Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Đề 803 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1. Yếu tố nào thúc đẩy Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

A. Pháp muốn “khai sáng” văn minh cho Việt Nam.

B. Trả đũa triều đình Huế cấm đạo, sát đạo.

C. Tạo bàn đạp để chiếm toàn bộ Đông Dương.

D. Mở rộng đất Chúa.

Câu 2: Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào?

A. Ngày 30 tháng 8 năm 1858.

B. Ngày 31 tháng 8 năm 1858.

C. Ngày 1 tháng 9 năm 1858 .

D. Ngày 2 tháng 2 năm 1858.

Câu 3: Trận giao tranh giữa quân đội triều đình Huế với liên quân Pháp – Tây Ban Nha ở Đà Nẵng năm 1858 có kết quả như thế nào?

A. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha chiếm được Đà Nẵng.

B. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha bại trận phải rút quân về nước.

C. Triều đình Huế và liên quân Pháp – Tây Ban Nha giảng hòa để đi tới đàm phán.

D. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha bị kìm chân ở bán đảo Sơn Trà, buộc phải chuyển hướng sang tấn công Gia Định.

 

docx8 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Đề 803 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐỀ 803 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Lịch sử 8 (Tiết 52) (Thời gian làm bài: 45 phút) Năm học: 2018 - 2019 I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước phương án đúng nhất. Câu 1. Yếu tố nào thúc đẩy Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? A. Pháp muốn “khai sáng” văn minh cho Việt Nam. B. Trả đũa triều đình Huế cấm đạo, sát đạo. C. Tạo bàn đạp để chiếm toàn bộ Đông Dương. D. Mở rộng đất Chúa. Câu 2: Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào? A. Ngày 30 tháng 8 năm 1858. B. Ngày 31 tháng 8 năm 1858. C. Ngày 1 tháng 9 năm 1858 . D. Ngày 2 tháng 2 năm 1858. Câu 3: Trận giao tranh giữa quân đội triều đình Huế với liên quân Pháp – Tây Ban Nha ở Đà Nẵng năm 1858 có kết quả như thế nào? A. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha chiếm được Đà Nẵng.      B. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha bại trận phải rút quân về nước. C. Triều đình Huế và liên quân Pháp – Tây Ban Nha giảng hòa để đi tới đàm phán. D. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha bị kìm chân ở bán đảo Sơn Trà, buộc phải chuyển hướng sang tấn công Gia Định.        Câu 4: Ai là tướng chỉ huy quân và dân ta anh dũng chống trả cuộc tấn công của Thực dân Pháp tại Đà Nẵng năm 1858? A. Hoàng Diệu. B. Trương Định. C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 5: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta, nhằm thực hiện kế hoạch gì? A. Chiếm Đà Nẵng để tạo bàn đạp chiếm toàn bộ miền Trung và miền Nam nước ta. B. Chiếm Đà Nẵng là điểm then chốt để thực hiện kế hoạch “đánh chắc, tiến chắc”. C. Chiếm Đà Nẵng để tạo bàn đạp chiếm toàn bộ Đông Dương. D. Chiếm Đà Nẵng là điểm then chốt của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. Câu 6: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình? A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi. B. Việt Nam có vi trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.. C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn. D. Việt Nam chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu. Câu 7: Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực? A. Rập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài. B. Điều kiện đất nước không đủ về tài chính để áp dụng những đề nghị cải cách đó. C. Những đề nghị cải cách đó được đưa ra trong bối cảnh Thực dân Pháp đã bình định xong nước ta. D. Triều đình Huế bảo thủ, cự tuyệt với mọi đề nghị cải cách. Câu 8: Trước tình hình đất nước ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng, một số sĩ phu, quan lại đã mạnh dạn đề nghị gì với triều đình Huế? A. Đổi mới công việc nội trị. B. Đổi mới, mở cửa đất nước, thông thương với nước ngoài. C. Đổi mới chính sách đối ngoại. D. Đổi mới toàn diện đất nước. Câu 9: Ai là nhà tư tưởng cải cách tiêu biểu nhất ở nước ta nửa cuối thế kỷ XIX - là biểu tượng của đồng bào Công giáo Việt Nam yêu nước? A. Nguyễn Trường Tộ. B. Nguyễn Huy Tế. C. Trần Đình Túc. D. Nguyễn Lộ Trạch. Câu 10: Đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành ở Đông Dương diễn ra vào thời gian nào? A. Từ năm 1896 đến năm 1912. B. Từ năm 1897 đến năm 1914. C. Từ năm 1898 đến năm 1914. D. Từ năm 1899 đến năm 1914. Câu 11: Âm mưu của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đồng Dương là gì? A. Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo. B. Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp. C. Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên bản đồ thế giới. D. Từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính. Câu 12: Ai là tác của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất mà thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương? A. Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. B. Toàn quyền Đông Dương Albert Pierre Sarrau. C. Toàn quyền Đông Dương Jean Baptiste Paul Beau. D. Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux. Câu 13: Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương, bên cạnh nhưng giai tầng xã hội cũ là (địa chủ và nông dân), những giai tầng xã hội mới nào đã ra đời ở nước ta? A. Trí thức, Tư sản, Thị dân. B. Tư sản, Tiểu tư sản, Công nhân. C. Tiểu tư sản, Thị dân, Công nhân. D. Công nhân, Tư sản, Trí thức. Câu 14: Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì? A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam. B. Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam. C. Nhằm đào tạo đội ngũ thông dịch viên người bản xứ phục vụ cho việc cai trị của Pháp. D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao. Câu 15: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì? A. Cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền lớn. B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp. C. Thu tô, thuế nặng. D. Cướp đoạt ruộng đất, lập các trang trại lớn trồng cây công nghiệp. Câu 16: Chính sách chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Chính sách “Chia để trị”. B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”, C. Chính sách “đồng hoá” dân tộc Việt Nam. D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam. Câu 17: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng gì? A. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp. B. Nông nghiệp cơ bản vẫn là nền nông nghiệp tự sản, tự tiêu; ít nhiều có xu hướng xuất khẩu. Nền công nghiệp nhỏ bé, phát triển không đồng đều. C. Thương nghiệp, nông nghiệp phát triển, hướng tới xuất khẩu. D. Tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét cùng kiệt. Câu 18: Câu nói “Vậy bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả”. Đó là câu nói của ai? A. Phan Bội Châu. B. Nguyễn An Ninh. C. Phan Châu Trinh. D. Nguyễn Trường Tộ. Câu 19: Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX? A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp. B. Đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. C. Học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. D. Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước. Câu 20: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ lại muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản? A. Tư tưởng cứu nước phong kiến của Việt Nam đã lỗi thời. B. Nhật Bản là nước châu Á "đồng văn, đồng chủng" và Nhật Bản đã tiến hành cải cách đất nước thành công, Nhật Bản phát triển phồn thịnh. C. Nhật Bản đã vươn lên thành quốc gia hùng mạnh nhất Châu Á, sau cuộc cải cách Duy tân Minh Trị (1868). D. Sau cải cách Duy tân Minh Trị (1868), Nhật Bản là tránh được nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước phương Tây; vươn lên sánh ngang hàng với các nước phương Tây, cùng xâm lược Trung Quốc. II. Tự luận: (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm): Trình bày những chính sách về chính trị, kinh tế mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất? Những chính sách đó đã làm xã hội Việt Nam chuyển biến như thế nào? Câu 2. (2,0 điểm): Anh (chị) hãy nhận xét những điểm khác biệt, giữa con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với những con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối trước đó? .................................. BGH duyệt Lê .T.Hồng Thái Tổ trưởng Dương Thị Ngạn Nhóm trưởng Xa Thị Vân Người ra đề Dương Quang Đình UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐỀ 803 ĐÁP ÁN KIỂM HỌC KỲ II Môn: Lịch sử 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) Năm học: 2018 - 2019 I. Trắc nghiệm 5,0 điểm: Mỗi câu 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C