Đề kiểm tra trực tuyến môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Đề số 1 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1. Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội được gọi là

A. chân lí.

B. lẽ phải.

C. công bằng.

D. sự thật.

Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

A. Ngắt hoa, bẻ cành nơi công cộng.

B. Sử dụng điện thoại trong giờ học.

C. Vứt rác bừa bãi trên đường phố.

D. Nhắc nhở mọi người chấp hành nội quy.

 

doc8 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trực tuyến môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Đề số 1 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA TRỰC TUYẾN GDCD 8 – ĐỀ SỐ 1 Gạch chân dưới câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1. Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội được gọi là A. chân lí. B. lẽ phải. C. công bằng. D. sự thật. Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? A. Ngắt hoa, bẻ cành nơi công cộng. B. Sử dụng điện thoại trong giờ học. C. Vứt rác bừa bãi trên đường phố. D. Nhắc nhở mọi người chấp hành nội quy. Câu 3. Việc tôn trọng và thừa nhận lẽ phải sẽ mang lại cho chúng ta lợi ích nào sau đây? A. Góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh. B. Lấy lòng được nhiều người và tạo được phe cánh cho bản thân. C. Tạo ra mâu thuẫn giữa các nhóm người có tư tưởng khác nhau. D. Giúp bản thân sống an nhàn, không có nhiều kẻ thù. Câu 4. Trong các cuộc tranh luận với bạn cùng lớp, em sẽ A. bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần nghe ý kiến của người khác. B. lắng nghe ý kiến của các bạn, đánh giá và ủng hộ ý kiến hợp lí nhất. C. không bao giờ đưa ra ý kiến của mình. D. ồng tình với ý kiến được nhiều người ủng hộ nhất. Câu 5. Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu và gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì? A. Cứ thế đi qua và coi như không nhìn thấy. B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện. C. Đèo em bé đó đến gặp công an. D. Đạp thật nhanh về nhà và kể lại câu chuyện cho gia đình. Câu 6. Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng. Bạn D trong lớp trông thấy nhưng không có ý kiến gì vì sợ bị A đánh. Em có đồng tình với thái độ và việc làm của D không? Nếu là D trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Không đồng tình. Em sẽ báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. B. Không đồng tình. Em sẽ mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Đồng tình. Em sẽ cùng với A đánh B cho vui. D. Đồng tình. Em sẽ chạy đi chỗ khác chơi. Câu 7. Giờ ra chơi, Phong kiểm tra túi của mình và không thấy tiền đâu, Phong nói với các bạn trong lớp rằng Cường ngồi bên cạnh đã lấy trộm tiền của mình. Cuối buổi học, Phong phát hiện tiền vẫn còn trong túi của mình. Theo em, Phong nên làm gì? A. Lờ đi và tiếp tục giả vờ như Cường lấy tiền của mình. B. Xin lỗi Cường và đính chính lại thông tin với các bạn khác. C. Tiếp tục kể với các bạn khác là Cường lấy tiền của mình. D. Không xin lỗi Cường và coi đó như là trò đùa. Câu 8. Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói lên đức tính gì? A. Khiêm tốn. B. Cần cù. C. Trung thực. D. Liêm khiết. Câu 9. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây? A. Chỉ những người có quyền, có chức mới cần rèn luyện tính liêm khiết. B. Người sống liêm khiết là người sống nguyên tắc, cứng nhắc và khó gần. C. Người sống liêm khiết không bao giờ nhận quà do người khác tặng. D. Người sống liêm khiết thường giản dị, tôn trọng lẽ phải. Câu 10. Trường hợp nào sau đây thể hiện lối sống liêm khiết? A. Làm giàu bằng bất cứ giá nào. B. Sống dựa dẫm vào người khác. C. Nhận tiền công đúng với công sức mình bỏ ra. D. Biển thủ quỹ chung để tiêu xài cho bản thân. Câu 11. Hành vi nào sau đây thể hiện lối sống liêm khiết? A. Ông A tham gia vận chuyển, buôn bán hàng giả để kiếm lợi nhuận cao. B. Ông B cắt xén tiền cứu trợ thiên tai để làm của riêng. C. Sinh viên tham gia dạy học tình nguyện cho các em nhỏ khó khăn. D. Bạn D quay cóp trong giờ kiểm tra để đạt điểm cao. Câu 12. A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện. Biết em đã phát hiện, A bèn hứa sẽ cho em một nửa số tiền lấy được nhưng phải giữ bí mật. Trong tình huống đó, em sẽ làm gì? A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng. D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình. Câu 13. Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì? A. P là người tiết kiệm. B. P là người vô cảm. C. P là người giả tạo. D. P là người liêm khiết. Câu 14. Câu nào sau đây không thể hiện tính liêm khiết? A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo. B. Áo rách, cốt cách người thương. C. Cây ngay không sợ chết đứng. D. Của vào nhà quan như than vào lò. Câu 15. Chị Hoa là nhân viên tại ngân hàng A. Một lần, trong quá trình làm việc chị phát hiện một lỗ hổng trong quá trình chuyển tiền của ngân hàng dẫn đến việc nhân viên có thể dễ dàng lấy tiền của khách mà không bị phát hiện. Nếu là chị Hoa trong trường hợp trên em sẽ làm gì? A. Giả vờ như không biết và lấy tiền của khách. B. Thông đồng với nhân viên khác để ăn chia. C. Báo cáo kịp thời cho lãnh đạo ngân hàng biết để xử lí. D. Thông báo cho khách hàng không tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng. Câu 16. Hành vi dụ dỗ, dẫn dắt của người trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm được gọi là A. tổ chức hoạt động mại dâm. B. môi giới mại dâm. C. chứa chấp mại dâm. D. mua, bán dâm. Câu 17. HIV/AIDS có liên quan chặt chẽ với nhóm tệ nạn xã hội nào sau đây? A. Hút thuốc, rượu bia. B. Ma túy, mại dâm. C. Đua xe trái phép, mê tín dị đoan. D. Bài bạc, trộm cắp. Câu 18. Gia đình có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống mại dâm? A. Giám sát chặt chẽ mọi hành vi, việc làm của các thành viên trong gia đình. B. Để các thành viên tự do lo việc của bản thân. C. Không cho các thành viên trong gia đình được quan hệ với người xung quanh để đề phòng bị rủ rê, lôi kéo. D. Giáo dục các thành viên trong gia đình về lối sống lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa. Câu 19. HIV là tên viết tắt của một loại A. vi khuẩn gây bệnh. B. kí sinh trùng. C. nấm gây hại. D. vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Câu 20. Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Đánh bài ăn tiền. B. Sử dụng ma túy. C. Mua sổ số. D. Tự tổ chức đua xe. Câu 21. Nếu nhìn thấy tình trạng học sinh đánh nhau, em sẽ A. tham gia cổ vũ. B. đứng xem, không làm gì cả. C. lấy điện thoại quay lại. D. ngăn chặn bằng biện pháp phù hợp. Câu 22. Trong một lần tranh cãi với cha mẹ, K bỏ đến nhà bạn và qua đêm ở đó mà không xin phép. Trong đêm đó, bạn K đem ra một thứ “bột trắng” và rủ K dùng thử. Trong hoàn cảnh đó, K nên làm gì? A. Dứt khoát không thử. B. Khéo léo từ chối . C. Tin bạn và thử. D. Rủ thêm vài người bạn tới dùng thử. Câu 23. Bà H cho rằng gia đình bà từ trước đến nay luôn là gia đình văn hóa, các thành viên trong gia đình sống rất nề nếp và không ai làm việc trong ngành phòng, chống tệ nạn xã hội nên không cần thiết phải tham gia cuộc phát động “toàn dân thực hiện nếp sống văn minh, phòng chống các tệ nạn xã hội”. Em có đồng tình với bà H không? Theo em, phòng, chống các tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai? A. Đồng tình. Chỉ những ai đã từng tham gia vào các tệ nạn xã hội mới cần phòng, chống. B. Đồng tình. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. C. Không đồng tình. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi người. D. Không đồng tình. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân từ 18 tuổi trở lên. Câu 24. Người nghiện ma túy là người A. thường xuyên sử dụng ma túy. B. lôi kéo người khác sử dụng ma túy. C. tổ chức buôn bán ma túy. D. tàng trữ ma túy. Câu 25. Tác hại của ma túy đối với cá nhân là A. tổn hại danh dự của gia đình. B. ảnh hưởng trật tự công cộng. C. làm tan nát hạnh phúc gia đình. D. làm rối loạn hành vi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Câu 26. Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của ai? A. Cá nhân, gia đình. B. Các tổ chức xã hội. C. Tất cả xã hội. D. Cơ quan công an. Câu 27. Khi phát hiện có một nhóm thanh niên đang sử dụng ma túy, chúng ta cần làm gì? A. Xa lánh các đối tượng nghiện. B. Báo cho cơ quan có thẩm quyền. C. Ngăn cản các đối tượng sử dụng ma túy. D. Cảnh cáo, đe dọa đối tượng. Câu 28. Khi say ma túy, người nghiện sẽ rơi vào trạng thái A. ảo giác. B. mộng du. C. sốt cao. D. bất tỉnh. Câu 29. Chất kích thích lên dây thần kinh làm cho con người có cảm giác dễ chịu, hưng phấn,và khi sử dụng sẽ buộc phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu là A. Ma túy. B. Thuốc