Năm học 2006-2007 là năm học thứ 5 mà Bộ Giáo dục triển khai chương trình thay sách giáo khoa. Đi đôi với việc thay sách là việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đó là một vấn đề mà mỗi giáo viên đứng lớp ai cũng phải suy nghĩ. Là một giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Toán lớp 7, tôi ý thức rất rõ về điều này. Định hướng chung về phương pháp dạy học Toán hiện nay là: "Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh".
20 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Áp dụng một số phương pháp dạy học vào dạy môn Toán 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài:
Năm học 2006-2007 là năm học thứ 5 mà Bộ Giáo dục triển khai chương trình thay sách giáo khoa. Đi đôi với việc thay sách là việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đó là một vấn đề mà mỗi giáo viên đứng lớp ai cũng phải suy nghĩ. Là một giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Toán lớp 7, tôi ý thức rất rõ về điều này. Định hướng chung về phương pháp dạy học Toán hiện nay là: "Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh".
Theo định hướng trên mỗi giáo viên phải biết kế thừa và phát huy những mặt tích cực trong phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại một cách thích hợp vào bài dạy nhằm nâng cao chất lượng giờ học. Như vậy phương pháp dạy học chính là điều kiện quan trọng nhất để nâng cao chất lượng học sinh. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải sử dụng các phương pháp dạy học vào việc giảng dạy như thế nào? Đây chính là nguyên nhân thôi thúc tôi chọn đề tài này.
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
- Chương trình sách giáo khoa hiện nay đã được biên soạn theo hướng đổi mới, phù hợp với con đường nhận thức của học sinh, thuận lợi cho việc đổi mới cách dạy.
- Trong những năm qua, trường THCS Hà Bình đã được nhân dân địa phương và các cấp lãnh đạo quan tâm xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang có đầy đủ các thiết bị dạy học đảm bảo cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Đa số học sinh đều ngoan, chăm học, phụ huynh học sinh quan tâm tới việc học tập của con em mình nên các em có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập rất thuận tiện cho giáo viên đưa các phương tiện dạy học hiện đại vào bài giảng.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và các tổ chức trong nhà trường đoàn kết, nhiệt tình trong công tác dạy học. Đặc biệt là việc triển khai và đưa những kinh nghiệm dạy học vào thực nghiệm đã được cán bộ, giáo viên nhà trường quan tâm nhiều.
2. Khó khăn:
- Số học sinh có năng khiếu về bộ môn Toán không nhiều.
- Một bộ phận học sinh tư duy còn chậm, khả năng tiếp thu bài và vận dụng kiến thức còn có nhiều hạn chế.
3. Kết quả thực trạng:
Học sinh khối 7 trường THCS Hà Bình năm học 2006 - 2007 có 102 HS được chia làm 3 lớp: 7A (32 HS), 7B (36 HS), 7C (34 HS) trình độ học sinh không đồng đều. Trong mỗi lớp đều có đầy đủ các đối tượng học sinh: Giỏi Khá, Trung bình, Yếu - Kém.
Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên 20 học sinh ở mỗi lớp 7 đầu năm học:
Với kết quả này, tôi thấy tỉ lệ học sinh Khá - Giỏi là rất ít, học sinh Yếu - Kém thì lại chiếm tỉ lệ cao. Vì vậy việc nâng cao chất lượng học sinh trong học tập là một vấn đề trăn trở của mỗi người thầy.
B. Giải quyết vấn đề
I. Nhắc lại một số phương pháp dạy học:
Để vận các phương pháp dạy học vào giảng dạy trong bộ môn Toán, trước hết chúng ta cùng điểm lại những ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp .
1. Phương pháp thuyết trình:
Đây là phương pháp giáo viên dùng lời nói làm phương tiện chủ yếu để truyền thụ kiến thức.
*Ưu điểm:
Tiết kiệm được thời gian, nội dụng kiến thức truyền thị được chính xác, có hệ thống, có điều kiện để bổ xung thêm kiến thức mới không có trong sách giáo khoa. Lời giảng của thầy có tác dụng gây cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh. Bước đầu tập cho học sinh làm quen với việc nghe diễn giải.
