Câu 1: Thời Trần chia nước ta ra làm bao nhiêu lộ, đứng đầu mỗi lộ là ai?
A. 12 lộ- đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó An phủ sứ.
B. 14 lộ- đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó đồn điền sứ.
C. 16 lộ- đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Tôn nhân phủ.
D. 10 lộ- đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Quốc sử kiện.
Câu 2: Thời Trần quân đội được tuyển theo chủ trương nào?
A. Quân phải đông, nước mới mạnh. C. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
B. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ. D. Quân đội phải văn võ song toàn.
5 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Mã đề 704 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
(Mã đề 704)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử 7 (Tiết 36)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2020 - 2021
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bài kiểm tra chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Thời Trần chia nước ta ra làm bao nhiêu lộ, đứng đầu mỗi lộ là ai?
A. 12 lộ- đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó An phủ sứ.
B. 14 lộ- đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó đồn điền sứ.
C. 16 lộ- đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Tôn nhân phủ.
D. 10 lộ- đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Quốc sử kiện.
Câu 2: Thời Trần quân đội được tuyển theo chủ trương nào?
A. Quân phải đông, nước mới mạnh.
C. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
B. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ.
D. Quân đội phải văn võ song toàn.
Câu 3: Thời nhà Trần có những thương cảng nào?
A. Hội Thống, Vân Đồn, Hội Triều.
C. Thuận An, Vân Đồn, Hội An.
B. Hội Thống, Hội Thiên, Hội An.
D. Hội Triều, Vân Đồn, Hội An.
Câu 4: Thời Trần, những người nào được tuyển chọn vào cấm quân?
A.Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần.
B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi.
C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu.
D. Trai tráng con em quan lại trong triều.
Câu 5: Một chế độ đặc biệt chỉ xuất hiện trong triều đại nhà Trần đó là?
A.Chế độ Nhiếp chính vương.
C. Chế độ lập thái tử sớm.
B. Chế độ Thái thượng hoàng.
D. Chế độ nhiều Hoàng hậu.
Câu 6: Để phục hồi và phát triển kinh tế nhà Trần có những chủ trương, biện pháp gì?
A. Tích cực khai hoang.
C. Lập điền trang.
B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 7: Bộ luật mới của nhà Trần có tên là gì?
A. Luật hình- năm 1226.
C. Hình thư - năm 1042.
B. Luật hồng Đức- năm 1228.
D. Quốc triều hình luật - năm 1230.
Câu 8: Vua Mông Cổ đã sai tên tướng nào chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt?
A.Thoát Hoan.
C. Hốt Tất Liệt.
B. Ô Mã Nhi.
D. Ngột Lương Hợp Thai.
Câu 9: Khi nào xâm lược Đại Việt, quân xâm lược Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?
A. Chương Dương.
C. Quy Hóa.
B. Bình Lệ Nguyên.
D. Các vùng trên.
Câu 10: Ai là người có công lớn trong việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ?
A. Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Thánh Tông.
B. Trần Quang Khải.
D. Trần Thủ Độ.
Câu 11: Trước thế mạnh của giặc, tại Bình Lệ Nguyên, vua Trần đã có quyết định sáng suốt như thế nào?
A. Dâng biểu xin hàng.
B. Lui quân để bảo toàn lực lượng.
C.Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công.
D. Dốc toàn lực phản công.
Câu 12: Khi quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long, vua nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương gì?
A.“Vườn không nhà trống „.
B. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.
C. Cho người già và trẻ con đi sơ tán.
D. Xây dựng phòng tuyến chặt bước tiến quân xâm lược.
Câu 13: Triều đình nhà Trần có thái độ như thế nào trước nguy cơ đất nước bị quân Mông xâm lược?
A. Đưa quân đón đánh nơi cửa ải.
B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.
Câu 14: “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo„ . Đó là câu nói của ai?
A. Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Thủ Độ.
B. Trần Bình Trọng.
D. Trần Quang Khải.
Câu 15: Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?
A. Các vương hầu quý tộc.
C. Các bậc phụ lão có uy tín.
B. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân.
D. Tất cả các thành phần trên.
Câu 16: Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, quân nhà Trần đã bắt sống tướng nào của giặc Nguyên?
A.Thoát Hoan.
C. Hốt Tất Liệt.
B. Ô Mã Nhi.
D. Toa Đô.
Câu 17: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất dẫn đến ba lần kháng chiến chống quân Nguyên- Mông thắng lợi của vua tôi nhà Trần?
A.Quân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến.
B. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một lòng.
C. Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ.
D. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có những vị tướng tài ba.
Câu 18: Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ „ vào thời điểm nào?
A. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần I.
B. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần II.
C. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần III.
D. Cả ba thời kì trên.
Câu 19: Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 có ý nghĩa lịch sử gì?
A.Thể hiện tài năng lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn.
B.Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần.
C. Đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 20 : Thời Trần, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ?
A. Vua nắm quyền tuyệt đối
C.Trung ương tập quyền.
B. Phong kiến phân quyền.
D. Quân chủ lập hiến.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Nhà Trần đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai như thế nào?(2 điểm)
Câu 2: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?(3 điểm)
--------------------Hết-------------------
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
MÃ ĐỀ: 704
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử 7(Tiết 36)
Năm học: 2020-2021
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
A
A
B
B
D
D
B
D
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
B
A
D
B
C
B
D
B
D
C
5 điểm
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu
Nội dung
Biểu điểm
1
(2đ)
Nhà Trần đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai:
-Triệu tập hội nghị các vương hầu, quan lại ở Bình Than để bàn kế đánh giặc.
- Mở hội nghị Diên Hồng(đầu năm 1285), mời các bậc phụ lão có uy tín trong nước để bàn kế hoạch đánh giặc.
- Giao trọng trách Quốc công tiết chế, chỉ huy cuộc khởi nghĩa cho Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ.
-Nhà Trần tổ chức cuộc tập trận và duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu, bố trí quân mai phục ở những nơi hiểm yếu.
-Quân sĩ thường xuyên tập luyện, thích lên cánh tay 2 chữ Sát Thát
=> Nhận xét: Sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, chủ động, sẵn sàng.
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0,5
2
(3đ)
Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 3 có gì giống và khác so với lần thứ hai?
a.Giống:
-Tránh thế mạnh của giặc lúc đầu, ta chủ động vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công để tiêu diệt giặc.
-Thực hiện kế hoạch Vườn không nhà trống.
b.Khác:
-Lúc này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ để quân Nguyên Mông không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
- Chủ động bố trí trận địa bãi cọc ngầm ở sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc và đánh sập ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
BGH DUYỆT
Nguyễn Thị Tuyến
NHÓM TRƯỞNG
Xa Thị Vân
GV RA ĐỀ
Nguyễn Thị Tân
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_7_ma_de_704_nam_hoc_202.docx