Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện sống và làm việc có kế hoạch?
A. Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày hằng tuần hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
B. Lặp đi lặp lại một công việc trong nhiều ngày liền.
C. Làm việc, học tập theo sự sắp xếp của nhà trường.
D. Làm mọi việc theo cảm hứng.
Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?
A. Không bao giờ lập kế hoạch.
B. Không cần dự kiến trước kết quả.
C. Sắp xếp thời gian hợp lí cho công việc.
D. Làm việc tuỳ tiện
Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch?
A. Mang lại niềm vui cho mọi người.
B. Giúp chúng ta thấy yêu đời hơn.
C. Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức, đạt hiệu quả cao trong công việc.
D. Mang lại cho chúng ta sự phiền phức, rắc rối, tốn kèm tiền bạc, thời gian.
10 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trực tuyến môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Đề số 1 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA TRỰC TUYẾN GDCD 7 – ĐỀ SỐ 1
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện sống và làm việc có kế hoạch?
Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày hằng tuần hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
Lặp đi lặp lại một công việc trong nhiều ngày liền.
Làm việc, học tập theo sự sắp xếp của nhà trường.
Làm mọi việc theo cảm hứng.
Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?
Không bao giờ lập kế hoạch.
Không cần dự kiến trước kết quả.
Sắp xếp thời gian hợp lí cho công việc.
Làm việc tuỳ tiện
Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch?
Mang lại niềm vui cho mọi người.
Giúp chúng ta thấy yêu đời hơn.
Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức, đạt hiệu quả cao trong công việc.
Mang lại cho chúng ta sự phiền phức, rắc rối, tốn kèm tiền bạc, thời gian.
Câu 4: Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp trong các từ dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu văn sau nói về yêu cầu của sống và làm việc có kế hoạch:
Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo .................. các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.
cân đối
vừa phải
phù hợp
chắc chắn
Câu 5: Ngoài thời khoá biểu trên lớp, Linh tự lập cho mình một thời gian biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó thể hiện Linh là người
lập dị.
có học.
cầu toàn.
sống và làm việc có kế hoạch.
Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện sống và làm việc có kế hoạch?
Việc hôm nay chớ để ngày mai.
Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Thương người như thể thương thân.
Câu 7: Hoa nói chuyện với Lan : Cậu cần gì phải học môn Anh, đằng nào thi cũng toàn trắc nghiệm mà, chúng ta có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. Từ tình huống trên, em thấy Hoa là người
A. sống và làm việc không có kế hoạch.
B. tiết kiệm thời gian.
C. hay nói khoác.
D. trung thực.
Câu 8: Câu tục ngữ: Việc hôm nay chớ để ngày mai khuyên chúng ta điều gì sau đây?
Chăm chỉ làm việc không nên ỉ lại.
Biết lập kế hoạch cho mọi việc cụ thể, chu đáo, quyết tâm thực hiện không để dây dưa đến ngày khác.
Nên làm xong mọi việc trong một ngày không để sang ngày mai.
Việc hôm nay để hôm nay làm, việc ngày mai để ngày mai làm, không làm chồng chéo lên nhau.
Câu 9: Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em là
A. thầy cô giáo.
B. ông bà
C. người giúp việc.
D. cha mẹ, người đỡ đầu.
Câu 10: Hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em, cô giáo đánh đạp học sinh mẫu giáo. Các hành vi đó vi phạm đến quyền nào sau đây?
A. Quyền được bảo vệ.
B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục.
D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục.
Câu 11: Vì D là con riêng của chồng nên mẹ D không cho D đi học, chỉ cho E là con chung của mẹ D và chồng đi học. Việc làm đó vi phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền được bảo vệ.
B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục.
D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi.
Câu 12: : Khi bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào con đường tội lỗi (VD: trộm cắp...) em sẽ
im lặng,bỏ qua.
biết là sai nhưng vẫn làm vì bị đe doạ.
lập tức nghe theo
tìm mọi cách báo cho cha mẹ, thầy cô và cơ quan pháp luật.
