Đề Kiểm tra môn tiếng việt lớp 5 giữa học kì I - Năm học 2012 -2013

I. Chính tả (Nghe viết)

HỬNG NẮNG

 

Vừa mở mắt anh đã vội nhắm nghiền lại. Một tia nắng xuyên qua bụi cây, dọi xuống mắt anh. Nắng rồi! Những vạt xanh chợt hé trên bầu trời loang rất nhanh, phút chốc choáng ngợp hết cả. Nổi lên trên cái nền trời xanh thẳm đó là ngồn ngộn một sắc bông trắng trôi băng băng. Vầng thái dương vừa mới hiện ra hối hả trút xuống mặt đất nguồn ánh sáng và sức nóng đến vô tận của mình. Đồng ruộng, xóm làng, dòng sông và những đỉnh núi ướt sũng nước, ngập trong nắng, xả hơi ngùn ngụt.

II. Tập làm văn.

Hãy tả cảnh buổi sáng trên quê hương em mà em đã từng được quan sát.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Kiểm tra môn tiếng việt lớp 5 giữa học kì I - Năm học 2012 -2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂY HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC NHẬT TÂN KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2012 -2013 Thời gian: 40 phút I. Chính tả (Nghe viết) HỬNG NẮNG Vừa mở mắt anh đã vội nhắm nghiền lại. Một tia nắng xuyên qua bụi cây, dọi xuống mắt anh. Nắng rồi! Những vạt xanh chợt hé trên bầu trời loang rất nhanh, phút chốc choáng ngợp hết cả. Nổi lên trên cái nền trời xanh thẳm đó là ngồn ngộn một sắc bông trắng trôi băng băng. Vầng thái dương vừa mới hiện ra hối hả trút xuống mặt đất nguồn ánh sáng và sức nóng đến vô tận của mình. Đồng ruộng, xóm làng, dòng sông và những đỉnh núi ướt sũng nước, ngập trong nắng, xả hơi ngùn ngụt. Tập làm văn. Hãy tả cảnh buổi sáng trên quê hương em mà em đã từng được quan sát. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂY HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC NHẬT TÂN KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2012 -2013 Thời gian: 30 phút ĐIỂMM I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm) Học sinh bốc thăm bài đọc II. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5 điểm) Đọc thầm và làm bài tập: BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn… Ven rừng rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả… Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ. Mặt trời nhô dần lên cao. Ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá. Hoàng Hữu Bội Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Những âm thanh rộn ràng lúc trời sắp sáng là âm thanh của những con vật nào? A. Gà mái, gà trống, chim chích choè. B. Gà rừng, lợn, vượn, ve. C. Gà trống, gà rừng, ve, chim cuốc. Câu 2: Tại sao lúc trời sắp sáng tác giả chỉ tả âm thanh mà không tả hình ảnh A. Vì lúc bấy giờ cảnh vật còn chìm đắm trong màn đêm trông chưa rõ nét. B. Tại ở đây chỉ có âm thanh chứ không có hình ảnh. C. Do tác giả ở trong nhà nên không nhìn thấy cảnh vật xung quanh. Câu 3: Lúc bản làng thức giấc, có hình ảnh nào là rõ nét nhất ? A. Những cành cây vải thiều đỏ đã ối những quả. B. Ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. C. Những con đường mới đắp Câu 4: Trong đoạn văn từ “Tảng sáng đến đỏ ối những quả." miêu tả gì ? A. Hoạt động của đồng bào miền núi khi một ngày mới bắt đầu . B. Sinh hoạt của đồng bào miền núi vào buổi chiều. C. Cảnh đẹp của buổi sáng mùa hè trong thung lũng. Câu 5: Bài văn miêu tả cảnh gì ? A. Hoạt động nhộn nhịp của đồng bào miền đồng bằng vào buổi sáng mùa hè. B. Cảnh đẹp và hoạt động nhộn nhịp của đồng bào miền núi trong buổi sáng mùa hè. C. Cảnh đẹp và sự tĩnh lặng của miền núi vào buổi sáng mùa