Câu 1: Đơn vị đo độ to của âm là:
A. m/s B. s (giây) C. Hz (héc) D. dB (đê xi ben)
Câu 2: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng?
A. Người thợ xây dùng dây dọi để xây cho thẳng.
B. Hiện tượng nguyệt thực.
C. Tổ trưởng nhìn theo vai các bạn để so hàng cho thẳng.
D. Người đi ngoài đường giơ tay lên để che ánh nắng chiếu vào mắt.
Câu 3: So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bằng vùng nhìn thấy của gương phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
3 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Đề 03 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019
SÀI ĐỒNG MÔN: VẬT LÝ 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề 03
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Câu 1: Đơn vị đo độ to của âm là:
A. m/s B. s (giây) C. Hz (héc) D. dB (đê xi ben)
Câu 2: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng?
A. Người thợ xây dùng dây dọi để xây cho thẳng.
B. Hiện tượng nguyệt thực.
C. Tổ trưởng nhìn theo vai các bạn để so hàng cho thẳng.
D. Người đi ngoài đường giơ tay lên để che ánh nắng chiếu vào mắt.
Câu 3: So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bằng vùng nhìn thấy của gương phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Câu 4: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc bằng 600. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây:
A. i’= 90o B. i’= 30o C. i’= 120o D. i’= 60o
Câu 5: Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng truyền theo đường thẳng?
A. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính.
C. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
D. Trong môi trường không trong suốt nhưng đồng tính.
Câu 6: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?
A. Tấm gỗ. B. Đệm cao su. C. Mặt gương. D. Miếng xốp.
Câu 7: Chùm sáng nào dưới đây là chùm sáng song song?
A. B. C. D.
Câu 8: Âm không thể truyền được qua môi trường nào dưới đây ?
A. Tường bê tông. B. Nước biển. C. Chân không. D. Không khí.
Câu 9: Khi bác bảo vệ gõ trống ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm?
A. Không khí xung quanh trống. B. Tay bác bảo vệ.
C. Dùi trống. D. Mặt trống.
Câu 10: Khi nào ta nhìn thấy một vật?
A. Khi vật được chiếu sáng.
B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật.
C. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta.
D. Khi vật phát ra ánh sáng.
Câu 11: Vật phát ra âm cao hơn khi nào?
A. Vật dao động yếu hơn. B. Vật dao động mạnh hơn.
C. Tần số dao động lớn hơn. D. Tần số dao động nhỏ hơn.
Câu 12: Vật nào dưới đây là nguồn sáng?
A. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. B. Mặt Trăng.
C. Trái Đất. D. Mặt Trời.
Câu 13: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?
A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng
B. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.
C. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.
Câu 14: Vật sáng AB đặt trước một gương, ảnh A’B’ lớn hơn vật AB. Gương đó là:
A. Gương cầu lồi. B. Gương cầu lõm.
C. Gương phẳng. D. Cả ba loại gương trên đều đúng.
Câu 15: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?
A. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, bằng vật.
C. Ảnh ảo, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, bằng vật.
Câu 16: Khi bay, muỗi thường phát ra âm “vo ve” (âm bổng), còn ong lại phát ra tiếng “vù vù” (âm trầm). Cách giải thích nào sau đây là đúng?
A. Tần số dao động của cánh con muỗi lớn hơn so với con ong.
B. Số lần đập cánh của muỗi ít hơn so với ong .
C. Cánh của con muỗi dài hơn so với con ong.
D. Muỗi có bộ phận phát âm tốt hơn ong.
Câu 17: Một vật thực hiện được 100 dao động trong 50s. Tần số dao động của vật đó là:
A. 2 Hz B. 0,5 Hz C. 100 Hz D. 50 Hz
Câu 18: Hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương G1 phản xạ một lần trên gương G1 và một lần trên gương G2. Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị nào sau đây?
A. 0o B. 90o C. 180o D. 45o
Câu 19: Sắp xếp vận tốc truyền âm trong môi trường rắn, lỏng, khí theo thứ tự tăng dần:
A. Chất khí, chất rắn, chất lỏng. B. Chất lỏng, chất khí, chất rắn.
C. Chất rắn, chất lỏng, chất khí. D. Chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Câu 20: Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? Xếp theo thứ tự tăng dần :
A. Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng.
B. Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.
C. Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.
D. Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm) Cho mũi tên AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ:
A
B
a) Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng.
b) Nếu điểm A cách gương 2cm. Hỏi ảnh A’ của điểm A cách gương bao nhiêu cm? Vì sao?
c) Giữ nguyên vị trí đặt gương, hãy vẽ hình minh họa cách đặt vật
để thu được ảnh cùng phương và ngược chiều với vật.
Câu 2. (1 điểm) Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết, khi có người đi đến
bờ sông, cá ở dưới sông lập tức “lẩn trốn ngay”. Hãy giải thích tại sao?
Câu 3. (1,5 điểm) Một người đứng ở vị trí A nổ một tiếng súng báo hiệu, sau 6 giây một người ở vị trí B mới nghe thấy tiếng súng. Biết vận tốc âm truyền trong không khí là 340m/s.
Tính khoảng cách giữa hai người A và B?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Vật lý 7 – Đề 03
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm):
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
D
A
D
B
B
C
B
C
D
C
C
D
B
B
A
A
A
A
D
B
II. TỰ LUẬN (5 điểm):
Câu 1:
a) Vẽ đúng ảnh A’B’ qua gương phẳng
b) 2cm.
Vì khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
c) Vẽ đúng cách đặt vật.
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2: Vì cá nghe được tiếng chân người được truyền qua môi trường đất (chất rắn) rồi đến nước (chất lỏng).
1,0 điểm
Câu 3:
Tóm tắt
S = v.t = 340. 6 = 2040m
0,5 điểm
1,0 điểm
BGH duyệt.
Nguyễn Thị Soan
Nhóm trưởng duyệt.
Đào Thị Huyền
Người ra đề.
Nguyễn Thanh Tâm
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_7_de_03_nam_hoc_2018_201.docx