*Nhược điểm:
- Năng lực độc lập suy nghĩ của học sinh không phát huy được nhiều.
- Do tiếp thu thụ động, dẫn đến học sinh chóng mệt mỏi.
- Thầy giáo không nắm bắt kịp thời mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh.
2. Phương pháp vấn đáp gợi mở:
Đây là phương pháp thầy giáo nêu ra hệ thống câu hỏi có tính chất dẫn dắt, gợi mở theo một lôgic nhất định. Học trò phân tích, so sánh, tìm tòi từ đó đi đến nhận thức kiến thức mới.
* Ưu điểm:
- Học sinh tham gia xây dựng bài, có nhiều hứng thú, giờ học sinh động.
- Phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh, do đó kiến thức học sinh thu nhận được vững chắc.
- Thầy giáo kịp thời nắm bắt được chất lượng của học sinh theo các đối tượng cụ thể, có điều kiện bổ sung các kiến thức còn thiếu.
* Nhược điểm:
- Sử dụng mất nhiều thời gian, không khí lớp dễ bị ồn ào.
- Kiến thức trình bày thiếu mạch lạc.
3. Phương pháp trực quan:
Đây là phương pháp mà trong khi giảng dạy giáo viên có sử dụng các phương tiện trực quan như: hình vẽ, sơ đồ, mô hình,... phương pháp này có ưu điểm là:
- Giúp học sinh có điều kiện để tiếp nhận kiến thức nhanh hơn.
- Phù hợp với con đường nhận thức, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì vậy rất có hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý: Phương tiện trực quan cốt để nâng đỡ, phát triển tư duy (không dùng để thay thể tư duy) vì vậy chỉ dùng vừa phải, không được làm dụng quá mức, không đúng chỗ hoặc kéo dài mất thời gian.
4. Phương pháp dạy học nêu vấn đề:
Kiến thức nêu ra không ở dạng có sẵn, giáo viên tổ chức cho học sinh đứng trước tình huống có vấn đề trong toán học. Các tình huống đó tự nó kích thích sự tìm tòi, hứng thú của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự tìm ra kiến thức.
* Ưu điểm:
- Kích thích và phát triển cao độ tư duy của học sinh, là một phương pháp rất tốt và tiến bộ nhất trong quá trình dạy học.
- Kiến thức của học sinh thu nhận được vững chắc, sâu sắc.
- Đề cao vai trò chủ động học tập của học sinh và phù hợp với phương châm biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.
*Nhược điểm:
- Một bài Toán hay một vấn đề có thể là tình huống đối với học sinh này nhưng không là tình huống đối với học sinh khác nên rất khó sử dụng ở
những lớp có trình độ học sinh chênh lệch nhiều.
- Tốn nhiều thời gian.
- Không phải mọi kiến thức đều có thể tạo ra tình huống có vấn đề.
5. Phương pháp dạy học chương trình hoá:
Đây là phương pháp mà dựa trên cơ sở kiến thức đã được xây dựng, thầy giáo đưa câu hỏi, bài tập để kiểm tra việc áp dụng kiến thức ở trên.
+ Học sinh trả lời và nhận xét đúng, sai về bài làm của mình.
+ Thầy giáo quyết định quá trình tiếp theo (mở rộng hoặc nâng cao thêm nếu có thể).
* Ưu điểm:
- Dạy học theo phương pháp này điều khiển tốt nhất việc học cá nhân của từng học sinh. Đảm bảo việc tự kiểm tra thường xuyên trong quá trình học.
- Có tính chất thích ứng với nhiều đối tượng trong dạy học.
- Khi kiểm tra có khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại, từ đó nâng cao hiệu suất giảng dạy.
* Nhược điểm:
- Chưa phát huy năng lực sáng tạo của học sinh.
- Hạn chế việc học tập thể của học sinh.