Câu 13: Trẻ em là người
A. dưới 12 tuổi.
B. dưới 14 tuổi.
C. dưới 16 tuổi.
D. dưới 18 tuổi.
Câu 14: Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ của P đã không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói ngày hôm ấy Hành động đó, vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được bảo vệ.
B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục.
D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
Câu 15: Việc làm nào sau đây không vi phạm quyền trẻ em?
Bắt trẻ em nghỉ học để kiếm sống.
Cho trẻ em được đi học.
Đánh đập, hành hạ trẻ em.
Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.
Câu 16: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào bảo vệ quyền trẻ em?
Cung phụng cho con thật nhiều tiền để không thua kém bạn bè.
Người lớn có quyền buộc trẻ em làm bất cứ việc gì mà mình muốn.
Cha mẹ có quyền cho hoặc không cho con đi học.
Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.
Câu 17: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được giáo dục của trẻ em?
Cho con phải đi tiêm phòng dịch đúng định kì.
Không cho con gái đi học.
Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
Làm giấy khai sinh cho trẻ khi mới sinh ra.
Câu 18: Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đó, em sẽ
A. mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. lờ đi và coi như không biết.
C. báo với chính quyền địa phương.
D. giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.
Câu 19: Ủy ban nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào trong các phương án sau?
A. Cơ quan xét xử.
B. Cơ quan kiểm sát.
C. Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra.
D. Cơ quan hành chính.
Câu 20: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do cơ quan nào sau đây bầu ra?
A. Nhân dân xã (phường thị trấn) bầu ra.
B. Đại diện nhân dân bầu ra.
C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.
D. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
Câu 21: Xin cấp giấy khai sinh ở cơ quan nào sau đây?
A. Hội đồng nhân dân xã.
B. Đảng ủy xã.
C. Ủy ban nhân dân xã.
D. Công an.
Câu 22: Nộp đơn khiếu nại tranh chấp đất đai với hàng xóm em sẽ đến cơ quan nào sau đây để giải quyết tại địa phương?
A. Chính phủ.
B. Tòa án nhân dân.
C. Viện Kiểm sát.
D. Ủy ban nhân dân xã.
Câu 23: Để công chứng giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, bảng điểm, bằng tốt nghiệp em sẽ đến cơ quan nào sau đây để công chứng?
A. Công an xã.
B. Ủy ban nhân dân xã.
C. Công an huyện.
D. Hội đồng nhân dân huyện.
Câu 24: Trong các phương án sau, ai là người có trách nhiệm cấp sổ hộ khẩu cấp xã?
A. Trưởng công an xã.
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
D. Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã.
Câu 25: Để đăng kí tạm trú, tạm vắng đến cơ quan nào sau đây tại địa phương?
A. Hội đồng nhân dân xã.
B. Đảng ủy xã.
C. Ủy ban nhân dân xã.
D. Công an.
Câu 26: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là
A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. mê tín dị đoan.
D. truyền giáo.
Câu 27: Vào dịp tháng Giêng các gia đình thường đi xem bói, việc làm đó là
A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. mê tín dị đoan.
D. công giáo.
Câu 28: Mùng năm mười bốn hai ba/Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn nói về yếu tố nào sau đây?
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín dị đoan.
D. Truyền giáo.
Câu 29: Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?
A. Phật giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Đạo Cao Đài.
D. Đạo Hòa Hảo.
Câu 30: Bà H hành nghề bói toán đã hiều năm lợi dụng thánh thần lừa gạt tiền của nhiều người, nếu là hàng xóm nhà bà H em sẽ
sang góp ý với bà H, nếu không được thì báo chính quyền xử lí.
chặn đường những người có ý định vào nhà bà H xem bói và kể cho họ nghe về những việc lừa đảo của bà H.
coi như không biết gì vì nể mặt hàng xóm.
