Câu 1: Chỉ số nào thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã ?
A. Độ đa dạng B. Độ thường gặp C. Độ nhiều D. Độ tập trung
Câu 2: Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch?
A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất B. Dầu mỏ và khí đốt
C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loại D. Dầu mỏ, thuỷ triều, khí đốt
Câu 3: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là:
A. than đá là nguồn năng lượng sạch và không gây ô nhiễm
B. dầu mỏ, kim loại, khí đốt đang ngày càng ít đi do con người đã khai tác quá nhiều
C. thuỷ triều, sóng biển là tài nguyên không tái sinh
D. kim loại, dầu mỏ là tài nguyên tái sinh
Câu 4: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?
A. Nhóm trước sinh sản B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản
C. Nhóm tuổi sau sinh sản D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản
3 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Mã đề 901 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
MÃ ĐỀ 901
I. Phần trắc nghiệm(7 điểm):
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 9- TIẾT 67
Thời gian làm bài :45 Phút
Năm học: 2018-2019
Tô vào bài làm hình tròn có chữ cái đứng trước đáp án đúng
Câu 1: Chỉ số nào thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã ?
A. Độ đa dạng B. Độ thường gặp C. Độ nhiều D. Độ tập trung
Câu 2: Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch?
A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất B. Dầu mỏ và khí đốt
C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loại D. Dầu mỏ, thuỷ triều, khí đốt
Câu 3: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là:
A. than đá là nguồn năng lượng sạch và không gây ô nhiễm
B. dầu mỏ, kim loại, khí đốtđang ngày càng ít đi do con người đã khai tác quá nhiều
C. thuỷ triều, sóng biển là tài nguyên không tái sinh
D. kim loại, dầu mỏ là tài nguyên tái sinh
Câu 4: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?
A. Nhóm trước sinh sản B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản
C. Nhóm tuổi sau sinh sản D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản
Câu 5: Cho chuỗi thức ăn đơn giản còn để chỗ trống sau:
Cây gỗ —> (.. )—> Rắn —> Vi sinh vật
Loài nào sau đây điền vào chỗ trống là hợp lí nhất:
A. Hổ B. Chuột C. Nấm D. Sâu ăn lá
Câu 6: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào ?
A. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều
C. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung D. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung
Câu 7: Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã :
A. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc .
B. Chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc .
C. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác.
D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt.
Câu 8: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?
A. Số lượng các loài trong quần xã.
B. Thành phần loài trong quần xã.
C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã.
D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã.
Câu 9: Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có:
A. Tháp dân số tương đối ổn định B. Tháp dân số giảm sút
C. Tháp dân số ổn định D. Tháp dân số phát triển
Câu 10: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?
A. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác.
B. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác.
C. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người.
D. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người.
Câu 11: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm B. Các sinh vật khác và ánh sáng
C. Con người và các sinh vật khác D. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
Câu 12: Rừng mưa nhiệt đới được coi là gì?
A. Một quần thể sinh vật B. Một quần xã sinh vật
C. Một quần xã động vật D. Một quần xã thực vật
Câu 13: Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế là gì?
A. Loài đóng vai trò quan trọng ( số lượng lớn)
B. Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất
C. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
D. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất
Câu 14: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh?
A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên khoáng sản
C. Tài nguyên sinh vật D. Tài nguyên đất
Câu 15: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
A. Một khu rừng , B. Một hồ tự nhiên
C. Một đàn chuột đồng D. Một ao cá
Câu 16: Đặc điểm của hình tháp dân số trẻ là gì?
A. Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp.
B. Đáy không rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp.
C. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp
D. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong trung bình, tuổi thọ trung bình khá cao
Câu 17: Nhân tố sinh thái là .... tác động đến sinh vật:
A. nước B. nhiệt độ
C. ánh sáng D. các nhân tố của môi trường
Câu 18: Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây?
A. Nấm và vi khuẩn B. Thực vật
C. Động vật ăn thực vật D. Các động vật kí sinh
Câu 19: Chỉ số nào thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã ?
A. Độ nhiều B. Độ đa dạng C. Độ thường gặp D. Độ tập trung
Câu 20: Đặc điểm của hình tháp dân số già là gì?
A. Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
B. Đáy trung bình, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
C. Đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao
D. Đáy rộng, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
Câu 21: Trong chuỗi thức ăn dưới đây rắn được coi là:
Cây cỏ —> Bọ rùa —> Ếch —Rắn —> Vi sinh vật
A. sinh vật sản xuất B. sinh vật tiêu thụ cấp 1
C. sinh vật tiêu thụ cấp 2 D. sinh vật tiêu thụ cấp 3
Câu 22: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là:
A. làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể
B. không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể
C. có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
D. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể
Câu 23: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh?
A. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật B. Khí đốt và tài nguyên sinh vật
C. Tài nguyên nước, sinh vật D. Dầu mỏ và tài nguyên nước
Câu 24: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là:
A. đất, nước và sinh vật
B. đất, trên mặt đất- không khí
C. đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật
D. đất, nước, trên mặt đất- không khí
Câu 25: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thuỷ là:
A. Hái quả, săn bắt thú. B. Bắt cá, hái quả.
C. Săn bắt thú, hái lượm cây rừng. D. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.
Câu 26: Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn .
B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . Các tính chất vật lí thay đổi.
C. Là hiện tưọng môi trường tự nhiên bị bẩn . Các tính chất vật lí, hoá học , sinh học thay đổi.
D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn .Các tính chất vật lí, hoá học , sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác .
Câu 27: Năm sinh vật là : Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây?
A. Cỏ —> châu chấu —> trăn —> gà rừng —> vi khuẩn
B. Cỏ —> trăn —> châu chấu —> vi khuẩn —> gà rừng
C. Cỏ —> châu chấu —> gà rừng —> trăn —> vi khuẩn
D. Cỏ —> châu chấu —> vi khuẩn —> gà rừng —> trăn
Câu 28: Trong một quần xã sinh vật, loài đặc trưng là gì?
A. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
B. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất
C. Loài đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn)
D. Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất
II. Phần tự luận:(3 điểm)
Nêu các nguyên nhân, biện pháp hạn chế ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt? Đánh giá thực trạng môi trường ở địa phương em? Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm môi trường tại địa phương em sống?
Chúc các em làm bài tốt!
TRƯỜNG
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_ma_de_901_nam_hoc_2.doc