6. Phương pháp làm việc với sách:
Là phương pháp giáo viên giúp học sinh bước đầu biết làm việc với sách giáo khoa và sách khác tạo điều kiện cho việc tiếp thu kiến thức, bổ sung kiến thức và phát triển trí tuệ. Phương pháp này phát huy được tính độc lập sáng tạo, khả năng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu của học sinh.
II. Một số kinh nghiệm khi áp dụng các phương pháp vào giảng dạy:
Như ta đã thấy, mỗi một phương pháp dạy học có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Do đó muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy thì không phải lúc nào chúng ta cũng áp dụng những phương pháp dạy học như nhau mà phải lựa chọn những phương pháp phù hợp với đặc điểm của từng bài học, từng tiết học và phải phù hợp với đối tượng học sinh. Vì vậy khi áp dụng các phương pháp dạy học vào giảng dạy, theo tôi người thầy giáo cần nắm vững các vấn đề sau:
1. Phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điẻm của từng bài học, tiết học:
Mỗi bài học, tiết học đều có những đặc điểm, mục tiêu khác nhau. Do đó phương pháp giảng dạy cũng phải khác nhau. Ta có thể tạm chia các tiết học Toán thành 3 loại như sau:
- Tiết dạy học "Lý thuyết".
- Tiết dạy học "Luyện tập".
- Tiết dạy học "ôn tập".
1.1. Với những tiết dạy học lý thuyết (hình thành kiến thức mới), cần phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp sau:
- Phương pháp thuyết trình: Dùng để đặt vấn đề, trình bày kiến thức mới, dùng khi chuyển tiếp, củng cố kiến thức và dùng để sử dụng các phương pháp khác.
- Phương pháp nêu vấn đề: Sử dụng trước khi vào bài mới, trước khi hình thành kiến thức mới nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
- Nếu có thể cần cố gắng sử dụng phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp gợi mở, dùng khi học sinh cảm thấy bế tắc trước một tình huống có vấn đề hoặc dùng để giúp học sinh phân tích, so sánh, tìm tòi để từ đó đi đến tiếp nhận kiến thức mới.
- Phương pháp dạy học chương trình hoá thường được sử dụng để củng cố kiến thức sau mỗi phần học, tiết học nhằm kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức của học sinh và mở rộng thêm nếu có thể.
- Bên cạnh các phương pháp trên tuỳ vào đặc điểm từng bài học mà sử dụng thêm phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Để phát huy được những mặt tích cực của các phương pháp trên cần phải đưa các phương tiện dạy học như máy chiếu, các phim giấy trong, bảng nhóm, bảng phụ, mô hình trực quan vào bài giảng.
1.2. Với những tiết luyện tập:
Đây là loại tiết học nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giảng các bài tập. Vì vậy các phương pháp chủ yếu thường dùng là:
- Phương pháp thuyết trình (rất ít chỉ dùng khi cần thiết).
- Phương pháp dạy học chương trình hoá.
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở (Chỉ dùng khi cần thiết).
- Phương pháp làm việc với sách.
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
Bên cạnh đó giáo viên cần phải:
* Đưa phương tiện dạy học như máy chiếu, các phim giấy trong ghi các đề bài tập, bài giải mẫu, bảng phụ, bảng nhóm vào bài học.
* Chọn ra được những bài tập điển hình, chủ yếu. Ta có thể tạm phân thành 3 dạng như sau: Dạng bài tập "sửa nhanh", dạng bài tập "sửa kỹ" và dạng bài tập phục vụ cho việc "hoạt động trong nhóm nhỏ".
+ Đối với dạng bài tập "sửa nhanh" chỉ cần gọi học sinh lên bảng làm bài, tổ chức cho học sinh nhận xét đúng sai và sửa chữa.
+ Đối với dạng bài tập "sửa kỹ" cần tổ chức cho học sinh hoạt động theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài, phân tích giả thiết, kết luận.
Bước 2: Lập chương trình giải, trong bước này giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở (khi cần thiết) giúp học sinh phân tích, tìm tòi phương pháp giải bài tập.
