Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Mã đề 604 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng

Câu 1: Nhiệt độ đông đặc của rượu là -117oC, của thủy ngân là -38,83oC. Ở nước lạnh người ta dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thủy ngân? Vì sao?

A. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt kế thủy ngân rất chính xác.

B. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt độ đông đặc của thủy ngân cao hơn nhiệt độ đông đặc của rượu.

C. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì ở âm vài chục oC rượu bay hơi hết.

D. Dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt kế rượu có thể đo nhiệt độ môi trường -50oC.

Câu 2: Nhiệt kế thường dùng được chế tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

A. Hiện tượng tăng hoặc giảm thể tích chất lỏng vì nhiệt

B. Hiện tượng tăng hoặc giảm trọng lượng chất lỏng vì nhiệt

C. Hiện tượng tăng hoặc giảm khối lượng chất lỏng vì nhiệt

D. Hiện tượng tăng khối lượng và giảm trọng lượng chất lỏng vì nhiệt

 

doc3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Mã đề 604 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề thi 604 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÍ LỚP 6 Thời gian: 45 phút. Năm học: 2018- 2019 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Tô vào bài làm hình tròn có chữ cái đứng trước đáp án đúng: Câu 1: Nhiệt độ đông đặc của rượu là -117oC, của thủy ngân là -38,83oC. Ở nước lạnh người ta dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thủy ngân? Vì sao? A. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt kế thủy ngân rất chính xác. B. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt độ đông đặc của thủy ngân cao hơn nhiệt độ đông đặc của rượu. C. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì ở âm vài chục oC rượu bay hơi hết. D. Dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt kế rượu có thể đo nhiệt độ môi trường -50oC. Câu 2: Nhiệt kế thường dùng được chế tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây? A. Hiện tượng tăng hoặc giảm thể tích chất lỏng vì nhiệt B. Hiện tượng tăng hoặc giảm trọng lượng chất lỏng vì nhiệt C. Hiện tượng tăng hoặc giảm khối lượng chất lỏng vì nhiệt D. Hiện tượng tăng khối lượng và giảm trọng lượng chất lỏng vì nhiệt Câu 3: Hiện tượng nào dưới đây không liên quan đến sự ngưng tụ? A. Mở nắp vung nồi cơm, có những giọt nước đọng trên nắp vung. B. Bên ngoài cốc nước có đá, nước đọng thành lớp mỏng C. Buổi sáng mùa đông, nước thường bám vào mặt bên ngoài kính cửa sổ D. Giọt nước lăn trên lông con vịt đang bơi Câu 4: Sự bay hơi là: A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng Câu 5: Khi làm muối bằng nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng nào sau đây? A. Ngưng tụ. B. Bay hơi. C. Đông đặc. D. Bay hơi và đông đặc. Câu 6: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ: A. Thể rắn sang thể lỏng B. Thể lỏng sang thể rắn C. Thể hơi sang thể lỏng D. Thể lỏng sang thể hơi Câu 7: Khi trồng chuối người ta thường phạt bớt lá đi. Việc làm này nhằm mục đích: A. Giảm tốc độ ngưng tụ của nước ngoài môi trường vào cây. B. Giảm tốc độ bay hơi của nước trong cây. C. Tập trung chất dinh dưỡng cho phần còn lại của cây. D. Để tiện chăm sóc cho cây. Câu 8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực? A. Ròng rọc cố định B. Đòn bẩy C. Mặt phẳng nghiêng D. Ròng rọc động Câu 9: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Thể tích của chất lỏng tăng B. Khối lượng của chất lỏng tăng C. Trọng lượng của chất lỏng tăng D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng Câu 10: Sự nóng chảy là sự chuyển từ: A. thể lỏng sang thể rắn B. thể lỏng sang thể hơi C. thể hơi sang thể lỏng D. thể rắn sang thể lỏng Câu 11: Sự đông đặc là sự chuyển từ: A. thể rắn sang thể lỏng B. thể lỏng sang thể hơi C. thể lỏng sang thể rắn D. thể hơi sang thể lỏng Câu 12: Trong thí nghiệm tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của vật rắn, ban đầu quả cầu có thể thả lọt qua vòng kim loại. Quả cầu có thể không lọt qua vòng kim loại nữa trong trường hợp nào dưới đây? A. Vòng kim loại bị hơ nóng. B. Quả cầu bị làm lạnh. C. Quả cầu bị làm lạnh còn vòng kim loại bị hơ nóng. D. Quả cầu bị hơ nóng. Câu 13: Một thanh đồng ở nhiệt độ phòng có chiều dài là 0,6m. Hỏi khi tăng thêm 1500C thanh đồng có chiều dài là bao nhiêu? Biết rằng 1m chiều dài thanh đồng ở nhiệt độ phòng dài thêm ra 0,00258m khi nhiệt độ tăng thêm 1500C. A. 0,6m B. 0,598452m C. 0,601548m D. 0,001548m Câu 14: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Khí, lỏng, rắn. C. Khí, rắn. lỏng. D. Rắn, khí, lỏng. Câu 15: Ba chất khí: ô xi, hơi nước, cácbonic có thể tích 100cm3, khi nhiệt độ của chúng tăng thêm 600C thì: A. Cácbonic nở vì nhiệt ít nhất B. Cả ba chất khí đều nở vì nhiệt như nhau C. Hơi nước nở vì nhiệt ít nhất D. Khí ô xi nở vì nhiệt nhiều nhất Câu 16: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nhiệt độ của chất lỏng. B. Lượng chất lỏng. C. Diện tích mặt thoáng chất lỏng. D. Gió Câu 17: Hiện tượng nào dưới đây liên quan đến sự nóng chảy? A. Nước bốc hơi khi bị đun nóng B. Giọt sương đọng trên lá cây vào buổi sáng C. Tuyết rơi ở vùng cao vào mùa đông D. Luyện gang trong lò cao Câu 18: Nhiệt kế dùng để: A. Đo khối lượng B. Đo lực C. Đo nhiệt độ D. Đo thể tích Câu 19: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự đông đặc? A. Đúc tượng đồng. B. Tạo thành mưa đá. C. Làm kem que. D. Tạo thành sương mù. Câu 20: Trong nhiệt giai Xenxiut nhiệt độ của hơi nước đang sôi và nước đá đang tan lần lượt là: A. 00C và 10oC B. 100oC và 00C C. 00C và 100oC D. 100C và 0oC II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: ( 2,5 điểm): Cho một thanh thép vào nung ở nhiệt độ cao, ta thu được bảng sau: Thời gian (phút) 0 2 4 5 Nhiệt độ (00C) 700 1300 1300 1600 Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của thép theo thời gian? Câu 2: (2,5 điểm): Cho hình vẽ sau: Hình vẽ bên thể hiện quá trình đông đặc hay nóng chảy? Ở nhiệt độ nào chất này bắt đầu nóng chảy hay đông đặc? Chất này là chất gì? d. Để đưa chất này từ 4640C xuống nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc cần bao nhiêu thời gian? e. Thời gian nóng chảy hay đông đặc của chất này là bao nhiêu phút? (Cho nhiệt độ nóng chảy của chì là 3270C, kẽm là 4200C, của băng phiến là 800C). Thời gian (phút) 5 4 3 2 1 420 ----------- CHÚC CÁC CON LÀM BÀI TỐT! ---------- -----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_6_ma_de_604_nam_hoc_201.doc
  • docMa trân + Đáp án ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- Lý 6 - 1819.doc
Giáo án liên quan