Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái và nội dung phương án đúng vào giấy kiểm tra.

 "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm".

 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào?

 A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh

 B. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

 C. Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn

 D. Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh

 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

 A. Cảnh nước sông Nhị Hà lên to.

 B. Cảnh quan lại đánh bài trong đình.

 C. Cảnh dân phu vất vả đang đắp đê.

 D. Cảnh dân phu khốn cùng khi đê bị vỡ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2017-2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II -TIẾT 132+133 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra:./4/2018 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: + Giúp học sinh củng cố những kiến thức Ngữ Văn đã học trong chương trình Ngữ Văn 7 học kì II. 2. Kĩ năng: Qua bài kiểm tra, đánh giá được kĩ năng của học sinh về các mặt: + Vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập + Cảm thụ các tác phẩm đã học. + Viết bài văn nghị luận giải thích một vấn đề trong đời sống. 3. Thái độ: + Thái độ học tập, kiểm tra nghiêm túc. 4. Phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo II. Ma trận Mức độ Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL X¸c ®Þnh tên tác giả, tác phẩm 1 0,5 1 0,5 Nôi dung của đoạn văn 1 0,5 1 0,5 Xác định phương thức biểu đạt 1 0,5 1 0,5 Xác định biện pháp tu từ 1 0,5 1 0,5 Tìm cụm C-V để mở rộng câu 1 1 1 1 Cảm thụ nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm 1 2 1 2 Viết một bài văn nghị luận 1 5 1 5 Tổng số câu, ý Tổng số điểm 3 1,5 1 0,5 1 1 1 2 1 5 7 10 Tỉ lệ 15% 5% 10% 20% 50% 100% III. Nội dung kiểm tra: Đính kèm IV. Đáp án và biểu điểm: Đính kèm TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2017-2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – TIẾT 132+133 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra:../4/2018 I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái và nội dung phương án đúng vào giấy kiểm tra. "...Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người." 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh B. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng C. Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn D. Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả âm thanh phong phú của các nhạc cụ. B. Miêu tả người chơi đàn. C. Miêu tả tài nghệ của các ca công. D. Miêu tả tâm trạng của người chơi đàn. 3. Ph­¬ng thøc biÓu ®¹t cña ®o¹n v¨n trªn lµ g×? Miªu t¶ C. BiÓu c¶m Tù sù D. NghÞ luËn 4. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ chính nào? A. Đối ngữ B. Điệp ngữ. C. Đảo ngữ D. Liệt kê. II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) Tìm và phân tích cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau. Cho biết trong mỗi câu cụm C-V làm thành phần gì? a. Tớ rất thích bức tranh cậu vẽ hôm nọ. b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái. Câu 2: (2 điểm) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện " Sống chết mặc bay" và nêu tác dụng của việc sử dụng cảnh tương phản này. Câu 3: (5 điểm) Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: " Thất bại là mẹ thành công" ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7 I. Trắc nghiệm: (mỗi câu đúng 0,5 điểm) Học sinh chọn thiếu hoặc thừa sẽ không được điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án D A-C A-C D II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) Mỗi câu xác định đúng: 0,5 điểm a. Tớ// rất thích bức tranh cậu/ vẽ hôm nọ. C V CN VN -> Cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta// tinh thần/ rất hăng hái. C V TN CN VN -> Cụm C- V làm VN Câu 2: (2 điểm) - Chỉ ra 2 mặt tương phản: (1 điểm) + Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ còn một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê. - Tác dụng: (1 điểm) + Nhấn mạnh và làm nổi bật nỗi khốn khổ của người dân + Tố cáo bản chất xấu xa, tàn bạo, vô nhân tính của bọn quan lại + Tạo nên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Câu 3: (5 điểm) 1. Yêu cầu: a. Hình thức: (1 điểm) - Kiểu bài: giải thích - chứng minh. - Vấn đề: Tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người trong một nước. - Bố cục: Trình bày rõ ràng 3 phần: Mở bài- Thân bài - Kết bài. - Viết đúng chính tả, có sự liên kết giữa các phần, đoạn, câu. b. Nội dung (4 điểm) * Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề giải thích - chứng minh: (0,5 điểm). * Thân bài: (3 điểm) - Giải thích câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công” + Thất bại là không đạt được kết quả, mục đích như dự định (trái với thành công). + “Mẹ”: cách nói hàm ý chỉ sự sinh thành, tạo ra... +  Thất bại là mẹ thành công: Thất bại không được nản lòng, sau mỗi lần thất bại con người đúc kết được những kinh nghiệm, đó là cơ sở dẫn đến thành công. - Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng