Câu 1: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác là
A. cơ thể phân đốt.
B. lớp vỏ ngoài bằng kitin.
C. phát triển qua lột xác.
D. các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.
Câu 2: Những đại điện nào sau đây thuộc ngành thân mềm?
A. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan B. Mực, sứa, ốc sên
C. Bạch tuộc, sò huyết, ốc sên D. Ốc vặn, rươi, trai sông
Câu 3: Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?
A. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.
B. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.
C. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.
D. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.
Câu 4: Số đôi chân ngực của lớp hình nhện là
A. 5 đôi. B. 3 đôi. C. 6 đôi. D. 4 đôi
3 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC LỚP 7
Thời gian: 45 phút
Năm học: 2018- 2019
Mã đề thi 209
A.Trắc nghiệm: (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Câu 1: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác là
A. cơ thể phân đốt.
B. lớp vỏ ngoài bằng kitin.
C. phát triển qua lột xác.
D. các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.
Câu 2: Những đại điện nào sau đây thuộc ngành thân mềm?
A. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan B. Mực, sứa, ốc sên
C. Bạch tuộc, sò huyết, ốc sên D. Ốc vặn, rươi, trai sông
Câu 3: Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?
A. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.
B. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.
C. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.
D. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.
Câu 4: Số đôi chân ngực của lớp hình nhện là
A. 5 đôi. B. 3 đôi. C. 6 đôi. D. 4 đôi
Câu 5: Bọ ngựa có lối sống và tập tính
A. ăn thịt, dùng đôi càng trước để bắt mồi. B. ăn gỗ, có tập tính đục rỗng gỗ.
C. kí sinh, hút máu người và động vật. D. ăn thực vật, có tập tính ngụy trang.
Câu 6: Cơ thể tôm sông chia làm mấy phần?
A. 2 phần B. 5 phần C. 4 phần D. 3 phần
Câu 7: Hình thức sinh sản của châu chấu là gì
A. Đẻ trứng. B. Ấu trùng. C. Đẻ con. D. Phân đôi cơ thể.
Câu 8: Châu chấu hô hấp bằng cơ quan
A. mang. B. hệ thống túi khí. C. phổi D. hệ thống ống khí.
Câu 9: Cơ quan sinh sản của giun đất có
A. 2 lỗ cái, 1lỗ đực. B. 1 lỗ cái, 1lỗ đực. C. 1 lỗ cái, 2 lỗ đực. D. 2 lỗ cái, 2 lỗ đực.
Câu 10: Vì sao nói châu chấu là động vật có hại với cây trồng?
A. Vì chúng hút nhựa của cây trồng làm cây chết.
B. Vì chúng mang vius truyền bệnh cho cây trồng.
C. Vì chúng gây bệnh cho cây trồng.
D. Vì chúng phàm ăn, ăn chồi non, lá cây.
Câu 11: Động vật có tập tính chăn nuôi động vật khác là
A. kiến cắt lá. B. ve sầu. C. ong mật. D. bọ ngựa.
Câu 12: Động vật có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng là
A. bọ ngựa. B. mọt ẩm. C. ong mật. D. kiến.
Câu 13: Loài động vật thân mềm nào gây hại cho cây trồng?
A. Trai, sò huyết, hầu B. Ngao, hến
C. Ốc sên, ốc bươu vàng D. Ốc gạo, ốc mút
Câu 14: Phần đầu ngực của nhện , bộ phận nào làm nhiệm vụ bắt mồi và tự vệ?
A. Đôi chân xúc giác B. Bốn đôi chân bò
C. Núm tuyến tơ D. Đôi kìm có tuyến độc
Câu 15: Thức ăn của nhện là
A. mùn đất. B. sâu bọ. C. thực vật. D. vụn hữu cơ.
Câu 16: Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?
A. Bướm. B. Nhện đỏ. C. Bọ cạp. D. Ong mật.
Câu 17: Động vật thuộc ngành chân khớp dùng để xuất khẩu là
A. kiến B. tôm sú, tôm hùm C. bọ cạp D. nhện đỏ
Câu 18: Cơ thể nhện chia làm mấy phần
A. Hai phần : Đầu và thân B. Hai phần : Đầu - ngực và bụng
C. Ba phần : Đầu, ngực và bụng D. Hai phần : Đầu và bụng
Câu 19: Máu của giun đất có màu gì?
A. Có màu vàng vì giun đất sống trong đất ít ôxi
B. Có màu đỏ vì có huyết sắc tố
C. Không màu vì chưa có huyết sắc tố
D. Có màu xanh vì chứa đồng
Câu 20: Thức ăn của giun đất là
A. rễ cây. B. chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ.
C. vụn thực vật và mùn đất. D. động vật nhỏ trong đất.
B:Tự luận ( 5 điểm)
Câu 1 ( 1 đ): Trình bày tập tính chăng lưới ở nhện ?
Câu 2 (2 đ) : a.Trình bày vai trò của ngành thân mềm, cho ví dụ?
b.Vì sao khi mài vỏ trai sông lại ngửi thấy mùi khét?
Câu 3 (2 đ) : a.Trình bày đặc điểm chung của ngành chân khớp.
b. Vì sao tôm sông lại phải lột xác nhiều lần trong đời
Chúc các em làm bài tốt!
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM BÀI THI HỌC KÌ 1
MÔN: SINH HỌC 7
Mã đề thi 209
A.Trắc nghiệm : (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
1
D
11
A
2
C
12
C
3
A
13
C
4
D
14
D
5
A
15
B
6
A
16
A
7
A
17
B
8
D
18
B
9
C
19
B
10
D
20
C
TRB:Tự luận ( 5 điểm)
Câu 1: (1 đ) Tập tính chăng lưới ở nhện:
- Chăng dây tơ khung
- Chăng dây tơ phóng xạ
- Chăng các sợi tơ vòng
- Chờ mồi ( thường ở trung tâm lưới)
Câu 2 (2 đ) : a.Trình bày vai trò của ngành thân mềm: ( 1.5đ )
* Lợi ích :
- Làm thực phẩm cho người : mực, bạch tuộc, hàu...
- Nguyên liệu xuất khẩu: hàu, bạch tuộc...
- Làm thức ăn cho động vật: ốc, hến, trai sông,...
- làm sạch môi trường nước: vẹm, trai sông.
* Tác hại:
-Là vật trung gian truyền bệnh: ốc hương, ốc mút...
-Ăn hại cây trồng: ốc sên, ốc bươu vàng...
b. Khi mài vỏ trai sông lại ngửi thấy mùi khét ( 0.5đ )
- Vì phía ngoài của vỏ trai là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng như các động vật khác nên khi mài nóng cháy sẽ ngửi thấy mùi khét.
Câu 3 (2 đ) : a.Trình bày đặc điểm chung của ngành chân khớp. ( 1.5đ )
- Có vỏ ki tin che chở bên ngoài và là chỗ bám của cơ.
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
b. Tôm sông lại phải lột xác nhiều lần trong đời ( 0.5đ )
Vì: lớp vỏ kitin của cơ thể có ngấm thêm canxi kém đàn hồi nên khi cơ thể lớn lên tôm phải lột xác nhiều lần để có bộ vỏ mới phù hợp với cơ thể.
BGH
Nguyễn Thị Soan
Nhóm trưởng
Nguyễn Thị Tuyến
Người ra đề
Ngô Thùy Chi
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_7_ma_de_209_nam_hoc_20.doc