Bước 3: Trình bày lời giải: Dựa vào bước 1 và bước 2 giáo viên cho học sinh trình bày lời giải của bài toán.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh phân tích, kiểm tra, phê phán lời giải.
+ Đối với dạng bài tập dành cho "hoạt động nhóm", trong một tiết học chỉ nên sử dụng vừa phải (thường chỉ chọn một bài) giáo viên có thể tổ chức dưới dạng trò chơi hoặc phát phiếu học tập cho từng nhóm.
Sau khi sửa các bài tập giáo viên dùng phương pháp vấn đáp yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức, phương pháp đã dùng, mở rộng, nâng cao, giới thiệu thêm các bài tập tương tự và giao nhiệm vụ học ở nhà cho học sinh
1.3. Đối với các tiết ôn tập chương:
Trước khi tiến hành ôn tập trên lớp giáo viên cho học sinh chuẩn bị đáp án, trả lời các câu hỏi ôn tập và giải các bài tập phần ôn tập chương. Thông qua việc chữa các câu hỏi và bài tập giáo viên hệ thống lại các kiến thức cơ bản của chương và rèn luyện kỹ năng còn yếu của học sinh. Vì vậy phương pháp sử dụng chủ yếu ở loại tiết học này là:
- Dùng phương pháp vấn đáp kết hợp với phiếu học tập và các phương tiện dạy học như: Đèn chiếu phim giấy trong, bảng phụ để ôn tập lý thuyết.
- Phần luyện tập: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề (mỗi bài toán là một tình huống có vấn đề đối với học sinh) kết hợp với phương pháp hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ.
Trong các tiết ôn tập, luyện tập giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, điều hành các hoạt động của học sinh, dẫn dắt học sinh kiểm tra, đánh giá, nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
2. Phương pháp dạy học phải phù hợp đến từng đối tượng học sinh:
Học sinh là đối tượng dạy học vì vậy nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ đối tượng của mình thì mọi cố gắng của giáo viên đều phản tác dụng. Nếu như vấn đề giáo viên đưa ra quá dễ hoặc quá khó đối với học sinh thì tiết học chắc chắn sẽ bị hạn chế. Do đó muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên cần phải nắm được trình độ hiểu biết của học sinh mình. Biết học sinh có cái gì, cần cái gì, từ đó bám sát mục tiêu bài học mà thiết kế một giáo án phù hợp đến từng đối tượng học sinh.
III. áp dụng thiết kế một giáo án Toán 7 theo đinh hướng trên:
Qua quá trình giảng dạy, tôi thấy bài "Định lí Py-ta-go" (Toán 7) là một bài hay, nó có thể thể hiện được tất cả những ưu điểm và việc vận dụng các phương pháp dạy học vào soạn giảng.
Bài soạn: "Định lý Py-ta-go" - Tiết thứ (theo ppcc): 38
Như đã nêu, học sinh khối 7 trường THCS Hà Bình có trình độ không đồng đều, ở mỗi lớp đề có học sinh Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu - Kém và tỷ lệ hcọ sinh Khá - Giỏi chiểm tỷ lệ rất ít, còn học sinh Yếu - Kém lại chiểm tỷ lệ cao. Do đó đối với một bài soạn giảng, người thầy cần phải chuẩn bị chu đáo, phải định hướng được những vấn đề nhỏ nhất có thể xảy ra. Tuy nhiên phải đảm bảo được nội dung, mục tiêu của bài học.
Bài soạn: "định lí py-ta-go" - Tiết thứ (theo ppcc): 38
1. Mục tiêu của bài học:
- Học sinh nắm được định lý Py-ta-go về quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác vuông, nắm được định lý Py-ta-go đảo.
- Biết vận dụng định lý Py-ta-go để tính độ dài một cạnh của một tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia.
- Biết vận dụng định lý đảo của định lý Py-ta-go để nhận biết một tam giác là tam giác vuông.
2. Phương pháp và phương tiện dạy học:
* Về phương pháp:
- Dùng phương pháp thuyết trình để đặt và nêu vấn đề.
- Dùng phương pháp trực quan để hình thành kiến thức mới.
