Câu 1: Các bãi biển thu hút đông đảo khách du lịch ở duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm. B. Đồ Sơn, Lăng Cô, Vũng Tàu.
C. Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ. D. Non nước, Nha Trang, Mũi Né.
Câu 2: Các tỉnh không thuộc đồng bằng sông Hồng là
A. Hà Nam, Ninh Bình. B. Hòa Bình, Phú Thọ.
C. Thái Bình, Nam Định. D. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Câu 3: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là
A. sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
B. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm.
C. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, nuôi trâu bò đàn.
D. trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt thủy sản.
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Mã đề 357 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9
Thời gian: 45 phút
Năm học: 2018- 2019
Mã đề thi 357
Phần I: Trắc nghiệm (5đ)
Tô vào bài làm hình tròn có chữ cái đứng trước đáp án án đúng
Câu 1: Các bãi biển thu hút đông đảo khách du lịch ở duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm. B. Đồ Sơn, Lăng Cô, Vũng Tàu.
C. Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ. D. Non nước, Nha Trang, Mũi Né.
Câu 2: Các tỉnh không thuộc đồng bằng sông Hồng là
A. Hà Nam, Ninh Bình. B. Hòa Bình, Phú Thọ.
C. Thái Bình, Nam Định. D. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Câu 3: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là
A. sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
B. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm.
C. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, nuôi trâu bò đàn.
D. trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt thủy sản.
Câu 4: Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh
A. chăn nuôi bò thịt, đánh bắt thủy sản.
B. chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
C. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
D. chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, cừu.
Câu 5: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống
A. sông Hồng và sông Đà. B. sông Hồng và sông Cầu.
C. sông Hồng và sông Thái Bình. D. sông Hồng và sông Lục Nam.
Câu 6: Trung du miền núi bắc bộ bao gồm
A. 15 tỉnh. B. 25 tỉnh. C. 20 tỉnh. D. 10 tỉnh.
Câu 7: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở TDMNBB là
A. cà phê. B. cao su. C. chè. D. điều.
Câu 8: Về mặt tự nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là
A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
B. chịu tác động rất lớn của biển.
C. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.
D. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ
Câu 9: Các điểm du lịch nổi tiếng không thuộc Bắc Trung Bộ là
A. Sầm Sơn, Thiên Cầm. B. Nhật Lệ, Lăng Cô.
C. Cố đô Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng. D. Đồ Sơn, Cát Bà.
Câu 10: Hai tỉnh nằm ở đầu phía bắc và đầu phía nam của vùng Bắc Trung Bộ là
A. Nghệ An và Quảng Trị.
B. Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.
C. Thanh Hóa và Quảng Trị.
D. Nghệ An và Thừa Thiên - Huế .
Câu 11: Các vịnh biển không thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Vân Phong, Nha Trang. B. Hạ Long, Diễn Châu.
C. Cam Ranh, Dung Quất. D. Quy Nhơn, Xuân Đài.
Câu 12: Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên dòng sông
A. Gâm. B. Chảy. C. Lô. D. Đà.
Câu 13: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho ĐBSH có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là
A. đất phù sa màu mỡ.
B. địa hình bằng phẳng và hệ thống đê sông, đê biển.
C. nguồn nước mặt phong phú.
D. có một mùa đông lạnh.
Câu 14: Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là
A. mật độ dân cư thấp. B. thiên tai thường xuyên xảy ra.
C. cơ sở hạ tầng thấp kém. D. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Câu 15: Bắc Trung Bộ không giáp với vùng
A. Trung du miền núi Băc Bộ. B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 16: Khoáng sản chính của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Sắt, đá vôi, cao lanh. B. Đồng, Apatít, vàng.
C. Cát thủy tinh, ti tan, vàng. D. Than nâu, mangan, thiếc.
Câu 17: Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng ở nước ta thuộc tỉnh
A. Ninh Thuận. B. Khánh Hòa.
C. Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Bình Thuận.
Câu 18: Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng là
A. Hà Nội và Vĩnh Yên. B. Hà Nội và Hải Phòng.
C. Hà Nội và Nam Định. D. Hà Nội và Hải Dương.
Câu 19: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc
A. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. B. tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên.
C. tỉnh quảng Nam và Quảng Ngãi. D. tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận.
Câu 20: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là
A. Cố đô Huế. B. Di tích Mĩ Sơn.
C. Phố cổ Hội An. D. Phong Nha – Kẻ Bàng.
Phần II: Tự luận (4đ)
Câu 21:
Nêu đặc điểm vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Ý nghĩa vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Phần III: Vận dụng (1đ)
Câu 22: Cho bảng số liệu: Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (tạ/ha)
Năm
Tiêu chí
1995
2000
2002
2010
2015
Đồng bằng sông Hồng
44,4
55,2
56,4
59,2
60,6
Đồng bằng sông Cửu Long
40,2
42,3
46,2
54,7
59,5
Cả nước
36,9
42,4
45,9
53,4
57,6
Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 1995 đến 2015
Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam
Chúc các em làm bài tốt-
ƯỜNG
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐÁP ÁN+ BIỂU ĐIỂM CHẤM
ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN ĐỊA LÍ 9 – Mã đề 357
NĂM HỌC: 2018- 2019
Phần I: Trắc nghiệm (5đ)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
D
B
C
C
C
A
C
A
D
B
B
D
D
B
B
C
A
B
A
A
Nội dung đáp án
Biểu điểm
Phần II: Tự luận (4đ)
Câu 21:
* Đặc điểm vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Trung du miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc lãnh thổ nước ta, có diện tích rộng lớn nhất nước ta (chiếm 30,7% diện tích cả nước), bao gồm phần đất liền và vùng biển có các đảo và quần đảo trên vịnh Bắc Bộ.
- Phần phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía đông và nam giáp Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và biển Đông.
* Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội vùng
- Vùng có đường biên giới kéo dài giáp với nam Trung Quốc và thượng Lào với nhiều cửa khẩu thông thương đây là điều kiện thuận lợi cho vùng trong sự giao lưu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Giáp với Đồng bằng sông Hồng, một vùng kinh tế năng động và là thị trường tiêu thụ lớn.
- Cửa ngõ thông ra biển tạo điều kiện cho vùng giao lưu bằng đường biển và đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển như du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.
Phần III: Vận dụng (1đ)
Câu 22:
Nhận xét năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
- Năng suất lúa Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước đều tăng, nhưng Đồng bằng sông Hồng năng suất lúa tăng nhiều hơn (dẫn chứng).
- Giai đoạn gần đây năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng chững lại trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước vẫn tăng mạnh. Tuy nhiên, đồng bằng sông Hồng luôn có năng suất lúa cao hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
1đ
0,75đ
0,75đ
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
BGH duyệt:
Tổ trưởng:
Người ra đề
Nguyễn Thị Soan
Nguyễn Thị Thanh Bình
Khúc Thị Thanh Hiền
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_9_ma_de_357_nam_hoc_2018.doc