I.Trắc nghiệm(4đ): Hãy chọn đáp án đúng và ghi chữ cái trước đáp án đúng vào bài kiểm tra .
1. Đời sống của thỏ có đặc điểm là:
A. Có tập tính ẩn náu trong hang đất, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù.
B. Kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm( gặm từng mảnh nhỏ).
C. Đẻ con, có hiện tượng thai sinh .
D. Cả A, B và C.
2. Đặc điểm đặc trưng của bộ móng guốc là:
A. Số ngón tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc.
B. Chân rất cao.
C. Đều có sừng.
D. Luôn sống thành bầy đàn.
3. Hiện tượng đẻ con ở thỏ tiến bộ hơn đẻ trứng ở thằn lằn vì:
A. Phôi phát triển trong cơ thể mẹ, lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nên ổn định và an toàn.
B. Sự phát triển của con non không phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường và lượng noãn hoàng có trong trứng.
C. Con non được nuôi bằng sữa mẹ nên không phụ thuộc vào khả năng bắt mồi của con non và thức ăn trong tự nhiên.
D. Cả A, B và C
4. Chim cổ bắt nguồn từ:
A. Cá vây chân cổ B. Lưỡng cư cổ C. Bò sát cổ D. thú cổ
5. Cây phát sinh động vật có ý nghĩa:
A. Biết được có bao nhiêu loài được hình thành.
B. Thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau.
C. So sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít hơn nhánh nào.
D. Cả B và C
3 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2017 – 2018 Môn Sinh 7 – Tiết 67
Thời gian: 45 phút
Ngày kiểm tra: 19/4/2018
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
Chương 6: Ngành động vật có xương sống
Chương 7: Sự tiến hóa của động vật
Chương 8: Động vật và đời sống con người
Kỹ năng: Phân biệt, so sánh, giải thích, tư duy logic, khái quát hóa vấn đề
Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc khi làm bài thi
Năng lực cần đạt: Trình bày, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế giải quyết các vấn đề có liên quan.
II.Ma trận đề
Mức độ nhận thức
Nội dung
Biết
(30%)
Hiểu
(40%)
Vận dụng
(20%)
Vận dụng cao(10%)
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tn
TL
Chương 6
-Lớp lưỡng cư, .lớp thú, đa dạng của lớp thú
2
1
1
0,5
1
1
4
2,5
Chương 7
-Cây phát sinh ĐV và ý nghĩa..
-Tiến hóa về sinh sản .
2
1
1
3
3
4
Chương 8
-Đa dạng sinh học
-Biện pháp đấu tranh sinh học.
2
1
1
0,5
1
2
4
3,5
Tổng
6
3
3
4
1
2
1
1
11
10
III.Đáp án và biểu điểm( đính kèm ở trang sau)
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2017 – 2018 Môn Sinh 7 – Tiết 67
Thời gian: 45 phút
I.Trắc nghiệm(4đ): Hãy chọn đáp án đúng và ghi chữ cái trước đáp án đúng vào bài kiểm tra .
1. Đời sống của thỏ có đặc điểm là:
A. Có tập tính ẩn náu trong hang đất, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù.
B. Kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm( gặm từng mảnh nhỏ).
C. Đẻ con, có hiện tượng thai sinh .
D. Cả A, B và C.
2. Đặc điểm đặc trưng của bộ móng guốc là:
A. Số ngón tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc.
B. Chân rất cao.
C. Đều có sừng.
D. Luôn sống thành bầy đàn.
3. Hiện tượng đẻ con ở thỏ tiến bộ hơn đẻ trứng ở thằn lằn vì:
A. Phôi phát triển trong cơ thể mẹ, lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nên ổn định và an toàn.
B. Sự phát triển của con non không phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường và lượng noãn hoàng có trong trứng.