- Dùng phương pháp vấn đáp gợi mở giúp học sinh phân tích, so sánh tìm tòi từ đó đi đến tiếp nhận kiến thức.
- Dùng phương pháp dạy học chương trình hoá để kiểm tra việc tiếp nhận kiến thức của học sinh.
* Về phương tiện dạy học:
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị máy chiếu, các phim giấy trong ghi các câu hỏi và bài tập, giới thiệu về nhà bác học Py-ta-go.
+ Tám tờ giấy trắng hình tam giác vuông bằng nhau có độ dài 2 cạnh góc vuông là a và b. Hai tấm bìa màu hình vuông có cạnh bằng (a + b).
- Học sinh: Thước thẳng, ê ke, com pa, máy tính bỏ túi, giấy trong, bút dạ.
3. Tiến trịnh dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra - Nêu vấn đề (8 phút)
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra
HS1: + Vẽ ABC vuông tại A chỉ rõ cạnh huyền và các cạnh góc vuông của tam giác vuông đó?
+ Trong 1 tam giác vuông các góc có tính chất gì?
C
A
B
- HS1: + Lên bảng vẽ ABC vuông tại A
AB, AC là hai cạnh góc vuông
BC là cạnh huyền
+ Tính chất về góc: Trong 1 tam giác
vuông 2 góc nhọn phụ nhau.
ABC, A = 900 B + C = 900
- Giáo viên đặt vấn đề: Ta đã biết tính chất về các góc của một tam giác vuông. Vậy các cạnh của một tam giác vuông có tính chất gì không? Trong một tam giác vuông nếu đã biết độ dài của hai cạnh thì ta có thể tính được độ dài của cạnh thứ ba hay không? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu để trả lời câu hỏi đó.
- GV ghi đề bài mới: "Định lý PY-TA-GO"
Hoạt động 2: 1) Định lý Py-ta-go
- GV: Chiếu phim 1 ghi ?1 lên màn hình:
Vẽ một tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 3cm và 4cm. Đo độ dài cạnh huyền.
- GV: Yêu cầu HS đọc ?1
- GV: Yêu cầu HS nêu cách vẽ.
- GV: Yêu cầu cả lớp vẽ hình vào vở, 1 học sinh lên bảng vẽ hình (theo quy ước với 1cm ở dưới bằng 1dm trên bảng).
- GV: Hãy dùng thước chia khoảng đo độ dài cạnh huyền?
- GV: Hãy tính và so sánh:
32 + 42 với 52
- GV: Như vậy qua đo đạc ta phát hiện ra điều gì liên hệ giữa độ dài 3 cạnh của một r vuông?
- GV: Tiếp tục chiếu phim 2 ghi nội dung ?2 lên màn hình.
a
b
a
a
a
a
a
a
a
b
b
b
b
b
b
b
c
c
c
c
c
c
(Hình 121)
(Hình 122)
- GV cho HS quan sát 8 tam giác vuông bằng nhau, giới thiệu độ dài các cạnh của mỗi tam giác.
- GV dùng nam châm đính 2 tấm bìa hình vuông lên bảng.
- GV gọi 4 học sinh lên bảng:
+ Hai học sinh dùng nam châm đính các tam giác vuông lên tấm bìa như hình 121.
+ Hai HS thực hiện như hình 122.
- GV: ở hình 121 phần bìa không bị
che lấp là hình gì? có cạnh bằng bao nhiêu? Tính diện tích phần bìa đó.
- GV: ở hình 122 diện tích phần bìa không bị che lấp là 2 hình gì, có cạnh là bao nhiêu? Tính diện tích phần bìa đó?.
- GV: Có nhận xét gì về diện tích phần bìa không bị che lấp ở hai hình?
- GV: Từ đó rút ra nhận xét gì về quan hệ giữa c2 và a2 + b2?.
- GV: ở bài toán trên a, b, c, là gì?
- GV: Hệ thức c2 = a2 + b2 nói lên điều gì?
- GV: Đó chính là nội dung định lý Py-ta-go mà sau này chúng ta sẽ được chứng minh.
