Chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Gia đình em đến ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) để giải quyết những công việc nào sau đây?
A. Xác nhận bảng điểm học tập
B. Xin cấp giấy khai sinh C. Xin sổ khám bệnh
D. Xin đăng kí hộ khẩu.
Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan ?
A. Đi xem bói B. Đi lễ nhà thờ.
C. Đi lễ chùa. D. Thắp hương ngày rằm.
Câu 3: Di sản văn hoá phi vật thể nào của Việt Nam dưới đây đã được công nhận là di sản thế giới?
A. Nhã nhạc cung đình Huế C. Cải lương Nam Bộ
B. Múa rối nước D. Hát chèo.
Câu 4: Em không tán thành ý kiến nào sau đây?
A. Khi đã theo tôn giáo này thì có quyền thôi không theo nữa.
B. Những nơi thờ tự các tín ngưỡng tôn giáo được phép bảo vệ.
C. Công dân có quyền theo hoặc không theo bất kì tôn giáo nào.
D. Công dân không được theo tôn giáo vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống.
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2017 - 2018
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- TIẾT 34
MÔN: GDCD7
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày kiểm tra: /04/2018
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản đã học về bảo vệ di sản văn hóa, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống và bản thân, biết lấy dẫn chứng minh họa cho những điều đã học.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. Kĩ năng trình bày rõ ràng, khoa học, chữ viết sạch sẽ.
4. Hình thành năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực vận dụng.
II. MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bảo vệ di sản văn hóa
1
0.5
1
0.5
Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
1
4
2
1
3
5
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1
0.5
1
1
2
1.5
Xử lí tình huống
1
2
1
1
2
3
Tổng số câu (ý)
Tổng số điểm
1
0.5
1
4
3
1.5
1
2
1
1
1
1
8
10
Tỉ lệ phần trăm
5%
40%
15%
20%
10%
10%
100%
III. ĐỀ BÀI KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM (đính kèm trang sau)
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2017 - 2018
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- TIẾT 34
MÔN: GDCD7
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày kiểm tra: /04/2018
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Gia đình em đến ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) để giải quyết những công việc nào sau đây?
A. Xác nhận bảng điểm học tập
B. Xin cấp giấy khai sinh
C. Xin sổ khám bệnh
D. Xin đăng kí hộ khẩu.
Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan ?
A. Đi xem bói B. Đi lễ nhà thờ.
C. Đi lễ chùa. D. Thắp hương ngày rằm.
Câu 3: Di sản văn hoá phi vật thể nào của Việt Nam dưới đây đã được công nhận là di sản thế giới?
A. Nhã nhạc cung đình Huế C. Cải lương Nam Bộ
B. Múa rối nước D. Hát chèo.
Câu 4: Em không tán thành ý kiến nào sau đây?
A. Khi đã theo tôn giáo này thì có quyền thôi không theo nữa.
B. Những nơi thờ tự các tín ngưỡng tôn giáo được phép bảo vệ.
C. Công dân có quyền theo hoặc không theo bất kì tôn giáo nào.
D. Công dân không được theo tôn giáo vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống.
II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Mê tín dị đoan là gì? Hãy kể 2 ví dụ về hiện tượng mê tín dị đoan trong cuộc sống?
Câu 2: Cho tình huống sau: Ở gần nhà Hằng có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Hằng cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Hằng can ngăn nhưng mẹ Hằng cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên Hằng không nên can thiệp vào.
a. Theo em, mẹ Hằng nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao?
b. Nếu là Hằng, em sẽ làm gì?
Câu 3: Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do nhân dân, vì nhân dân?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM GDCD 7
I. TRẮC NGHIỆM ( 2điểm) Mỗi câu trả lời đúng, đủ được 0,5 điểm.
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án
B, D
A
A
D
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4 điểm)
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là: công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ao được cưỡng bức hoặc cản trở.
- Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên, dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy, cần phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.
- 2 ví dụ về mê tín dị đoan: xem bói, yểm bùa
1.5
1.5
1
Câu 2
(3 điểm)
Có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng cần nêu được:
a. Mẹ Hằng nghĩ như vậy là không đúng.
- Vì bói toán là một biểu hiện mê tín, dị đoan chứ không phải tự do tín ngưỡng và pháp luật đã nghiêm cấm hành nghề này.
b. Nếu là Hằng em sẽ:
+ Giải thích cho mẹ hiểu tác hại của mê tín dị đoan.
+ Vận động gia đình và người thân khuyên giải mẹ
0.5
1.5
1
Câu 3
(1 điểm)
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân ,vì nhân dân”. Bởi vì, Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
1
BGH duyệt
Tổ, nhóm chuyên môn
Người ra đề
Tạ Thị Thanh Hương
Nguyễn Thị Thanh Hà
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_20.docx