Đề tài Bản tham luận ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẻ vào sự phát triển tất cả các ngành trong đời sống xã hội, trong bối cảnh đó, giáo dục phổ thông chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học ứng dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẻ tư duy sáng tạo, kỷ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học.

CNTT với các công cụ đa phương tiện như văn bản, âm thanh, hình ảnh.giáo viên sẽ dễ dàng xây dựng các bài giảng một cách sinh động, hấp dẫn, thu hút được sự tập trung chú ý của HS, thúc đẩy tính tích cực chủ động học tập của HS. Điều đó cho thấy, CNTT đã góp phần làm thay đổi phương pháp dạy của người dạy và phương pháp tiếp nhận kiến thức của người học.

Ứng dụng CNTT trong dạy học âm nhạc ở trường THCS là việc làm cần thiết mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Sử dụng CNTT giáo viên không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học và thao tác với chúng trên tiết dạy mà giờ dạy sinh động hơn, chất lượng giờ dạy tốt hơn. thấy được điều này tôi đã tìm hiểu và đưa vài giảng dạy từ năm học 2006- 2007, tuy nhiên ban đầu chất lượng của các giáo án điện tử còn có nhiều hạn chế, qua quá trình ứng dụng với sự học hỏi, tìm tòi đến nay chất lượng của các giáo án đã khá tốt và tôi đã thực hiện được 22 tiết dạy giáo án điện tử ở trên lớp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 09/11/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bản tham luận ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HÀ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC =============== ==== – & — ==== BẢN THAM LUẬN ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẻ vào sự phát triển tất cả các ngành trong đời sống xã hội, trong bối cảnh đó, giáo dục phổ thông chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học ứng dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẻ tư duy sáng tạo, kỷ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học. CNTT với các công cụ đa phương tiện như văn bản, âm thanh, hình ảnh....giáo viên sẽ dễ dàng xây dựng các bài giảng một cách sinh động, hấp dẫn, thu hút được sự tập trung chú ý của HS, thúc đẩy tính tích cực chủ động học tập của HS. Điều đó cho thấy, CNTT đã góp phần làm thay đổi phương pháp dạy của người dạy và phương pháp tiếp nhận kiến thức của người học. Ứng dụng CNTT trong dạy học âm nhạc ở trường THCS là việc làm cần thiết mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Sử dụng CNTT giáo viên không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học và thao tác với chúng trên tiết dạy mà giờ dạy sinh động hơn, chất lượng giờ dạy tốt hơn. thấy được điều này tôi đã tìm hiểu và đưa vài giảng dạy từ năm học 2006- 2007, tuy nhiên ban đầu chất lượng của các giáo án điện tử còn có nhiều hạn chế, qua quá trình ứng dụng với sự học hỏi, tìm tòi đến nay chất lượng của các giáo án đã khá tốt và tôi đã thực hiện được 22 tiết dạy giáo án điện tử ở trên lớp. II. NỘI DUNG Tôi đã ứng dụng CNTT vào giảng dạy các phân môn âm nhạc ở trường THCS cụ thể như sau: 1. Học hát Trong phân môn học hát sử dụng CNTT chủ yếu ở phần giới thiệu tác giả, giớ thiệu bài hát. Ở đây chúng ta giới thiệu tác giả với những hình ảnh sinh động, cho học sinh nghe trích đoạn các tác phẩm âm nhạc của tác giả không mất nhiều thời gian mà học sinh lại tiếp thu bài rất tốt bởi hình ảnh đẹp và chất lượng âm thanh không kém các thiết bị nghe nhìn khác. Ví dụ dạy bài hát: “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chúng ta cho học sinh xem ảnh nhạc sĩ qua các thời kỳ, cho các em xem trích đoạn phim biểu diễn các bài hát của nhạc sĩ, các phong trào xuống đường của học sinh sinh viên Như vậy giờ học sẽ sinh động các em hứng thú học tập hơn. Điều đặc biệt ở đây chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian nhờ sự tiện ích của CNTT. Phần dạy các em tập hát, nhạc đệm cho bài hát đã được cài từ trước GV không phải đệm đàn có điều kiện để bao quát lớp và chỉ huy cho các em hát. Khi hướng dẫn cách biểu diễn bài hát có thể cho các em xem trích đoạn phim, tranh ảnh các hình thức biểu diễn từ đó các em biết áp dụng thực tế một cách thích hợp nhất. 2. Nhạc lý-Tập đọc nhạc Đặc điểm của tiết dạy nhạc lý là đi từ thực tế đến khái niệm, định nghĩa vì vậy chúng ta đưa càng được nhiều ví dụ thì học sinh sẽ hiểu và tiếp thu phần nhạc lý tốt hơn. Với giáo án điện tử chúng ta làm được điều này mà không phải mất nhiều thời gian. Mặt khác tiết dạy nhạc lý rất dể nhàm chán nếu chúng ta sử dụng CNTT sẽ gây được sự hứng thú cho học sinh giúp cho các em khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ. Ví dụ: Tiết dạy “các ký hiệu thường gặp trong bản nhạc” với mỗi ký hiệu chúng ta đưa ra vài ví dụ cụ thể để các em nhận biết dể dàng hơn (điều này không làm được ở tiết dạy bình thường vì phải mất nhiều thao tác và nhiều thời gian). Dạy tập đọc nhạc giáo viên sử dụng đàn là chủ yếu nhưng nếu chúng