- GV: Yêu cầu HS đọc nội dung định lý (SGK).
- GV vẽ hình lên bảng.
- GV: Dựa vào hình vẽ hãy nêu GT, KL của định lý.
- GV giới thiệu về nhà Toán học Py-ta-go trên màn hình (Phim 3):
Pytago sinh trưởng trong một gia đình quý tộc ở đảo XaMốt, một đảo giàu có ở ven biển Êgiê thuộc Địa Trung Hải, ông sống trong một khoảng năm 570 đến 500 năm trước Công nguyên. Từ nhỏ Pytago đã nổi tiếng về trí thông minh khác thường. Ông đã đi nhiều nơi trên thế giới và trở nên uyên bác trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng: Số học, hình học, thiên văn, địa lý, âm nhạc, y học, triết học.
Một trong những công trình nổi tiếng của ông là hệ thức giữa độ dài các cạnh của một tam giác vuông. Đó chính là định lý Pitago mà chúng ta vừa học.
- GV: Cho HS nhắc lại định lí Py-ta-go 1 lần nữa.
- Nếu biết DEF có D = 900 thì ta có thể suy ra điều gì?
- GV: Trở về vấn đề đặt ra ở đầu tiết học: "Trong một tam giác vuông nếu biết độ dài 2 cạnh thì có tính được độ dài cạnh thứ 3 không?".
- GV: Yêu cầu HS làm ?3
x
8
10
B
A
C
(Hình 124)
GV chiếu lên màn hình (Phim 4) ?3: Tìm độ dài x trên các hình 124, 125.
F
D
E
1
1
x
(Hình 125)
- GV (đặt vấn đề):
+ Trong 1 tam giác vuông thì bình phương độ dài cạnh huyền bằng tổng bình phương độ dài 2 cạnh góc vuông.
+ Ngược lại: Nếu một tam giác có bình phương 1 cạnh bằng tổng các bình phương của 2 cạnh kia thì tam giác đó có phải là tam giác vuông không?
- HS đọc: ?1
- HS: Nêu cách vẽ
+ Vẽ góc xAy = 900
+ Trên tia Ax đặt đoạn AB = 3cm, trên tia Ay đặt đoạn AC = 4cm.
+ Nối BC, ta được tam giác ABC cần vẽ.
- HS cả lớp vẽ hình vào vở
Một học sinh lên bảng vẽ hình.
B
3 cm
4 cm
C
A
- HS: Đo độ dài cạnh huyền, kết quả: 5cm.
- HS: Tính , so sánh sau đó trả lời miệng
32 + 42 = 9 + 16 = 25 và 52 = 25
Nên 32 + 42 = 52.
- HS: Trong tam giác vuông bình phương độ dài cạnh huyền bằng tổng bình phương độ dài 2 cạnh góc vuông
- HS đọc ?2 và xem hình 121; 122 (SGK).
- HS: + Hình 121 phần bìa không bị che lấp là một hình vuông có cạnh bằng c.
+ Diện tích phần bìa đó là c2.
- HS: + Hình 122 diện tích phần bìa không bị che lấp là 2 hình vuông có cạnh là a và b.
+ Diện tích phần bìa đó là a2 + b2.
- HS: Diện tích phần bìa không bị che lấp ở hai hình bằng nhau vì nó đều bằng diện tích của hình vuông trừ đi diện tích của 4 tam giác vuông.
- HS: c2 =a2 + b2
- HS: a, b, c là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác vuông.
HS: Hệ thức c2 = a2 + b2 cho biết trong 1 tam giác vuông, bình phương độ dài cạnh huyền bằng tổng bình phương độ dài hai cạnh góc vuông.
- Một HS đọc to định lý Py-ta-go
C
A
B
- Học sinh vẽ hình vào vở.
- HS:
GT
ABC; Â = 900
KL
BC2 = AB2 + AC2
- HS đọc lời giới thiệu về nhà Toán học Pytago.
- HS: Đứng tại chỗ phát biểu lại định lý Py-ta-go.
