Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án)

I.Trắc nghiệm(4đ): Chọn đáp án đúng và ghi chữ cái trước câu trả lời đúng vào bài kiểm tra.

1. Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì?

 A. Giúp cây chống chọi với sự thay đổi của nhiệt độ. B. Hạn chế sự thoát hơi nước

 C. Hạn chế sự tác động của ánh sáng. D. Giúp cây thích nghi với điều kiện ẩm ướt

2. Sinh vật sống nhờ trên các sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng và máu từ cơ thể vật chủ là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây?

 A. Sinh vật ăn sinh vật khác B. Hội sinh C. Cạnh tranh D. Ký sinh

3. Mật độ quần thể tăng khi nào?

 A. Khi nguồn thức ăn tăng B. Khi nơi ở rộng rãi, không bệnh dịch

 C. Khi tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử vong D. Cả a, b và c

4. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng nào sau đây?

 A. Hiện tượng khống chế sinh học B. Hiện tượng cạnh tranh giữa các loài

 C. Hiện tượng hỗ trợ giữa các loài D. Hiện tượng hội sinh giữa các loài.

5. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?

 A. Do hoạt động của con người B. Do hoạt động của sinh vật ngoài trái đất.

 C. Do cháy rừng, hoạt động của núi lửa D. Do môi trường nhân tạo bị bẩn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 Năm học: 2017 – 2018 MÔN SINH 9 Trắc nghiệm: Học bài 41, 42, 44, 47, 49, 50, 54, 55, 58 Tự luận Nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể thể vật? Đặc trưng nào có ảnh hưởng lớn nhất đến quần thể sinh vật? Giải thích. Thế nào cân bằng sinh học và khống chế sinh học? Cho VD Tại sao phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước? Nêu các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em? Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường? Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ môi trường? Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn(có 3 sinh vật tiêu thụ), ghi rõ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải Tại sao những loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố sinh thái thì có khả năng phân bố cao và ngược lại? Duyệt của BGH Tổ chuyên môn Người ra đề cương Tạ Thị Thanh Hương Trần Bích Thủy Phan Thị Thanh Hiền TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 – 2018 Môn Sinh 9 – Tiết 69 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 14/4/2018 I.Mục tiêu: Kiến thức: Chương 1: Sinh vật và môi trường Chương 2: Hệ sinh thái Chương 3: Con người, dân số và môi trường Chương 4: Bảo vệ môi trường Kỹ năng: Phân biệt, so sánh, giải thích, tư duy logic, khái quát hóa vấn đề Thái độ: cẩn thận, nghiêm túc khi làm bài thi Năng lực cần đạt: Trình bày, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế giải quyết các vấn đề có liên quan. II.Ma trận đề Mức độ nhận thức Nội dung Biết (30%) Hiểu (40%) Vận dụng (20%) Vận dụng cao(10%) Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Chương 1 -Các nhân tố ST và giới hạn ST -Ảnh hưởng của các nhân tố ST -Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các SV 2 1 1 0,5 1 1 4 2,5 Chương 2 -Quần thể, quần xã, HST -Cân bằng SH và khống chế sinh học 2 1 2 1 Chương 3: -Ô nhiễm MT và các biện pháp.. 1 0,5 1 3 2 3,5 Chương 4: -Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên 2 1 1 2 3 3 Tổng 6 3 3 4 1 2 1 1 11 10 III.Đáp án và biểu điểm( đính kèm ở trang sau) TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 – 2018 Môn Sinh 9 – Tiết 69 Thời gian: 45 phút I.Trắc nghiệm(4đ): Chọn đáp án đúng và ghi chữ cái trước câu trả lời đúng vào bài kiểm tra. 1. Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì? A. Giúp cây chống chọi với sự thay đổi của nhiệt độ. B. Hạn chế sự thoát hơi nước C. Hạn chế sự tác động của ánh sáng. D. Giúp cây thích nghi với điều kiện ẩm ướt 2. Sinh vật sống nhờ trên các sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng và máu từ cơ thể vật chủ là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? A. Sinh vật ăn sinh vật khác B. Hội sinh C. Cạnh tranh D. Ký sinh 3. Mật độ quần thể tăng khi nào? A. Khi nguồn thức ăn tăng B. Khi nơi ở rộng rãi, không bệnh dịch C. Khi tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử vong D. Cả a, b và c 4. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng nào sau đây? A. Hiện tượng khống chế sinh học B. Hiện tượng cạnh tranh giữa các loài C. Hiện tượng hỗ trợ giữa các loài D. Hiện tượng hội sinh giữa các loài. 5. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì? A. Do hoạt động của con người B. Do hoạt động của sinh vật ngoài trái đất. C. Do cháy rừng, hoạt động của núi lửa D. Do môi trường nhân tạo bị bẩn. 6.Nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở địa phương em sinh sống? A. Cháy rừng B. Đun nấu trong gia đình C. Khí thải do hoạt động của các nhà máy và phương tiện giao thông D. Đốt rác thải rắn như giấy, vải vụn, túi nilon. bừa bãi 7. Tài nguyên tái sinh là gì? A. Là tài nguyên vô tận mà con người có thể khai thác mãi. B. Là tài nguyên mà con người khai thác và sử dụng một thời gian sẽ bị cạn kiệt C. Là tài nguyên khi được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phát triển, phục hồi D. Là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. 8. Rừng thuộc dạng tài nguyên nào? A. Tài nguyên không tái sinh B. Tài nguyên tái sinh C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu D. Cả a, b và c II. Tự luận(6đ) Câu 1(1đ): Tại sao những loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố sinh thái thì có khả năng phân bố rộng và ngược lại? Câu 2(3đ): Nêu các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em? Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương. Câu 3(2đ): Nước thuộc loại tài nguyên gì? Tại sao phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước? TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 – 2018 Môn Sinh 9 – Tiết 69 I.Trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ x 8 = 4đ Với câu hỏi có nhiều đáp án, phải trả lời đúng, đủ các đáp án mới được điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 A, B D D A A,C B,C,D C B II. Tự luận(6đ) Câu 1: Tại sao những loài có giới hạn sinh thái rộng với các nhân tố sinh thái thì có khả năng phân bố rộng và ngược lại? Điểm Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định Những loài có giới hạn sinh thái rộng với các nhân tố sinh thái thì có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau nên phân bố rộng hơn so với những loài có giới hạn sinh thái hẹp 0,5 đ 0,5đ Câu 2: Nêu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em? Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường. Các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em + Khí thải từ hoạt động của các nhà máy, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình gây ô nhiễm không khí + Đốt rác thải rắn như rơm cao su, túi ni lon không đúng cách gây ô nhiễm không khí + Ô nhiễm do các chất thải rắn từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, y tế cũng như từ sinh hoạt + Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm bừa bãi, không đúng cách, không đúng liều lượng.. + Nước thải của các nhà máy không được xử lý, xả thẳng ra môi trường. gây ô nhiễm nước, không khí, đất. + Môi trường tự nhiên bị bẩn, ô nhiễm làm cho vi sinh vật hại phát triển gây bệnh cho con người và động vật 1,5đ Các biện pháp bảo vệ môi trường + Xử lý chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt + Cải tiến công nghệ để sản xuất ít gây ô nhiễm + Sử dụng nhiều loại năng lượng sạch: năng lượng gió, năng lượng mặt trời + Xây dựng công viên cây xanh + Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong bảo vệ môi trường. + Cá nhân hành động để phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường 1,5đ Câu 3: Nước thuộc loại tài nguyên gì? Vì sao cần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước Nước thuộc loại tài nguyên tái sinh Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên trái đất. Chất lượng nước là yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống của con người Tài nguyên nước không phải là vô tận. Hiện nay nguồn tài nguyên nức đang bị cạn kiệt và ô nhiễm. Vì vậy cần phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, không làm ô nhiễm nguồn nước 0,5đ 0,75đ 0,75đ

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_2018_t.doc
Giáo án liên quan