ta sử dụng CNTT để đệm đàn cho các em đọc nhạc và ghép lời ca lúc các em đã thuộc thì giờ học sẽ sinh động hơn. Đa số các bài TĐN trong chương trình âm nhạc THCS đều là những trích đoạn từ những bài hát, bản nhạc với giáo án điện tử chúng ta có thể cho các em xem và nghe toàn bộ bản nhạc mà tiết dạy bình thường chúng ta khó thực hiện được. 3. Âm nhạc thường thức Trong các phân môn âm nhạc ở trường THCS sử dụng CNTT vào phân môn âm nhạc thường thức là đạt hiệu quả rỏ rệt nhất. Yêu cầu chính ở phân môn ANTT là học sinh được thưởng thức âm nhạc của các nhạc sĩ và các thể loại âm nhạc khác nhau đồng thời trang bị cho học sinh những hiểu biết về các nhạc sĩ nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Việc sử dụng CNTT sẽ giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu những thông tin mà giáo viên truyền đạt. Điều quan trọng nữa trong một thời gian nhất định GV cho học sinh nghe được nhiều trích đoạn các tác phẩm âm nhạc do thao tác trên máy nhanh và tiện lợi hơn nhiều so với việc sử dụng các thiết bị nghe nhìn khác. Ưu thế của CNTT là các em hứng thú học tập hơn nhờ hình ảnh, màu sắc âm thanh phong phú và sinh động. Ví dụ: Giới thiệu nhạc sĩ Mô- da chúng ta trình chiếu cho học sinh xem trích đoạn các vở nhạc kịch của Mô-da hay cuộc đời của nhạc sĩ qua các thời kỳ như vậy học sinh vừa được nghe âm thanh vừa được xem hình ảnh. Từ những tiện ích nêu trên của CNTT, việc sử dụng nó vào trong giảng dạy các môn ở trường THCS nói chung và môn âm nhạc nói riêng là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên chúng ta phải biết khai thác vận dụng nó một cách hợp lý như lựa chọn thông tin, tư liệu để đưa vào bài giảng đảm bảo tính thẩm mỹ mang tính giáo dục. Tuy có vai trò to lớn, nhưng CNTT không thể thay thế vai trò của người giáo viên, đặc biệt là giáo viên Âm nhạc. Bởi Âm nhạc bắt nguồn từ cảm xúc, tình cảm của con người, Âm nhạc là một thực thể sống được lưu giữ trong con người và phát triển thông qua sự trao đổi cảm xúc của con người chứ không phải chỉ được trong các thư viện, bảo tàng, băng, đĩa, sách vở, Internet....Vì vậy GV phải lưạ chọn phương pháp phù hợp với từng tiết dạy kết hợp với các thiết bị dạy học để học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, kích thích được tính tò mò, phát triển khả năng tư duy sáng tạo của học sinh và giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho các em. 4. Các phần mềm thường được sử dụng trong dạy học âm nhạc Có rất nhiều phần mềm được sử dụng trong giảng dạy âm nhạc ở đây tôi xin nêu một vài phần mềm mà tôi thường sử dụng. 4.1. Phần mềm Encore Địa chỉ: Phần mềm Encore được biết đến như là một phần mềm chép nhạc rất phổ biến ở Việt Nam từ những năm 90, trải qua quá trình phát triển, đến nay đã đến phiên bản (Version) 4.5.5. Đây là chương trình có thể tạo ra các văn bản âm nhạc, đặc biệt thích hợp cho việc viết ca khúc. Cho đến nay, có khá nhiều phần mềm xử lý và chép nhạc với những tính năng đa dạng hơn, nhưng nhiều người vẫn thường sử dụng phần mềm này bởi do đặc tính đơn giản, dễ dùng. 4.2 Phần mềm Finale Địa chỉ: Phần mềm Finale là một phần mềm mạnh và được sử dụng phổ biến sau phần mềm Encore. Chương trình này có thể tạo ra các văn bản âm nhạc với nhiều tính năng đa dạng, đặc biệt thích hợp cho viết các tổng phổ có độ phức tạp cao. 4.3. Phần mềm Sony Soundforge Địa chỉ Phần mềm Sony Soundforge được biết đến như là một phần mềm biên tập, thu âm và xử lý âm thanh kỹ thuật số hiệu quả, chuyên nghiệp. 4.4. Phần mềm InterVideo Địa chỉ: Phần mềm Intervideo WinDVD là một phần mềm biên tập chỉnh sửa tập tin video, ghi đĩa video rất đơn giản và hiệu quả. Rất phù hợp với việc soạn giảng, xuất các files video chạy trên phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint để tích hợp vào bài giảng. 4.5. Phần mềm Microsoft Powerpoint Địa chỉ: Microsoft Powerpoint nằm trong bộ Microsoft Office là một công cụ biên soạn và trình chiếu hết sức thuận lợi và dễ dùng có tính tích hợp cao. III. KẾT LUẬN Thay vì phấn trắng bảng đen truyền thống với lỉnh kỉnh các đồ dùng dạy học giáo viên chỉ click chuột, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài giảng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang dần dần được thực hiện ngày càng nhiều trên bục giảng. Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên sẽ thực sự gây sự chú ý và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn âm nhạc ở trường THCS thực sự không quá phức tạp quan trọng nhất là ở khâu thiết kế bài dạy, xây dựng kịch bản dạy học. Tiết dạy trên máy tính sẽ làm cho học sinh luôn cảm thấy bất ngờ. Giáo án cũng dễ bổ sung, sửa chữa, thay đổi cấu trúc bài dạy, dễ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót rất mong được sự góp ý của các đồng chí. Tôi xin chân thành cảm ơn. Đông Hà, ngày 10 tháng 2 năm 2009 Người viết Phạm Thị Hồng Lựu

File đính kèm:

  • docde_tai_ban_tham_luan_ung_dung_cntt_trong_giang_day_bo_mon_am.doc