Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Mã đề thi 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1: Trường hợp bộ nhiễm sắc thể bị thừa hoặc thiếu 1 nhiễm sắc thể thuộc loại đột biến nào?

A. Thể 1 nhiễm B. Dị bội C. Đa bội D. Thể 3 nhiễm

Câu 2: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở kì nào trong nguyên phân?

A. Kì trung gian B. Kì cuối. C. Kì đầu D. Kì sau

Câu 3: Tương quan về sổ lượng axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong ribôxôm là

A. 1 nuclêôtít ứng với 2 axít amin. B. 2 nuclêôtít ứng với 1 axít amin.

C. 1 nuclêôtít ứng với 3 axít amin. D. 3 nuclêôtít ứng với 1 axít amin.

Câu 4: Đột biến gen thường có các dạng

A. mất 1 cặp nuclêộtít, thêm lcặp nuclêôtít, thay thế l cặp nuclêôtít.

B. mất 1 cặp nuclêôtít.

C. thêm lcặp nuclêôtít.

D. thay 1 cặp nuclêôtít này bằng 1 cặp nuclêôtít khác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Mã đề thi 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC LỚP 9 Thời gian: 45 phút Năm học: 2018- 2019 Mã đề thi 209 A.Trắc nghiệm: (5 điểm): Tô vào bài làm hình tròn có chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1: Trường hợp bộ nhiễm sắc thể bị thừa hoặc thiếu 1 nhiễm sắc thể thuộc loại đột biến nào? A. Thể 1 nhiễm B. Dị bội C. Đa bội D. Thể 3 nhiễm Câu 2: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở kì nào trong nguyên phân? A. Kì trung gian B. Kì cuối. C. Kì đầu D. Kì sau Câu 3: Tương quan về sổ lượng axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong ribôxôm là A. 1 nuclêôtít ứng với 2 axít amin. B. 2 nuclêôtít ứng với 1 axít amin. C. 1 nuclêôtít ứng với 3 axít amin. D. 3 nuclêôtít ứng với 1 axít amin. Câu 4: Đột biến gen thường có các dạng A. mất 1 cặp nuclêộtít, thêm lcặp nuclêôtít, thay thế l cặp nuclêôtít. B. mất 1 cặp nuclêôtít. C. thêm lcặp nuclêôtít. D. thay 1 cặp nuclêôtít này bằng 1 cặp nuclêôtít khác. Câu 5: Các loại đơn phân của ADN là? A. A,T,U,G,X. B. A,U,G,X C. A,T,U,X D. A,T,G,X Câu 6: Vai trò của đột biến gen A. làm biến đổi cấu trúc gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của các prôtêin mà nó qui định. B. biến đổi đột ngột gián đoạn kiểu hình. C. sự biến đổi cấu trúc gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của các prôtêin mà nó qui định làm biển đổi kiểu hình. D. làm biến đổi gen. Câu 7: Tính đa dạng của ADN do yếu tố nào sau đây quy định? A. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN B. Số lượng các nuclêôtit. C. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào D. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN Câu 8: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở đâu trong tế bào? A. Màng tế bào B. Nhân tế bào C. Chất tế bào D. Ribôxôm. Câu 9: Thông tin về cấu trúc prôtêin được thể hiện ở A. thành phần các axít amin. B. trình tự sắp xếp các axít amin. C. thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các axít amin. D. số lượng axít amin. Câu 10: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng A. chỉ có một cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. B. có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. C. chỉ có một hoặc một số cặp nhiễm sẳc thể bị thay đổi về cấu trúc. D. tất cả các cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. Câu 11: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN: A. A liên kết với X; G liên kết với T. B. A liên kết với G; X liên kết với T. C. A liên kết với T; G liên kết với X. D. A liên kết với U; G liên kết với X. Câu 12: Đơn phân cấu tạo nên ADN là gì? A. Nuclêôtit