Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Quyết Thắng (Có đáp án)

Bài 1(3 điểm)

ÁP SUẤT

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép, người ta đưa ra khái niệm áp suất. Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép. Đơn vị của áp suất là niutơn trên mét vuông (N/m2) hay paxcan (Pa).

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Quyết Thắng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT T.P LAI CHÂU TRƯỜNG THCS QUYẾT THẮNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÍ Lớp: 8 Thời gian: 45’ (không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI (Gồm 4 bài) Bài 1(3 điểm) ÁP SUẤT Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép, người ta đưa ra khái niệm áp suất. Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép. Đơn vị của áp suất là niutơn trên mét vuông (N/m2) hay paxcan (Pa). Câu 1: 1 điểm Q01: 0-1-9 Khoanh tròn vào đáp án đúng Đơn vị của áp suất là: A. Nm2 B. N/m2 C. N/m3 D. Nm3 Câu 2: 1 điểm Q02: 21-00-99-11-12-13 Cho các khẳng định sau. Đánh dấu “x” vào ô thích hợp Câu Đúng Sai a) Muốn tăng áp suất người ta tăng áp lực b) Muốn tăng áp suất người ta giảm áp lực c) Muốn giảm áp suất người ta tăng diện tích bị ép d) Muốn giảm áp suất người ta giảm diện tích bị ép Câu 3: 1 điểm Q03: 0-1-2-9 Tại sao, trời mưa đường đất lầy lội người ta thưởng để tấm ván cho người và xe cộ đi qua ? Bài 2 (2,5 điểm) a)Viết công thức tính áp suất chất lỏng ? Giải thích các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức ? b) Lực đẩy Ác - si - mét có phương, chiều, độ lớn như thế nào ? Bài 3 (2 điểm) Quãng đường AB dài 60 km, một ô tô đi mất 1 giờ 30 phút. Tính vận tốc của ô tô ? Bài 4 (2,5 điểm) Một khối gỗ hình lập phương với độ dài cạnh là 3dm nhúng ngập hoàn toàn trong nước. a) Tính lực đẩy Ác - si - mét tác dụng vào khối gỗ, biết trọng lượng riêng của nước là d = 10000N/m3 ? b) Nếu nhúng khối gỗ trên ngập sâu hơn trường hợp trên thì lực đẩy Ác - si - mét tác dụng vào khối gỗ có thay đổi không ? Vì sao ? HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 1 Câu 1 Điểm Đẩy đủ: Mã 1 Đáp án: B Không đạt: Mã 0: Trả lời đáp án khác Mã 9: Không trả lời 1 0 0 Câu 2 Điểm Đầy đủ: Mã 22 Điền đúng theo thứ tự: Đúng - Sai - Đúng - Sai Không đẩy đủ: Mã 13: Trả lời đúng 3 / 4 ý Mã 12: Trả lời đúng 2 /4 ý Mã 13: Trả lời đúng 1/ 4 ý Không đạt: Mã 00: Trả lời không đúng ý nào trong 4 ý Mã 99: Không trả lời 1 0,75 0,5 0,25 0 0 Câu 3 Điểm Đạt: Mã 2 Người ta đặt miếng gỗ nhằm làm tăng diện tích bị ép và làm giảm áp suất, giúp người và xe cộ không bị lún xuống khi đi qua. Không đầy đủ: Mã 2: Trả lời đúng 1/ 2 đáp án Không đạt Mã 0 : Trả lời nhưng sai Mã 9: Không trả lời 1 0,5 0 0 Bài 2 Ý Nội dung Điểm a Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h Trong đó: p là áp suất đáy cột chất lỏng (Pa) d là trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3) h là chiều cao cột chất lỏng (m) 0,75 0,25 0,25 0,25 b Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét, có: Phương: thẳng đứng Chiều: từ dưới lên trên Độ lớn: bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ 0,25 0,25 0,5 Bài 3 Nội dung Điểm Tóm tắt: s = 60km t = 1h 30’ = 1,5 h v = ? 0,5 Giải Vận tốc của ô tô là: ADCT: v = = 60 : 1,5 = 40km/h 0,5 1 Bài 4 Nội dung Điểm Tóm tắt a = 3dm = 0,3m d = 10000N/m3 F = ? 0,5 a Giải Thể tích của khối gỗ là V = a3 = (0,3)3 = 0,027 m3 Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối gỗ là: ADCT: F = d.V = 10000.0,027 = 270 N 0,5 1 b Nếu nhúng ngập sâu hơn nữa thì lực đẩy Ác-si-mét không thay đổi vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần vật chìm trong chất lỏng. 0,5

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2016_2017_truo.doc