Câu 1: Đầu thế kỉ VI, chính quyền đô hộ nhà Lương chia nước ta thành mấy châu?
A. 3 châu B. 4 châu
C. 5 châu D. 6 châu
Câu 2: Việc nhà Lương chủ trương: “Những chức vụ quan trọng chỉ giao cho nhưng người thuộc tôn thất và dòng họ lớn” chứng tỏ điều gì?
A. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ
B. Nhà Lương thâu tóm toàn bộ bộ máy cai trị ở Giao Châu
C. Nhà Lương tạo điều kiện cho người Việt tham gia vào bộ máy nhà nước.
D. Nhà Lương muốn giảm bớt công việc cho quan lại người Việt.
Câu 3: Người Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X theo những đạo nào?
A. Đạo Bà La Môn và đạo Phật.
B. Đạo Bà La Môn và đạo Thiên Chúa.
C. Đạo Phật và đạo Tin Lành.
D. Đạo Phật và đạo Lão.
Câu 4: Nước Vạn Xuân ra đời vào thời gian nào?
A. Mùa xuân năm 543 B. Mùa xuân năm 544
C. Mùa xuân năm 541 D. Mùa xuân năm 554
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 601 - Năm 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
(Mã đề 601)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lịch sử 6 (Tiết 36)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2018- 2019
I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chữ cái trước đáp án đúng nhất .
Câu 1: Đầu thế kỉ VI, chính quyền đô hộ nhà Lương chia nước ta thành mấy châu?
A. 3 châu B. 4 châu
C. 5 châu D. 6 châu
Câu 2: Việc nhà Lương chủ trương: “Những chức vụ quan trọng chỉ giao cho nhưng người thuộc tôn thất và dòng họ lớn” chứng tỏ điều gì?
A. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ
B. Nhà Lương thâu tóm toàn bộ bộ máy cai trị ở Giao Châu
C. Nhà Lương tạo điều kiện cho người Việt tham gia vào bộ máy nhà nước.
D. Nhà Lương muốn giảm bớt công việc cho quan lại người Việt.
Câu 3: Người Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X theo những đạo nào?
A. Đạo Bà La Môn và đạo Phật.
B. Đạo Bà La Môn và đạo Thiên Chúa.
C. Đạo Phật và đạo Tin Lành.
D. Đạo Phật và đạo Lão.
Câu 4: Nước Vạn Xuân ra đời vào thời gian nào?
A. Mùa xuân năm 543 B. Mùa xuân năm 544
C. Mùa xuân năm 541 D. Mùa xuân năm 554
Câu 5: Quân Hán sau khi đánh xuống phía Nam, chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào quận Nhật Nam và đặt ra huyện nào?
A. Chu Diên.
B. Tượng Lâm.
C. Lâm Ấp.
D. Thanh Trì.
Câu 6: Vào thế kỉ II, nhân dân huyện Tượng Lâm đã nhân cơ hội nào để nổi dậy giành độc lập?
A. Nhân dân ở Giao Chỉ, Cửu Chân giúp sức.
B. Nhà Hán tỏ ra bất lực, mất kiểm soát với những quận xa.
C. Nhà Hán trả lại tự do cho các vùng đất phụ thuộc.
D. Nhà Hán siết chặt hơn ách thống trị.
Câu 7: Nước Cham-pa đóng đô ở đâu?
A. Bạch Hạc (Phú Thọ) B. Sin-ha-pu-ra (Quảng Nam)
C. Phong Khê (Hà Nội) D. Tống Bình (Hà Nội)
Câu 8: Năm 938, quân Nam Hán do ai chỉ huy tiến vào nước ta theo đường thủy?
A. Kiều Công Tiễn. B. Lý Tiến.
C. Cao Chính Bình. D. Lưu Hoằng Tháo.
Câu 9: Để chuẩn bị cho cuộc chống quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền tấn công vào Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn nhằm mục đích gì?
A. Trừ khử kẻ thù sau lưng trước khi quân Nam Hán vào.
B. Tiêu hao quân địch.
C. Chia rẽ lực lượng.
D. Hạn chế sức mạnh kẻ thù.
Câu 10: Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, người Cham-pa đã sáng tạo ra?
A. Phương pháp dùng côn trùng để diệt côn trùng.
B. Gầu tát nước.
C. Xe guồng nước.
D. Máy đập lúa.
Câu 11: Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình, xưng Tiết độ sứ năm nào?
