Đề tài Bài Thuyết Trình Miếu Nổi Trình bày: Phúc – Lan –Thuần

Đây là ngôi miếu không chỉ nổi tiếng về phong cách kiến trúc đẹp mà còn có vị trí xây dựng rất đặc biệt khiến cho ngôi miếu có được vị thế về không gian với khung cảnh xung quanh rất độc đáo mà ít nơi nào có được.Nằm các trung tâm TP.HCM khoảng 10km về phía Tây Bắc

Miếu Nổi từ lâu không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, văn hóa của người Việt và người Hoa. Được dựng lên từ thế kỷ thứ 18, suốt mấy trăm năm qua, Miếu Nổi là điểm du lịch của thành phố.

 

pptx22 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 28/10/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bài Thuyết Trình Miếu Nổi Trình bày: Phúc – Lan –Thuần, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Thuyết Trình Miếu Nổi Trình bày: Phúc – Lan –Thuần Vài nét sơ lược Phù Châu miếu tục gọi miếu Nổi, là một ngôi miếu cổ. Nằm giữa dòng chảy yên bình của sông Vàm Thuật, một nhánh của sông Sài Gòn, Miếu Nổi thuộc địa bàn phường 5 (quận Gò Vấp) như một ốc đảo nhỏ giữa bốn bề sóng nước và những vườn cây trái sum suê phía An Phú Đông (quận 12). Đây là ngôi miếu không chỉ nổi tiếng về phong cách kiến trúc đẹp mà còn có vị trí xây dựng rất đặc biệt khiến cho ngôi miếu có được vị thế về không gian với khung cảnh xung quanh rất độc đáo mà ít nơi nào có được.Nằm các trung tâm TP.HCM khoảng 10km về phía Tây Bắc Miếu Nổi từ lâu không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, văn hóa của người Việt và người Hoa. Được dựng lên từ thế kỷ thứ 18, suốt mấy trăm năm qua, Miếu Nổi là điểm du lịch của thành phố. Giới thiệu Lịch sử Quang cảnh mặt tiền Miếu Nổi Miếu Phù Châu được tạo dựng từ lúc nào, không có sách sử ghi chép, người ta ước chừng trong khoảng thế kỷ 18, hoặc đầu thế kỷ 19. Ban đầu là một miếu nhỏ bằng tre và lá dừa, do các nhà buôn đường thủy cùng các bô lão trong vùng dựng thành, thờ Ngũ Hành, Long Mẫu để cầu mong được thuận buồm xuôi gió, thượng lộ bình an. Trước năm 1975, Miếu là một điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn - Gia Định Sau năm 1975, miếu gần như bị bỏ hoang. Năm 1992, một người tên Sáu Hòa đứng ra vận động sửa sang và khôi phục lại mọi hoạt động. Ông Lục Câu, trưởng ban quản lý miếu ngày nay đã tự tay phát thảo và thực hiện tu sửa, đắp lại các hình tượng tại miếu. Đến nay, sau nhiều lần trùng tu, Phù Châu miếu đã trở thành một ngôi miếu khang trang, kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt - Hoa, và là một trong những địa điểm tham quan nổi bật của thành phố. Cảnh quan, kiến trúc Cảnh trí của cuộc đất nhỏ nhô lên giữa dòng sông rất thơ mộng. Chung quanh có cây cao bóng mát. Khách thừa lương mến cảnh tịnh liêu, trong những ngày rảnh rỗi thường đến đây du ngoạn. Vì chốn này vắng vẻ, xa thành thị, riêng biệt thự một khu vực trời nước bao la. Phải là nơi lý tưởng cho những ai có tâm hồn thầm lặng... Miếu Phù Châu nằm trên cồn đất nhỏ diện tích khoảng 2500 mét vuông, bốn bề là sông nước. Hai bờ sông, bờ Tây là khu dân cư (thuộc phường 5, Gò Vấp), bờ Đông là vùng chuyên canh (thuộc phường An Phú Đông, quận 12), bao gồm cả hai bến đò Miếu Nổi và Bến Cát, nay còn lưu giữ đôi chút khung cảnh miệt vườn của vùng đất Gia Định xưa. Mặt tiền miếu quay về hướng Nam, được cất theo kiểu chữ tam (三), gồm ba toà nhà nối liền nhau bởi hai sân thiên tỉnh hẹp có lợp mái. Mái lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc, gồm hai tầng chồng khít lên nhau. Trên nóc mỗi toà nhà đều trang trí rồng chầu hạt ngọc, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư. Trên bốn đầu đao cong lên có gắn hình tượng Long, Ly, Quy, Phụng và các họa tiết: hoa cúc dây, lá nho, sông nước... Các bức tường được quét vôi màu hồng đậm, các mí cửa sơn màu đỏ. Toàn bộ kiến trúc trong miếu được trang trí tinh xảo, đắp nổi hình rồng, phượng và cẩn sứ, các mái vòm cũng được cẩn sứ và ghép hình tỉ mỉ. Hai bên tường được cẩn sành mô tả các hình tượng tính ngưỡng dân gian. Trong khuôn viên miếu có cây si cổ thụ tồn tại gần 100 năm. Xung quanh khuôn