng một chút giai điệu nào trong ca khúc mà vẫn khiến người nghe cảm nhận được ngay cái hồn của ca khúc. Kiến thức Hòa Âm Thứ sáu, ngày 01 tháng năm năm 2009 Nguyên tắc về đối âm Đối âm là soạn ca khúc để đệm cho ca khúc. J.S.Bach là cây đại thụ trong nhạc cổ điển và ông là người viết đối âm cực kỳ hay. Viết đối âm không khó nhưng muốn viết đối âm để nghe thuận tai đòi hỏi 3 điều: 1. Biết viết giai điệu, 2. Biết lập tiết tấu và tiết điệu, 3. Thuộc lòng các nốt trong các hợp âm. Bạn hãy quên đi những "điều luật" trong hòa âm cổ điển như: cấm quảng 5 và quảng 8 song song; cấm viết chéo bè, v.v... để thả hồn cho thoải mái bay theo cảm xúc của mình đối với ca khúc. Khi soạn hòa âm cho ca khúc, tôi xin các bạn lưu ý như sau: + Không nên nói khi đang có người nói. Khi người ta đang hát thì không nên soạn cho nhạc cụ độc tấu. Nếu làm như vậy thì cái gì là chánh? Ca khúc hay là nhạc đệm? Như vậy khi giọng hát đang thể hiện, ta nên đệm hoặc rải hợp âm theo tiết điệu. + Nếu muốn nói khi người ta đang nói thì chỉ nói ít và nói khẻ hoặc vâng dạ, ầm ừ cho người nói biết là ta đang lắng nghe. Điều này có nghĩa là: khi giai điệu hát nhiều nốt ngắn (nốt mốc đơn và nốt mốc đôi) thì giòng nhạc đệm chỉ hát các nốt kéo dài (nốt đen, nốt trắng, nốt tròn). Và khi giai điệu hát nhiều nốt kéo dài thì giòng nhạc đệm có thể hát nhiều nốt ngắn. + Khi giai điệu hát theo chiều đi lên, thì giòng nhạc đệm nên theo chiều đi xuống (nhất là giòng bass) và ngược lại. + Các câu nhạc hòa âm nên tuân thủ theo hợp âm. Thí dụ: với tuyến hợp âm cho ca khúc như sau Em | D | Am | C | G | B7 | Em thì các nốt trong giòng nhạc đệm phải được tiến hành di chuyển từ các nốt trong hợp âm Em để đến D, rồi đến Am, rồi đến C... Và nên đặt nốt ở giai điệu hòa âm khác với nốt của ca khúc ở các đoạn dừng nghỉ (nhưng nốt này phải là nốt trong hợp âm) để tạo ra bè với giai điệu ca khúc. Hòa âm, nếu không có giai điệu chánh, sẽ không có nghĩa và không diễn tả được điều gì cả. Một giai điệu không đẹp, dù người soạn hòa âm có cố công tôn tạo bằng thủ pháp hòa âm cũng vẫn là một giai điệu không đẹp. Nhưng một giai điệu đẹp, dù chỉ với hòa âm đơn giản (đệm bằng một guitar) hoặc không có hòa âm (hát "khô") thì cũng đủ làm mê mẫn người. Qua bài "Nguyên Tắc Về Đối Âm (1)", các bạn đã nghe hòa âm "nháp" phần 1 của ca khúc "Bay Đi Cánh Chim Biển" theo đúng hợp âm mà tôi đã ghi và tải trong Diễn Đàn tại phần Cách chuyển hợp âm, hòa âm căn bản cho một bài hát. Phần hòa âm nháp này có 5 giòng nhạc: 1. Recorder cho Giai Điệu. 2. Organ để làm hợp âm nền. 3. Guitar để rải hợp âm với tiết điệu rải 2 nhịp. 4. Bass 5. Trống, được soạn với tiết điệu 3/4 không như bình thường với mẫu tiết điệu 2 nhịp. Qua phần 2 này, bạn sẽ xem và nghe Organ được thay bằng 2 dàn strings + clarinet với nhiều chi tiết hơn để tạo thành nền giai điệu đệm. Trôi PageTrôi Page | DừngDừng ChậmChậm | NhanhNhanh Trống Đũa Vỗ Tay Chậm Chậm | Gõ nhịp Gõ nhịp | Dừng Dừng | Nhanh Nhanh Viết thảo luận  11h17, 27/02/2013 #1 hungdungntfc Thành Viên Ngày tham gia: 10h59, 27/02/2013 bài hát này dành cho ai yêu âm nhạc 23h04, 02/04/2013 #2 thedung852002 Thành Viên Ngày tham gia: 19h27, 01/04/2013 hay that ! rat tru tinh ! thanks Viết thảo luận  Một số bài khác: Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu | Tác giả: Phạm Duy | Tông: Không Biết | Nhịp: Không Biết | Nhạc cụ: Guitar (muinetoday | 08h59, 24/04/2013) Người Thầy | Tác giả: Nguyễn Nhất Huy | Tông: Am | Nhịp: 44 | Nhạc cụ: Organ (hienle | 08h08, 23/03/2013) Chuyentauhoanghon | Tác giả: Không Biết | Tông: Không Biết | Nhịp: Không Biết | Nhạc cụ: Organ (votung1979 | 07h11, 13/03/2013) Người Ấy | Tác giả: Trinh Thăng Bình | Tông: Db | Nhịp: 44 | Nhạc cụ: Organ (hoangtumua20 | 13h40, 02/03/2013) Để Nhớ Một Thời Ta Đã Yêu | Tác giả: Thái Thịnh | Tông: Gm | Nhịp: 44 | Nhạc cụ: Khác (pgtmedu | 20h53, 25/01/2013) Yêu Mến Mẹ Cha | Tác giả: Không Biết | Tông: F | Nhịp: 24 | Nhạc cụ: Organ (hienle | 18h28, 02/01/2013) Vòng Tròn | Tác giả: Không Biết | Tông: G | Nhịp: 44 | Nhạc cụ: Organ (hienle | 18h27, 02/01/2013) Vị Ngọt Đôi Môi | Tác giả: Lê Hựu Hà | Tông: G | Nhịp: Không Biết | Nhạc cụ: Organ (hienle | 18h27, 02/01/2013) Trường Chúng Cháu Là Trường Mầm Non | Tác giả: Phạm Tuyên | Tông: F | Nhịp: 24 | Nhạc cụ: Organ (hienle | 18h26, 02/01/2013) Tình Khúc Mùa Xuân | Tác giả: Ngô Thụy Miên-Huy Linh | Tông: G | Nhịp: 24 | Nhạc cụ: Organ (hienle | 18h25, 02/01/2013)

File đính kèm:

  • docde_tai_cach_chuyen_hop_am_hoa_am_can_ban_cua_mot_bai_hat.doc