hè. Câu 6: Tác giả miêu tả bài văn theo thứ tự nào ? A. Không gian. B. Thời gian. C. Không gian và thời gian. Câu 7: Trong các dãy từ dưới đây dãy từ nào chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ mênh mông ? A. xa xăm, thăm thẳm, hiu hắt. B. bao la, thênh thang, bát ngát. C. thăm thẳm, bao la, hẹp. Câu 8: Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm ? A. nổi. B. trôi. C. lặn. Câu 9: Từ mênh mông trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ? A. Vòm trời cao xanh mênh mông. B. Cánh đồng rộng mênh mông. C. Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người. Câu 10: Từ Thung lũng thuộc từ loại nào ? A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ. HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK GKI - LỚP 5 NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) I. Đọc thành tiếng (5 điểm) : Theo hướng dẫn chuyên môn II. Đọc hiểu (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được ( 0,5 điểm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT) I Chính tả: 5 điểm. Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. * Lưu ý: Nếu viết hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: 5 điểm 1/ Yêu cầu của đề: a, Thể loại: Tả đồ vật b, Nội dung: Tả một đồ vật đã gắn bó với em. c, Hình thức: Viết bài văn khoảng 15 câu trở lên theo trình tự bài văn tả cảnh, đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu. 2/ Biểu điểm: Điểm 5:Bài viết đạt cả ba yêu cầu của đề. Mắc không quá 3 lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, đặt câu). Biết sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, miêu tả được cơn mưa. Mạch văn chân thực, biểu cảm,… Điểm 4-4,5: Bài viết đạt cả 3 yêu cầu của đề nhưng chữ viết chưa đẹp, mắc không quá 6 lỗi diễn đạt. Điểm 3-3,5: Bài viết đạt yêu cầu a,b, còn có chỗ chưa hợp lí ở yêu cầu c. Mắc không quá 6 lỗi diễn đạt. Điểm 2-2,5: Bài viết đạt yêu cầu a, chưa đảm bảo yêu cầu b,c. Diễn đạt ý còn vụng, có ý chưa chân thực. Chữ viết cẩu thả. Mắc không quá 10 lỗi diễn đạt. Điểm 1-1,5: Bài làm chưa đạt yêu cầu b,c, ý c còn diễn đạt lủng củng, viết lan man. Không trọng tâm. Mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. * Lưu ý: Cách tính điểm định kì môn Tiếng Việt (viết) Thực hiện theo Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂY HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC NHẬT TÂN Họ và tên: ...................................... Lớp: ............................................ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 5 GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2012 -2013 Thời gian: 40 phút ĐIỂMM PHẦN I: TRẮC NGHIỆM : (6 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước kết quả đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu đề bài Câu 1: Số thập phân gồm mười sáu đơn vị, năm phần trăm: A. 16,5 B. 16,05 C. 16,005 D. 16,50 Câu 2: 5 viết dưới dạng số thập phân là: A. 5,7 B. 5,007 C. 5,70 D. 5,07 Câu 3: Tìm x, biết 0, 7x 6 < 0,736: A. x = 0 B . x= 1 C. x = 2 D. Tất cả đều đúng. Câu 4: Trong c¸c ph©n sè: ; ; ; , ph©n sè thËp ph©n lµ: A. ; B.; C. ; D. . Câu 5: Dựa vào hình vẽ, hãy viết hỗn số thích hợp : .................................... Câu 6: Phân số bằng phân số : A. B. C. D. Câu 7: Đúng ghi (Đ) sai ghi (S): A . 45,3 < 45,129 B . 