- HS: DEF có D = 900 thì suy ra:
EF2 = DE2 + DF2
- HS: Trong một tam giác vuông nếu biết độ dài 2 cạnh ta sẽ tính được độ dài cạnh thứ 3 nhờ áp dụng định lí Py-ta-go.
- HS: Đứng tại chỗ trình bày, GV ghi lại
+ Hình 124:
ABC; B = 900.
AC2 = BC2 + AB2 (Định lí Py-ta-go)
AB2 = AC2 - BC2 = 102 - 82 = 36
AB = = 6 x = 6
+ Hình 125: Tương tự, ta có
x2 = 12 + 12 = 2
ị x =
Hoạt động 3: 2) Định lý Pytago đảo
- GV: Chiếu phim 5 ghi ?4 lên màn hình: Vẽ ABC có AB = 3cm;
AC = 4cm; BC = 5cm.
- GV: Hãy dùng thước đo góc xác định số đo BAC ?
- GV: + rABC có AB2 + AC2 = BC2
(Vì 32 + 42 = 52 = 25). Bằng đo đạc ta thấy ABC là tam giác vuông.
+ Người ta đã chứng minh được định lý sau (định lí Py-ta-go đảo).
"Nếu 1 tâm giác có bình phương 1 cạnh bằng tổng các bình phương 2 tam giác vuông".
- GV: Yêu cầu HS dựa vào hình vừa vẽ ghi GT, KL của định lí.
- GV: Nếu MNQ có MN2 + NQ2 = MQ2 thì suy ra được điều gì?
- HS: Toàn lớp vẽ hình vào vở.
A
C
B
4cm
3cm
5cm
Một học sinh lên bảng vẽ hình (theo quy ước 1cm ở dưới ứng với 1 dm trên bảng).
- HS: Đo và cho kết quả BAC = 900
- HS đọc to định lý Pytago đảo
- HS: Nêu GT, KL
GT
ABC
BC2 = AB2 + AB2
KL
BAC = 900
- HS: Nếu MNQ có
MN2 + NQ2 = MQ2
Suy ra: MNQ là vuông (Định lí Py-ta-go đảo)
Hoạt động 4: Củng cố - luyện tập
- GV: +Yêu cầu HS phát biểu định lý Pytago và định lý Pytago đảo.
- GV: So sánh 2 định lý này?
- GV: Nếu ABC có A = 900 thì suy ra được điều gì?
rABC có A = 900
ị AB2 + AC2 = BC2
- GV: Nếu ABC có AB2 + AC2 = BC2 thì suy ra được điều gì?
- GV (kết luận):
- GV: Chiếu phim 6 ghi đề bài tập 53 (SGK) lên màn hình.
Yêu cầu 1/2 lớp làm câu a và b; 1/2 lớp làm c và d
x
5
12
a)
b)
d)
c)
29
21
x
3
x
x
2
1
Tìm độ dài x trên hình 127
- GV: Thu bài chiếu lên màn hình cho cả lớp nhận xét sửa chữa.
- GV: Chiếu phim 7 ghi bài tập sau lên màn hình:
Cho r có độ dài 3 cạnh là:
a) 6cm; 8cm; 10cm
b) 4cm; 5cm; 6cm.
Tam giác nào là tam giác vuông? Vì sao?
- GV: Cho học sinh suy nghĩ và nêu rõ cách làm.
- GV: Yêu cầu 2 HS lên bảng làm (mỗi HS 1 câu), HS còn lại làm tại chỗ.
- GV: Cho HS lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- HS: Phát biểu định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo.
- HS (So sánh): Giả thiết của định lý này là kết luận của định lý kia, kết luận của định lý này là giả thiết của định lý kia.
- HS: ABC có A = 900
B2 + AC2 = BC2
- HS: ABC có AB2 + AC2 = BC2
A = 900
- HS:
+ 1/2 lớp làm hình a, c vào giấy trong.
+ 1/2 lớp làm hình b, d vào giấy trong.