từng có lần thất bại. Tuy nhiên đừng vì thất bại (dù tới vài lần liên tiếp) mà nản lòng. - Tại sao “ thất bại là mẹ thành công”? + Sự mâu thuẫn của câu nói, “ thành công” hoàn toàn trái ngược với “ thất bại”. + Có thất bại mới có kinh nghiệm và rút ra bài học. + Sau mỗi lần thất bại, cần nhìn lại để sửa đổi lối suy nghĩ, cách làm việc và từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công. + Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại - Dẫn chứng: HS biết lấy một số dẫn chứng để + Lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi + Những nhà khoa học, nhà kinh tế lớn trên thế giới cũng đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và nổi tiếng. VD: Nhà bác học Edison, Walt Disney, Lép Tôn –xtôi, Ngô Bảo Châu, Mạc Đĩnh Chi - Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. - Câu nói đúc kết một kinh nghiệm sống có ý nghĩa thực tế,  câu nói bao hàm một nhân sinh quan tích cực, một lời khuyên đúng đắn: sống mạnh mẽ, lạc quan và luôn có niềm tin vào mục đích sống tốt đẹp. * Kết bài - Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề - Từ những phân tích rút ra bài học cho bản thân 2. Biểu điểm: - §iÓm giái: HS ®¹t c¸c yªu cÇu trªn, cßn m¾c mét lçi nhá vÒ diÔn ®¹t. - Kh¸: §¹t c¸c yªu cÇu trªn, cßn mét vµi lçi nhá vÒ néi dung vµ h×nh thøc. - TB: §¹t 1/2 c¸c yªu cÇu trªn. - YÕu: Kh«ng ®¹t c¸c yªu cÇu trªn, cßn sai sãt nhiÒu vÒ néi dung, h×nh thøc, l¹c ®Ò. BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2017-2018 Đề số: 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra:../4/2018 I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái và nội dung phương án đúng vào giấy kiểm tra. "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm". 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh B. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng C. Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn D. Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Cảnh nước sông Nhị Hà lên to. B. Cảnh quan lại đánh bài trong đình. C. Cảnh dân phu vất vả đang đắp đê. D. Cảnh dân phu khốn cùng khi đê bị vỡ. 3. Ph­¬ng thøc biÓu ®¹t cña ®o¹n v¨n trªn lµ g×? Miªu t¶ C. BiÓu c¶m Tù sù D. NghÞ luËn 4. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ chính nào? A. Nhân hóa B. So sánh. C. Liệt kê D. Đối lập. II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1 (1 điểm): Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau. Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì? a. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm b. Gió thổi mạnh làm đổ cành cây. Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong truyện " Sống chết mặc bay" và nêu tác dụng của sự kết hợp hai biện pháp này trong văn bản. Câu 3 (5 điểm) Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: " Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng". Em hiểu câu ca dao này như thế nào? Hãy lấy dẫn chứng minh họa để làm sáng tỏ lời khuyên của câu ca dao trên? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7 (đề 2) I. Trắc nghiệm: (mỗi câu đúng 0,5 điểm) Học sinh chọn thiếu hoặc thừa đáp án không cho điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án C A-C A-B-C C II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) Mỗi câu xác định đúng: 0,5 điểm a. Con gái Huế// nội tâm/ thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. C V CN VN -> Cụm C-V làm VN b. Gió/ thổi mạnh// làm đổ cành cây. C V CN VN -> Cụm C-V làm CN Câu 2: (2 điểm) - Chỉ ra 2 biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản: phép tương phản và phép tăng cấp - Tác dụng: (1 điểm) + Nhấn mạnh và làm nổi bật nỗi khốn khổ của người dân + Tố cáo bản chất xấu xa, tàn bạo, vô nhân tính của bọn quan lại + Tạo nên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Câu 3: (5 điểm) 1. Yêu cầu: a. Hình thức: (1 điểm) - Kiểu bài: giải thích - chứng minh. - Vấn đề: Tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người trong một nước. - Bố cục: Trình bày rõ ràng 3 phần: Mở bài- Thân bài - Kết bài. - Viết đúng chính tả, có sự liên kết giữa các phần, đoạn, câu. b. Nội dung: (4 điểm) * Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề giải thích - chứng minh: (0,5 điểm). * Thân bài: (3 điểm) - Giải thích câu ca dao: (1 điểm) + Nghĩa đen: Nhiễu điều, giá gương + Nghĩa bóng: Câu ca dao khuyên nhủ mỗi người cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc. - Nêu lý do tại sao người trong một nước phải thương yêu nhau. (1 điểm) - Những biểu hiện của tình yêu thương trong cộng đồng. (1 điểm) * Kết bài: (0,5 điểm). - Lời khuyên trong bài ca dao thể hiện một thái độ đúng đắn trong cư xử với mọi người trong gia đình, xã hội. - Liên hệ bản thân 2. Biểu điểm: - §iÓm giái: HS ®¹t c¸c yªu cÇu trªn, cßn m¾c mét lçi nhá vÒ diÔn ®¹t. - Kh¸: §¹t c¸c yªu cÇu trªn, cßn mét vµi lçi nhá vÒ néi dung vµ h×nh thøc. - TB: §¹t 1/2 c¸c yªu cÇu trªn. - YÕu: Kh«ng ®¹t c¸c yªu cÇu trªn, cßn sai sãt nhiÒu vÒ néi dung, h×nh thøc, l¹c ®Ò. BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_tr.doc