B. Polinuclêôtit C. Ribonuclêôtit D. Axit amin. Câu 13: Cải bắp có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Vậy thể (2n+ 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là A. 18 B. 19 C. 20 D. 21 Câu 14: Sự tạo thành chuỗi axít amin diễn ra theo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc bổ sung B. Nguyên tắc bán bảo toàn C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu. D. Nguyên tắc khuôn mẫu Câu 15: Trong tế bào sinh dưỡng, thể (2n +1) của người có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 23 B. 24 C. 45 D. 47 Câu 16: Thế nào là đột biến gen? A. Biến dổi trong cấu trúc của ARN. B. Biến đổi các tính trạng cơ bản của sinh vật. C. Biến đổi trong cấu trúc của ADN. D. Sự biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hay 1 số cặp nuclêôtít. Câu 17: Cơ chế phát sinh thể (2n - 1) là do sự kết hợp A. giao tử bình thường với giao tử 2 nhiễm. B. giao tử bình thường với giao tử không nhiễm. C. giao tử 1 nhiễm với giao tử 1 nhiễm. D. giao tử bình thường với giao tử 1 nhiễm. Câu 18: Thể đa bội là gì? A. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào giảm đi một nửa B. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số n ( nhiều hơn 2n) C. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng được bổ sung thêm một cặp vào cặp nhiễm sắc thể mới. D. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bị mất số cặp nhiễm sắc thể tương đồng Câu 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng thể hiện theo sơ đồ A. Gen—> mARN—> prôtêin—> tính trạng. B. Gen—> tính trạng. C. Gen—> prôtêin —>tính trạng. D. Gen—> mARN—> tính trạng. Câu 20: Ở người, sự tăng thêm 1 nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể nào sau đây sẽ gây ra bệnh Đao A. cặp nhiễm sắc thể số 12. B. cặp nhiễm sắc thể số 21. C. cặp nhiễm sắc thể số 22. D. cặp nhiễm sắc thể số 23. B.Tự luận:(5 điểm) Câu 1(2 điểm) Thường biến là gì? Cho ví dụ? Phân biệt sự khác nhau giữa đột biến và thường biến? Câu 2(3 điểm) Một gen có 3000 nucleotit, trong đó số nucleotit loại A chiếm 20%. a. Tính chiều dài của gen. b. Xác định số nucleotit từng loại của gen. c. Số liên kết hidro có trong gen. Chúc các em làm bài tốt! ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM BÀI THI HỌC KÌ 1 MÔN: SINH HỌC 9 Mã đề thi 209 A.Trắc nghiệm : (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm 1 A 11 C 2 A 12 A 3 D 13 B 4 A 14 C 5 D 15 D 6 C 16 D 7 D 17 B 8 B 18 B 9 C 19 A 10 B 20 B B.Tự luận : (5 điểm ) Câu 1 (2 điểm) - Khái niệm thường biến: 0,5 điểm Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. - Ví dụ: 0,5 điểm Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến: 1,5 điểm Đột biến Thường biến - Biến đổi cơ sở vật chất di truyền - Biến đổi kiểu hình - Di truyền - Không di truyền - Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên - Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng tương ứng với điều kiện môi trường - Tạo nguồn biến dị phong phú, đa dạng cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên - Tạo cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống khi môi trường sống thay đổi Câu 2 (3 điểm) ( Mỗi ý trả lời đúng 1 điểm) a.Chiều dài gen L=N/2*3,4=3000/2*3,4=5100 A0 b.Số Nu A+T+G+X =100% vì A= T, G=X nên A+G=50% suy ra G= 50%-A=50%-20%=30% => số Nu A=T=3000*20%=600 số Nu G=X=3000*30%=900 c. Số liên kết hidro trong gen 2A+3G=2*600+3*900=3900 BGH Nguyễn Thị Soan Tổ trưởng Nguyễn Thị Thanh Bình Người ra đề Nguyễn Thị Tuyến TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_ma_de_thi_209_nam_ho.doc