Kết quả hoạt động nhóm:
+ Ha) x2 = 52 + 122 - 169
ị x = = 13
+ Hb) x2 = 12 + 22
ịx =
+ Hc) x2 = 292 - 212
ị x = = 20
+ Hd) x2 = 32 + 2
ị x = = 4
- HS: Nhận xét bài làm của các nhóm.
- HS: Đọc và nghiên cứu đề bài.
- HS: Nêu cách làm.
Tính bình phương độ dài cạnh lớn nhất.
So sánh với tổng các bình phương của 2 cạnh còn lại.
- HS: Lên bảng làm
a) 62 + 82 = 36 + 64 =100
102 = 100
ị 62 + 82 = 102.
Vậy có độ dài 3 cạnh 8cm; 10cm là vuông.
b) 42 + 52 = 16 + 25 = 41
62 = 36
ị 42 + 52 ≠ 62 . Vậy có độ dài 3 cạnh 4cm, 5cm, 6cm không Phải là vuông.
- HS: Nhận xét.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc định lý Py-ta-go (thuận và đảo)
- Bài tập về nhà: Bài 54; 55; 56; 57; 58 (SGK/Tr 131).
Làm thêm bài: 82; 83 (SBT/Tr 108).
- Đọc mục: "Có thể em chưa biết".
- Tìm hiểu cách kiểm tra góc vuông của người thợ xây dựng.
C. Kết luận
I. Kết quả nghiên cứu:
Với việc vân dụng các phương pháp dạy học vào thiết kế giáo án như trên và áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi thấy việc thực hiện giáo án trên lớp rất tốt. Học sinh tham gia vào tiết học một cách tự giác, tích cực, có ham muốn tìm tòi, khám phá kiến thức. Đa số hiểu bài và vận dụng kiến thức tốt, chất lượng giờ học được nâng cao.
Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên 20 học sinh ở mỗi lớp khối 7 sau một thời gian áp dụng nội dung phương pháp cải tiến này vào dạy học cho thấy:
Như vậy sau khi áp dụng nội dung kinh nghiệm này vào dạy học thì tôi thấy kết quả dạy học được nâng lên rõ dệt: Số bài đạt điểm Giỏi tăng so với đầu năm là 10% ; Số bài đạt điểm Khá tăng so với đầu năm là 9%; Số bài đạt điểm Yếu - Kém giảm so với đầu năm là 18%.
II. Bài học kinh nghiệm:
- Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mỗi giờ học. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Vì vậy muốn phát huy được những ưu điểm, hạn chế tối đa các nhược điểm thì cần phải hiểu rõ đặc điểm của mỗi phương pháp trên cơ sở đó mà lựa chọn những phương pháp phù hợp với đặc điểm của từng bài học, tiết học và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Làm tốt điều này trước mỗi tiết học giúp cho giáo viên có định hướng rõ ràng khi thiết kế giáo án, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng học sinh.
- Để phát huy được những mặt tích cực của các phương pháp giảng dạy thì rất cần phải có sự góp mặt không nhỏ của các phương tiện dạy học cùng các đồ dùng trực quan như: Đèn chiếu, các phim giấy trong, bảng phụ, bảng nhóm, mô hình, hình vẽ...
- Với mỗi tiết học đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư suy nghĩ, chuẩn bị công phu, do đó cần rất nhiều thời gian. Nếu mỗi giáo viên phải dạy nhiều tiết khác nhau trong một buổi học thì không thể có đủ thời gian để chuẩn bị tốt theo phương pháp này.
III. ý kiến đề xuất:
- Nhà trường, các cấp lãnh đạo cần hỗ trợ giáo viên về phương tiện, thiết bị dạy học như: Máy chiếu, giấy trong, bảng phụ, bảng nhóm,...
- Cần sắp xếp thời khoá biểu hợp lý, khoa học để giáo viên có nhiều thời gian đầu tư cho mỗi tiết học.
Hà Trung, ngày 20 tháng 03 năm 2007
người thực hiện:
Hoàng Văn Huấn
File đính kèm:
- Áp dụng một số PP dạy học vào dạy môn Toán 7.doc