viên có ghế đá, dành cho du khách đến nghỉ chân và ngắm cảnh. Phía ngoài có miếu nhỏ thờ ông Hổ, một dạng tín ngưỡng sơ khai mang màu sắc Vật linh giáo do người Hoa mang theo từ quê hương tới. Bên t r ong miếu đặt một bệ thờ giả sơn với năm tượng hổ ở tư thế chồm. Khu trung tâm thờ tự của miếu chia làm ba phần: tiền điện, trung điện và chính điện. Tiền điện : chính giữa thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước là Quan âm Chuẩn Đề ngồi trên toà sen với 18 cánh tay đang cầm pháp khí. Dọc bên tường treo hai bức phù diêu Thập Bát La Hán. Trung điện : chính giữa thờ Tề Thiên Đại Thánh. Xung quanh là bao lam bằng gỗ chạm lọng theo mô típ: tiên nữ dâng đào với 4 chữ khắc: "Thánh Gia bảo điện". Nối liền trung và chính điện là một sân thiên tỉnh hẹp có đặt hai lư hương to cẩn sành nhiều màu Chính điện : chính giữa thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, bên trong đặt năm lọ tượng gỗ thờ Kim, Thuỷ, Hỏa, Thổ, Mộc. Trước điện kê bàn hương án, thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền. Bao xung quanh điện thờ là bao lam bằng gỗ chạm long với chủ đề: tứ linh, mai lan cúc trúc; phía trên có hàng chữ: “Hành Thánh Mẫu bảo điện ". Bên phải chính điện thờ Quan Công, bên trái thờ Bao Công. Đối diện điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu là điện thờ bà Kim Mẫu, Địa Mẫu, Long Thần, Hộ Pháp. Trên tường trang trí những bức phù điêu màu sắc rực rỡ hình tùng hạc, Phật Di Lặc. Miếu Nổi chính là những con rồng. Rồng hiện diện ở khắp nơi trong không gian của miếu Nổi. Ngay cổng chính cũng là một đôi rồng làm bằng đá cẩm thạch uốn lượn theo thế song long đấu đầu vô cùng oai phong lẫm liệt. Trong điện chính, các gian thờ bên trong, trái, phải đều có khắc rất nhiều đôi rồng theo thế long chầu rất sinh động, đẹp mắt. Ngoài ra, tám cột chính của miếu cũng đều có khắc rồng nổi uốn lượn ôm lấy thân cột vô cùng tinh xảo. Cuối cùng, hoành tráng nhất chính là hai con rồng dài chừng 15 mét ôm trọn mặt tiền của hòn đảo nhỏ nơi miếu tọa lạc. Có thể nói, Miếu Nổi chính là một thế giới thu nhỏ của rồng vì trên miếu có hàng trăm con rồng ở rất nhiều tư thế, kiểu dáng khác nhau Tín ngưỡng Lúc đầu, miếu chỉ thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu và Tề Thiên Đại Thánh - những vị thần theo người Trung Hoa là anh minh, yêu dân, giúp đỡ mọi người (Bao Công, Tề Thiên...) và các dạng tín ngưỡng sơ khai (thờ Hổ, Lân). Về sau thờ thêm Phật Di Lặc, Quan Âm, Thập Bát La Hán và những vị thần dân gian Việt Nam như Bà chúa xứ Châu Đốc, Cửu Huyền Thất Tổ... Trước năm 1975, nơi đây tổ chức lễ hội vào ngày mùng một, ngày rằm (âm lịch) và ngày vía của các vị thần miếu, rất đông khách thập phương đến cúng lễ. Ngày nay chỉ tổ chức vào rằm tháng Giêng, tháng Hai và tháng Bảy. Chính những giai thoại ly kỳ về gò đất nổi lên giữa sông với ngôi miếu này đã khiến miếu Nổi trở nên linh thiêng và tôn nghiêm hơn. Và biến cù lao bỏ hoang, chỉ rộng khoảng 2500 mét vuông này, trở thành một vùng đất thiêng của xứ Sài Gòn - Gia Định suốt mấy trăm năm qua. Dù đi lại khó khăn hơn những nơi khác, miếu Nổi ngày ngày vẫn đón không ít lượt khách từ khắp nơi trong thành phố tìm đến. Để du lịch thưởng ngoạn cũng có, mà để thắp hương cầu mong bình an, làm ăn phát đạt cũng nhiều. Đọc Thêm Năm 2010, miếu Nổi được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. Tồn tại gần 300 năm, miếu Nổi chứng kiến không biết bao thăng trầm của lịch sử hình thành vùng đất Sài Gòn - Gia Định, và sự phát triển của TP.HCM hiện đại ngày nay. Miếu Nổi hiện trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh, có tên trong một số tour du lịch quanh TP.HCM. Tránh xa những bộn bề của phố phường, Miếu Nổi là địa điểm khá lý thú để du khách hòa mình vào thiên nhiên và cảnh sông nước êm đềm, thanh tịnh, trong mùi hương trầm lan tỏa khắp ngôi miếu thiêng. Xin Chân Thành Cám ơn Quý Thầy Cô & Các Bạn Học Sinh Đã Chú ý Lắng Nghe Bài Thuyết Trình Của Chúng EM

File đính kèm:

  • pptxde_tai_bai_thuyet_trinh_mieu_noi_trinh_bay_phuc_lan_thuan.pptx