16,745 < 16,75 Câu 8: Dòng được xếp theo thứ tụ từ bé đến lớn là: A. 2 ; 29 ; 29,4 ; 29,5 ; 2,957 B. 2 ; 2,957 ; 29 ; 29,4 ; 29,5 C. 2,957 ; 29 ; 29,5 ; 29,4 ; 2 D. 29,5 ; 29,4 ; 29 ; 2,957 ; 2. Câu 9: 1250 m = ….km …..m, số cần điền vào những chỗ chấm là: A. 1 và 250 B. 1và 25 C. 12 và 50 D. 125 và 0 Câu 10: Gi¸ trÞ cña ch÷ sè 9 trong sè 6,5947 lµ: A. ; B. ; C. ; D. 9. Bài 11: Sè 158a4b chia hÕt cho 2; 5 vµ 9 th× a vµ b lµ: A. a = 0 và b= 9 B. a = 9 vµ b = 0 C. a = 6 vµ b =3 D. a= 3 vµ b = 6 Bài 12: Một hình chữ nhật có chiều rộng 5dm; chiều dài hơn chiều rộng dm. Diện tích hình chữ nhật đó là: A. 17 dm; B. dm; C. 34 dm; D. 34 dm. PHẦN II: TỰ LUẬN: (4 điểm) Bài 1. Tính giá trị của biểu thức sau: a, 2 - = ............................................................................................................................. ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... b, : + = ........................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... Bài 2. 18 người làm xong công việc trong 6 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 3 ngày thì cần bao nhiêu người ?(Mức làm của mỗi người như nhau) Bài giải ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................... HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN TOÁN 5 GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2012-2013 Phần 1: Trắc nghiệm 6 đ - Đúng mỗi câu đạt 0,5 đ Câu 1: B Câu 4: B Câu 7: A –S ; B - Đ Câu 10: B Câu 2: D Câu 5: Câu 8: B Câu 11: B Câu 3: D Câu 6: A –S ; B - Đ Câu 9: A Câu 12: C Phần 2: Tự luận : 4 đ Câu 1 (2 đ): Đúng mỗi câu đạt 1 điểm Câu 2: (2đ) Cách 1 Nếu làm công việc đó trong 1 ngày thì cần số người là: 18 x 6 =108 (người) Muốn làm xong công việc đó trong 3 ngày thì cần số người là: 108 : 3 =36 (người) Đáp số: 36 người Cách 2 6ngày gấp 3 ngày số lần là: 6 : 3 = 2 (lần) Muốn làm xong công việc đó trong 3 ngày thì cần số người là: 18 x 2 = 36(người) Đáp số: 36 người HƯỚNG DẪN CHẤM KT KHẢO SÁT ĐẦU NĂM - LỚP 5 NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) I. Đọc thành tiếng (5 điểm) : Theo hướng dẫn chuyên môn II. Đọc hiểu (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được ( 0,5 điểm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT) I Chính tả: 5 điểm. Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. * Lưu ý: Nếu viết hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: 5 điểm 1/ Yêu cầu của đề: a, Thể loại: Văn miêu tả ( tả cảnh) b, Nội dung: tả cảnh buổi sáng. c, Hình thức: Viết bài văn khoảng 15 câu trở lên theo trình tự bài văn tả cảnh, đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu. 2/ Biểu điểm: Điểm 5:Bài viết đạt cả ba yêu cầu của đề. Mắc không quá 3 lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, đặt câu). Biết sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, miêu tả được cơn mưa. Mạch văn chân thực, biểu cảm,… Điểm 4-4,5: Bài viết đạt cả 3 yêu cầu của đề nhưng chữ viết chưa đẹp, mắc không quá 6 lỗi diễn đạt. Điểm 3-3,5: Bài viết đạt yêu cầu a,b, còn có chỗ chưa hợp lí ở yêu cầu c. Mắc không quá 6 lỗi diễn đạt. Điểm 2-2,5: Bài viết đạt yêu cầu a, chưa đảm bảo yêu cầu b,c. Diễn đạt ý còn vụng, có ý chưa chân thực. Chữ viết cẩu thả. Mắc không quá 10 lỗi diễn đạt. Điểm 1-1,5: Bài làm chưa đạt yêu cầu b,c, ý c còn diễn đạt lủng củng, viết lan man. Không trọng tâm. Mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. * Lưu ý: Cách tính điểm định kì môn Tiếng Việt (viết) Thực hiện theo Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

File đính kèm:

  • docDE KT GIUA HK I_ Khoi 5_ 12 - 13.doc
Giáo án liên quan