D C D B D D A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A B C D A A A C B II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 1: Về chính trị: (1,0đ) _ Sau khi đàn áp xong những cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). _ Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương (1887), đứng đầu là một viên Toàn quyền người Pháp. (0,25) _ Pháp chia Việt Nam ra làm ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kỳ (xứ bán bảo hộ); Trung kỳ (xứ bảo hộ) và Nam kỳ (xứ thuộc địa). Các xứ, tỉnh đều do người Pháp đứng đầu. Dưới tỉnh là các phủ, huyện, châu, làng xã. (0,25) _ Nhìn chung bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được tổ chức chặt chẽ, đều do thực dân Pháp chi phối, nhằm tăng cường áp bức, kìm kẹp, bóc lột, khai thác Việt Nam. (0,5) Về kinh tế: (1,0đ) _ Nông nghiệp: Thực dân Pháp tăng cường cướp đoạt ruộng đất để lập các đồn điền lớn. (0,25) _ Công nghiệp: tập trung đầu tư vào ngành khai mỏ, luyện kim để xuất khẩu và một số ngành công nghiệp nhẹ mang lại lợi nhuận nhanh, vốn đầu tư ít như làm giấy, diêm, xay xát(0,25) _ Giao thông vận tải: Pháp xây dựng mạng lưới hệ thống đường giao thông vận xuyên Đông Dương nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa và đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. (0,25) _ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, trong khi đó, hàng hóa Pháp chỉ bị đánh thuế nhẹ hoặc được miễn thuế. _ Pháp đặt ra nhiều loại thuế mới như: Thuế rượu, thuế muối, thuế thân _ Nhìn chung, với việc đầu tư không đồng bộ, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phục thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp, khiến cho đời sống của nhân dân khốn cùng. (0,25) Về xã hội: (1,0đ) Các giai cấp xã hội cũ: (0,5) _ Giai cấp địa chủ: Đa phần làm tay sai, câu kết với thực dân Pháp. Chỉ có một bộ phận nhỏ địa chủ hạng vừa và nhỏ là có tinh thần yêu nước. _ Giai cấp nông dân: Chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội, bị bần cùng hóa, không lối thoát, họ bị tước đoạt ruộng đất. Một bộ phận trở thành tá điền, làm đồn phu cho Pháp. Một bộ phận phải “tha hương cầu thực” ra thành thị làm những nghề phụ như cắt tóc, kéo xe, ở vúMột số ít vào lao động tại các nhà máy xí nghiệp và trở thành công nhân. Các giai tầng xã hội mới: (0,5) Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa, nhiều đô thị mới ở Việt Nam xuất hiện và phát triển nhanh: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gònlàm nảy sinh những giai, tầng xã hội mới ở Việt Nam. _ Giai cấp tư sản: khi tư bản Pháp đầu tư, họ đứng ra làm trung gian thầu khoán, làm đại lý cho Pháp, khi kiếm được số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành những nhà tư sản. Nhưng thế lực kinh tế yếu, luôn bị tư bản Pháp kìm hãm, lệ thuộc. _ Giai cấp tiểu tư sản: bao gồm những người buôn bán nhỏ, học sinh, sinh viên, giáo viên, công chứccó cuộc sống bấp bênh, là một lực lượng của cách mạng Việt Nam. _ Giai cấp công nhân: Ra đời phát triển nhanh chóng, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân, có tinh thần yêu nước và cách mạng triệt để. Câu 2: (2,0đ) Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó: (1đ) - Các sĩ phu phong kiến mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến. - Các sĩ phu tân học trẻ tuổi mong muốn của họ giải phóng dân tộc đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hoà. - Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “ Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. * Tại sao Người lại không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối trước đó mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới. (1đ) Người tuy khâm phục các bậc tiền bối nhưng không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối lựa chọn. Người đã nhận xét con đường cứu nước: + Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh không khác “ Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”... + Cụ Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách xã hội không khác gì hành động xin giặc rủ lòng thương.... + Người nhận thấy con đường trực tiếp cầm súng chống Pháp cứu nước là tốt hơn cả, tuy nhiên còn mang nặng cốt cách phong kiến.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_8_de_803_nam_hoc_2018.docx
Giáo án liên quan