đi tuyên truyền về những việc xấu của bà H kêu gọi dân làng tẩy chay nhà bà H.
Câu 31: Anh M vốn theo đạo Phật, sau khi lấy vợ do nhà vợ theo đạo Thiên chúa nên bắt anh M buộc phải từ bỏ đạo Phật để theo đạo Thiên chúa. Theo em, nhà vợ anh M đã vi phạm quyền gì sau đây?
Quyền tự do ngôn luận.
Quyền tự do tín ngưỡng.
Quyền tự do dân chủng.
Quyền tự do mê tín.
Câu 32: Trong các thành ngữ sau, thành ngữ, tục ngữ nào có ý nghĩa về tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên?
Có cứng mới đứng đầu gió.
Rừng vàng, biển bạc.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Không thây đố mày làm nên.
Câu 33: Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Phú Tài xả nước thải chưa qua xử lí ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?
A. Chính quyền địa phương.
B. Trưởng thôn.
C. Trưởng công an xã.
D. Gia đình.
Câu 34: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?
A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.
B. Rừng.
C. San hô.
D. Cá voi.
Câu 35: Để mở rộng sản xuất, Nhà máy A nên lựa chọn phương án nào là hợp lí nhất trong các phương án sau đây?
A. Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm triệt để trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
B. Sử dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn.
C. Mở rộng quy mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số lượng).
D. Cắt giảm lương công nhân để đầu tư vào công nghệ xử lí chất thải.
Câu 36: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.
Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử.
Giúp cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.
Lấy cắp cổ vật về nhà.
Câu 37: Khi đến thăm Văn miếu Quốc Tử Giám, một nhóm học sinh trường X thi nhau vẽ, khắc tên mình lên cây, tường để làm kỉ niệm, đánh dấu rằng mình đã đến đây. Em đồng ý với đánh giá nào dưới đây về hành động của những học sinh trên?
Đồng tình, việc làm của các bạn rất có ý nghĩa, giúp lưu giữ kỉ niệm.
Đó là hành vi phá hoại di tích cần báo ngay với ban quản lí di tích để có biện pháp xử lí.
Đó là chuyện thường, em không đồng ý cũng không phản đối.
Coi như không thấy vì nếu em ngăn cản sẽ làm mất lòng các bạn.
Câu 38: Trong các nhận định dưới đây, theo em, nhận định đúng là
a/ Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do con người tạo ra.
b/ Danh lam thắng cảnh là sông, núi, biển, rừng, cây, ao, hồ
c / Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như Vịnh Hạ Long, các hang động của chùa Hương Tích.
d/ Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
a, b.
b, c, d.
c, d.
b, c, d.
Câu 39 Nhà ông M đào móng xây nhà phát hiện dưới nền đất có một chiếc bình cổ bằng gốm rất quý nếu là ông M, em sẽ lựa chọn đáp án nào sau đây?
A. Báo cho chính quyền địa phương.
B. Mang đi bán.
C. Lờ đi coi như không biết.
D. Giấu không cho ai biết.
Câu 40: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
A. 13.
B. 14.
C. 15.
D. 16.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TRỰC TUYẾN GDCD 7 – ĐỀ SỐ 1
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Đáp án
A
C
C
A
D
A
A
B
D
A
Câu hỏi
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
Đáp án
C
D
C
B
B
D
B
C
D
A
Câu hỏi
Câu 21
Câu 22
Câu 23
Câu 24
Câu 25
Câu 26
Câu 27
Câu 28
Câu 29
Câu 30
Đáp án
C
D
B
A
D
A
C
B
A
A
Câu hỏi
Câu 31
Câu 32
Câu 33
Câu 34
Câu 35
Câu 36
Câu 37
Câu 38
Câu 39
Câu 40
Đáp án
B
B
A
A
B
D
B
C
A
C
File đính kèm:
- de_kiem_tra_truc_tuyen_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_de_so_1_t.docx