A. Năm 931. B. Năm 906.
C. Đầu năm 904. D. Giữa năm 905.
Câu 12:Việc đầu năm 906, vua nhà Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?
A. Nhà Đường muốn chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.
B. Nhà Đường muốn trả lại quyền làm chủ cho nhân dân An Nam.
C. Nhà Đường muốn điều khiển Khúc Thừa Dụ làm theo ý mình.
D. Nhà Đường thấy được khả năng của Khúc Thừa Dụ.
Câu 13: Việc Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán được đánh giá là một hành động như thế nào?
A. Khôn khéo, lấy nhu chế cương.
B. Sáng suốt, dụ địch vào tròng.
C. Phản bội, bán rẻ Tổ quốc.
D. Yêu chuộng hòa bình.
Câu 14: Việc Khúc Hạo đặt lại khu vực hành chính, định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc thể hiện điều gì?
A. Khẳng định quyền lực của Khúc Hạo với nhân dân.
B. Cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản và quyết định.
C. Nước ta đã thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
D. Chính quyền phương Bắc đã có những chính sách tốt cho nhân dân ta.
Câu 15: Nước Nam Hán ra đời năm nào?
A. Năm 915. B. Năm 916.
C. Năm 917. D. Năm 918.
Câu 16: Khi nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo gửi con trai mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin nhằm mục đích gì?
A. Thể hiện sự nể sợ với nhà Nam Hán.
B. Cho nhà Nam Hán thấy ý chí của nhân dân.
C. Nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn, củng cố lực lượng chuẩn bị đối phó.
D. Nhằm tạo mối quan hệ tốt với nhà Nam Hán.
Câu 17: Ý nào đúng nhất khi nói về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
A. Mong muốn đất nước được mở rộng bờ cõi.
B. Mong muốn nhân dân luôn đoàn kết.
C. Mong muốn sự trường tồn của dân tộc.
D. Mong muốn luôn thắng lợi trong các trận đánh.
Câu 18:Nhận xét nào đúng về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
A. Mọi lĩnh vực kinh tế đều phát triển.
B. Kinh tế bị chính quyền đô hộ kìm hãm.
C. Chưa biết giao thương với nước ngoài.
D. Chỉ tập trung phát triển nông nghiệp.
Câu 19: Ngô Quyền đã dùng kế sách gì để đối phó với quân Nam Hán lần thứ 2?
A. Vườn không nhà trống.
B. Đánh du kích lâu dài.
C. Trận địa cọc ngầm.
D. Đánh giáp lá cà.
Câu 20: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì?
A. Cấp đất cho dân . B. Lên ngôi vua.
C. Xưng Tiết độ sứ, tiếp tực xây nền tự chủ. D. Xưng vương.
II. Tự luận: (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao nói trận chiến sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? Chiến thắng Bạch Đằng đã khẳng định nền độc lập, chủ quyền của đất nước ta sau một nghìn năm Bắc thuộc. Vậy là một học sinh, em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó của cha ông ?
BGH duyệt
Lê Thị Hồng Thái
Tổ trưởng
Dương Thị Ngạn
Nhóm trưởng
Xa Thị Vân
Người ra đề và đáp án
Đinh Vũ Hải Anh
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
(Mã đề 601)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lịch sử 6 (Tiết 36)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2018- 2019
Phần I: Trắc nghiệm (5,0điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ/án
D
A
A
B
B
B
B
D
A
C
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/án
D
A
C
B
C
C
C
A
C
C
Phần II: Tự luận (5,0điểm)
Câu1: (3,0 điểm) Khởi nghĩa Lý Bí:
- Diễn biến: (Mỗi ý 0,5đ)
+ Mùa xuân năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình
+ Chưa đầy ba tháng, nghĩa quân làm chủ hầu hết các quận, huyện, chiếm được thành Long Biên.
+ Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.
+ Tháng 4/452 và đầu năm 543: nghĩa quân đánh bại hai lần phản công của quân Lương.
- Kết quả: Quân ta giành thắng lợi. (0,5đ)
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần và ý chí độc lập của dân tộc ta. (0,5đ)
Câu 2: (2,0 điểm)
* Trận chiến sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. (0,5 điểm)
- Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc. (0,5 điểm)
*Liên hệ bản thân, là học sinh cần:
- Học tốt để biết lịch sử dân tộc, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, trở thành người có ích cho đất nước. (0,5 điểm)
- Tuyên truyền, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa mà ông cha ta đã dày công xây dựng. ( 0,5 điểm)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_6_ma_de_601_nam_2018_2.docx