lá. C. Bia, rượu. D. Cà phê. Câu 30. Chúng ta có thể xác định chắc chắn một người bị nhiễm HIV/ AIDS bằng cách nào dưới đây? A. Siêu âm, đo nhịp tim. B. Xét nghiệm máu. C. Chụp X-quang. D. Qua triệu chứng bên ngoài. Câu 31. Hành vi nào sau đây được coi là tham gia vào tệ nạn xã hội? A. Nộp tiền học muộn. B. Đi xe vượt đèn đỏ. C. Tụ tập hút cần sa. D. Chơi đánh cờ online. Câu 32. Minh là một học sinh giỏi, hiếu học nhưng gia đình nghèo nên sinh hoạt hàng ngày thường thua kém bạn bè. Gần đây, Minh thường giao lưu với bạn học là con nhà giàu, tụ tập vui chơi qua đêm và có biểu hiện sử dụng ma túy. Học lực của Minh cũng giảm xuống rõ rệt. Để giúp Minh thoát khỏi “vòng đen” đó, em phải làm gì? A. Để Minh tự quyết định. B. Báo cho gia đình, thầy cô biết. C. Xa lánh Minh để tránh bị rủ rê. D. Nhắc nhở Minh tự đề phòng. Câu 33. Nguyên nhân chủ quan khiến con người sa vào tệ nạn xã hội là A. Cha mẹ không quan tâm. B. Ảnh hưởng của văn hóa phẩm không lành mạnh. C. Tò mò, thiếu hiểu biết. D. Pháp luật chưa nghiêm. Câu 34. Đối tượng nào sau đây dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội? A. Đối tượng là người thích ăn chơi, thể hiện. B. Đối tượng có gia đình nghiêm khắc. C. Đối tượng là học sinh gương mẫu. D. Đối tượng là người hiểu biết về tệ nạn xã hội. Câu 35. Khi lỡ sử dụng chất ma túy, chúng ta cần làm gì? A. Tiếp tục sử dụng. B. Đến cơ sở y tế để được tư vấn. C. Cố gắng tự khắc phục. D. Tránh xa bạn bè, người thân. Câu 36. Khi nghi ngờ bơm kim tiêm có dính máu nhiễm HIV/AIDS đâm vào tay, chúng ta cần làm gì ngay sau đó? A. Băng kín vết thương bằng băng vô trùng rồi đến bệnh viện. B. Rửa tay nhiều lần dưới vòi nước rồi đến trung tâm phòng, chống HIV/AIDS. C. Không cần xử lí. D. Uống kháng sinh rồi đến cơ sở y tế. Câu 37. Hân là một học sinh lớp 8 học giỏi, hòa đồng với các bạn trong lớp. Cuộc sống của Hân thay đổi khi bố của Hân phát hiện mình bị nhiễm HIV. Mọi người xung quanh Hân đều bàn tán, các bạn trong lớp bắt đầu xa lánh Hân vì cho rằng tiếp xúc gần Hân sẽ bị nhiễm bệnh. Em có đồng tình với việc làm của các bạn trong lớp Hân không? Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ làm gì? A. Đồng tình. Em sẽ tránh xa Hân vì HIV là căn bệnh nguy hiểm. B. Đồng tình. Em sẽ tránh xa Hân vì đó là cách phòng, chống nhiễm HIV. C. Không đồng tình. Em sẽ chơi với Hân như bình thường vì chưa chắc Hân đã nhiễm bệnh giống bố. D. Không đồng tình. Em sẽ chơi với Hân như bình thường và giúp các bạn trong lớp hiểu biết một cách đúng đắn về cách phòng, chống nhiễm HIV. Câu 38. Để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS chúng ta cần A. Không để cho những người nhiễm HIV/AIDS chung sống với cộng đồng. B. Tìm hiểu, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. C. Tránh xa những người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ. D. Kì thị, coi thường những người nhiễm HIV/AIDS. Câu 39. Pháp luật nước ta không nghiêm cấm hành vi nào sau đây của người nhiễm HIV/AIDS? A. Giữ bí mật về tình trạng bệnh của mình. B. Truyền máu cho người khác. C. Lây nhiễm bệnh cho người khác. D. Tham gia hoạt động ma túy, mại dâm. Câu 40. Mấy ngày Tết được nghỉ, T rủ M và N đến nhà chơi bài cho vui. Nhưng chơi không mãi cũng chán, 3 bạn quyết định chơi bài và lấy đồ cá nhân của 3 đứa là đồng hồ, đôi giầy mới, bộ trò chơi điện tử để làm phần thưởng. Theo em, hành vi của 3 bạn có vi phạm pháp luật không? Nếu là bạn của 3 bạn, em sẽ làm gì? A. Có. Em sẽ khuyên các bạn dừng lại vì việc làm của các bạn là đang vi phạm pháp luật về tội cờ bạc trái phép. B. Có. Em sẽ báo cáo ngay cơ quan chức năng để xử lí các trường hợp sai phạm. C. Không. Em sẽ rủ thêm nhiều bạn tới chơi cùng để có nhiều phần thưởng hấp dẫn hơn. D. Không. Em sẽ xin tham gia chơi cùng cho vui. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TRỰC TUYẾN GDCD 8 – ĐỀ SỐ 1 Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Đáp án B D A B B A B D D C Câu hỏi Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Đáp án C A D D C A B D D C Câu hỏi Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 Đáp án D B C A D C B A A B Câu hỏi Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40 Đáp án C B C A B B D B A A

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_truc_tuyen_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_de_so_1_t.doc
Giáo án liên quan