C. Con non được nuôi bằng sữa mẹ nên không phụ thuộc vào khả năng bắt mồi của con non và thức ăn trong tự nhiên.
D. Cả A, B và C
4. Chim cổ bắt nguồn từ:
A. Cá vây chân cổ B. Lưỡng cư cổ C. Bò sát cổ D. thú cổ
5. Cây phát sinh động vật có ý nghĩa:
A. Biết được có bao nhiêu loài được hình thành.
B. Thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau.
C. So sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít hơn nhánh nào.
D. Cả B và C
6. Ở môi trường hoang mạc đới nóng thường gặp chủ yếu động vật có đặc điểm:
A. Đẻ trứng có vỏ rất dày
B. Có khả năng nhịn khát giỏi, kiểm ăn chủ yếu vào ban đêm.
C. Có khả năng biến đổi màu lông.
D. Có chân ngắn, di chuyển nhanh bằng cách nhảy cao và xa
7. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học là:
A. Con người khai thác nguồn tài nguyên rừng một cách bừa bãi để phục vụ sự gia tăng dân số.
B. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
C. Sự ô nhiễm môi trường đã tác động đến môi trường sống của thực vật và động vật.
D. xây dựng các công viên cây xanh, tích cực trồng và bảo vệ rừng.
8. Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là:
A. Không gây ô nhiễm môi trường B. Hiệu quả cao, tiêu diệt được sâu hại
C. Đơn giản ít tốn kiém D. Cả A, B và C
II. Tự luận(6đ)
Câu 1(1đ): Hãy cho biết ếch có bị chết không khi cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới. Giải thích
Câu 2(3đ): Phân biệt các hình thức sinh sản ở động vật? Vì sao hình thức sinh sản hữu tính lại ưu việt hơn sinh sản vô tính?
Câu 3(2đ): Vì sao động vật ở môi trường nhiệt đới lại đa dạng và phong phú hơn rất nhiều so với động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2017 – 2018 Môn Sinh 7 – Tiết 67
I.Trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng dược 0,5đ x 8 = 4đ
Với câu hỏi có nhiều đáp án, phải trả lời đúng, đủ các đáp án mới được điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
D
A
D
C
D
B
A,C
D
II. Tự luận(6đ)
Câu 1: Hãy cho biết ếch có bị chết không khi cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới. Giải thích
Điểm
Sau một thời gian ếch sẽ bị chết ngạt
Nguyên nhân do: Khi ở trong lọ đầy nước, đầu chúc xuống thì ếch không thể hô hấp bằng phổi. Ở trong nước, lượng oxi hòa tan rất ít( chỉ từ 2-3%), khả năng hô hấp qua da của ếch trong nước gần như bằng không. Mặt khác khả năng hô hấp qua lớp da ẩm của ếch chỉ hoạt động khi ếch ở trên cạn
1đ
Câu 2: Phân biệt các hình thức sinh sản ở động vật? Vì sao hình thức sinh sản hữu tính lại ưu việt hơn sinh sản vô tính?
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Không có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và cái
Có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và cái tạo thành hợp tử. Hợp tư rphats triển thành phôi
Có 1 cá thể tham gia
ĐV lưỡng tính: có 1 cá thể tham gia.
ĐV phân tính: có 2 cá thể tham gia
Con sinh ra giống hệt mẹ
Con sinh ra ngoài các đặc điểm giống bố mẹ, còn có các đặc điểm khác bố mẹ
Thế hệ sau đa dạng và phong phú hơn, khả năng thích nghi cao hơn à Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính
1,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3: Vì sao động vật ở môi trường nhiệt đới lại đa dạng và phong phú hơn rất nhiều so với động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
Ở môi trường nhiệt đới: khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho thực vật phát triển. Vì vậy môi trường sống và nguồn thức ăn cho động vật đa dạng và phong phú. Ở cùng một nơi có rất nhiều loài động vật sinh sống.
Ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng, khí hậu rất khắc nghiệt( quá lạnh, quá nóng) nên thực vật rất ít, chỉ một số loài động vật thích nghi được và tồn tại
1đ
1đ
Duyệt của BGH Tổ chuyên môn Người ra đề
Tạ Thị Thanh Hương Phan Thị Thanh Hiền
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2017_2018_t.doc