Đề kiểm tra học môn giáo dục công dân,học kì I,lớp 7

Câu1 (0,5 điểm).

Biểu hiện nàodưới đây làsống giảndị? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em

chọn)

A. Tính tìnhdễ dãi, xuề xoà.

B. Nóinăng đơn giản,dễ hiểu.

C. Không bao giờ chú ý đến hình th ứcbề ngoài.

D. Sống hà tiện.

Câu 2 (1 điểm)

Hãy ghi chữ Đtương ứngvới câu đúng, chữ Stương ứngvới câu sai vào ô

trống trongbảng sau:

A. Gia đình giàu có và đông con là gia đìnhhạnh phúc.

B. Cần cósự phân cônghợp lí các công việc trong gia đình.

C. Trẻ em không nên tham gia bànbạc các công việc gia đình

vì đó là việccủa ngườilớn.

D. Trong gia đình, mỗi người chỉcần hoàn thành công việccủa

mình là đủ.

pdf3 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học môn giáo dục công dân,học kì I,lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN, HỌC KÌ I, LỚP 7 Đề số 1(Thời gian làm bài: 45 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Các cấp độ tư duy Nội dung chủ đề (Mục tiêu) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng A. Hiểu biểu hiện của sống giản dị Câu hỏi 1TN (0,5 điểm) B. Hiểu đúng nội dung của việc xây dựng gia đình văn hoá. Câu hỏi 2 TN (1 điểm) C. Hiểu biểu hiện của tính tự tin. Câu hỏi 3 TN (0,5 điểm) D. Biết nội dung tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Câu hỏi 4 TN (1 điểm) E. Nêu được thế nào là yêu thương con người. Câu hỏi 1TL (1 điểm) G. Nhận xét, đánh giá hành vi liên quan đến phẩm chất đoàn kết, tương trợ. Câu hỏi 2 TL (2 điểm) H. Giải thích được vì sao học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa. Câu hỏi 3 TL (1 điểm) I. Đề xuất cách ứng xử trước một tình huống thực tế liên quan đến truyền thống gia đình, dòng họ. Câu hỏi 4 TL (3 điểm) Tổng số câu hỏi 2 5 1 Tổng điểm 2 5 3 Tỉ lệ 20% 50% 30% B. NỘI DUNG ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà. B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu. C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài. D. Sống hà tiện. Câu 2 (1 điểm) Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau: A. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc. B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình. C. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của người lớn. D. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ. Câu 3 (0,5 điểm) Biểu hiện nào dưới đây là tự tin? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. B. Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình. C. Tự mình giải quyết mọi việc, không cần hỏi ý kiến ai. D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. Câu 4 (1 điểm) Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học: “ Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận,......................................................., đoàn kết ..........................................................................” II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1 điểm) Em hãy cho biết thế nào là yêu thương con người? Câu 2 (2 điểm) Hiền và Quý là đôi bạn rất thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì. Em có tán thành việc làm của Hiền và Quý không? Vì sao? Câu 3 (1 điểm) Vì sao nói học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hoá? Câu 4 (3 điểm) Trong dòng họ của Hoà chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hoà xấu hổ, tự ti về dòng họ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao? Em sẽ góp ý gì cho Hoà?

File đính kèm:

  • pdfI1.pdf
  • pdfI2.pdf