Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Mã đề 04 - Năm 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1. Với mỗi người, lịch sự, tế nhị trong giao tiếp thể hiện

A. trình độ văn hóa, đạo đức. B. khả năng kinh tế.

C. thành phần xuất thân. D. nghề nghiệp công tác.

Câu 2. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự lịch sự, tế nhị?

A. Nói trống không,cộc lốc. B. Nói quá to, cười quá lớn .

C. Ăn nói bỗ bã, thô tục. D. Nói nhẹ nhàng, dí dỏm.

Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự lịch sự, tế nhị?

A. Tích tiểu thành đại. C. Năng nhặt chặt bị.

B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 4. Câu ca dao:“ Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” nói về nói về phẩm chất nào?

A. Lịch sự, tế nhị. B. Biết ơn.

C. Tiết kiệm. D. Tôn trọng kỉ luật.

 

docx4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Mã đề 04 - Năm 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề: 04 ĐỀ KIỂM TRA HKI Môn: GDCD 6 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút I/PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm) Em hãy đọc và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Với mỗi người, lịch sự, tế nhị trong giao tiếp thể hiện A. trình độ văn hóa, đạo đức. B. khả năng kinh tế. C. thành phần xuất thân. D. nghề nghiệp công tác. Câu 2. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự lịch sự, tế nhị? A. Nói trống không,cộc lốc. B. Nói quá to, cười quá lớn . C. Ăn nói bỗ bã, thô tục. D. Nói nhẹ nhàng, dí dỏm. Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự lịch sự, tế nhị? A. Tích tiểu thành đại. C. Năng nhặt chặt bị. B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 4. Câu ca dao:“ Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” nói về nói về phẩm chất nào? A. Lịch sự, tế nhị. B. Biết ơn. C. Tiết kiệm. D. Tôn trọng kỉ luật. Câu 5. Bạn Lan khi nói chuyện là rung đùi, cười nói oang oang. Việc làm đó thể hiện bạn Lan là người A. lịch sự , tế nhị B. có phong cách sống hiện đại. C. sống chan hòa với mọi người. D. không lịch sự , tế nhị Câu 6. Để là người lịch sự, tế nhị khi nói chuyện với người khác, chúng ta cần làm gì? A. Ngắt lời người khác đang nói. B. Lắng nghe người khác nói chuyện với mình. C. Không lắng nghe người khác nói chuyện với mình. D. Chêm xen vào lời người khác đang nói. Câu 7. Em, Lan và Mai cùng đi dự đại hội liên đội. Trong lúc đại hội đang diễn ra, hai bạn nói chuyện điện thoại,cười đùa rất to. Nếu em ngồi cạnh, em sẽ làm gì trong các ý sau? A. Nhắc nhở các bạn nhẹ nhàng , bảo các bạn cần giữ trật tự. B. Cũng tham gia nói chuyện, cười đùa với hai bạn. C. Không làm gì cả, mặc kệ hai bạn. D. Quát to, mắng hai bạn . Câu 8. Câu nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” nhắc nhở em điều gì? A. Phải kiên trì để học. B. Phải vượt khó để học. C. Phải tích cực học tất cả mọi điều trong cuộc sống để luôn hoàn thiện bản thân mình. D. Phải tự giác để học. Câu 9. Em tán thành với quan điểm nào sau đây? A. Chỉ khi nào gần đến ngày kiểm tra mới phải học. B. Trẻ em chỉ cần vui chơi, không cần học. C. Việc học không quan trọng. D. Phải cần cù, tự giác, tích cực học tập không để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở. Câu 10. Để có kết quả học tốt, học sinh không được A. đọc thêm sách tham khảo. B. vận dụng những điều đã học vào thực tế. C. lười học, nói chuyện trong giờ. D. đổi mới phương pháp học tập. Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện học sinh đã biết xác định mục đích học tập đúng đắn? A. Học vì danh dự bản thân. B. Học để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. C. Học để đối phó với cha mẹ. D. Học để đối phó với thầy cô. Câu 12. Ở trên lớp, Quân luôn chăm chú nghe giảng. Ở nhà, bạn học bài thường xuyên, không để ai nhắc nhở. Bài nào không hiểu Quân đều đến lớp hỏi cô và các bạn. Theo em, Quân là người như thế nào? A. Là người dũng cảm. B. Là người tự tin. C. Là người sống chan hòa với mọi người. D. Là người xác định mục đích học tập đúng đắn. Câu 13. Em tán thành với quan điểm nào sau đây? A. Chỉ khi nào gần đến ngày kiểm tra mới phải học. B. Phải cần cù, tự giác, tích cực học tập không để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở. C. Việc học không quan trọng. D. Trẻ em chỉ cần vui chơi, không cần học. Câu 14. Thủy dự định dậy sớm làm bài tập về nhà nhưng trời quá rét. Theo em, bạn Thủy nên làm gì? A. Lập tức từ bỏ suy nghĩ dậy làm bài. B. Không dậy làm bài và ngủ tiếp. C. Chờ trời sáng hẳn rồi mới dậy làm bài. D. Dậy làm bài cho xong trước khi đến lớp. Câu 15: Sống chan hòa là A. sống hòa thuận với chị em ruột thịt, xóm giềng. B. sống vui vẻ, hòa hợp với mọi ngườì, sẵn sàng tham gia các hoạt động chung có ích. C.sống vì bản thân, sống vui vẻ, thân thiện. D.thường xuyên giúp đỡ người khác nhưng không quan tâm các hoạt động xã hội. Câu 16: Hành vi nào sâu đây thể hiệnviệc chưa biết sống chan hòa với mọi người? A. Góp ý chân thành khi bạn có khuyết điểm. B. Trong giờ học mặc dù biết nhưng không phát biểu để xây dựng bài. C. Thường xuyên quan tâm tới công việc của lớp D. Luôn cởi  mở, vui vẻ, chào hỏi gần gũi với mọi người. Câu 17: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sống chan hoà với mọi người? A. Biết chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh. B. Không tham gia các hoạt động từ thiện C. Không giúp đỡ ai vì sợ thiệt cho mình. D. Không góp ý cho ai vì sợ mất lòng Câu 18: Là một học sinh để thể hiện là người sống chan hòa với mọi người thì chúng ta cần phải làm gì? A. Trong giờ học mặc dù biết nhưng không phát biểu để xây dựng bài. B. Luôn từ chối tham gia vào các hoạt tập thể. C. Khi bạn bè gặp khó khăn không quan tâm đến bạn. D. Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể của Đoàn, Đội. Câu 19: Ý nghĩa của sống chan hòa là A. được mọi người yêu mến và giúp đỡ. B. có nghị lực vượt qua khó khan,thử thách. C. tích lũy được nhiều kiến thức mới. D. giúp chúng ta học tập,lao động có hiệu quả. Câu 20: Gia đình bạn Mai gặp chuyện buồn và khó khăn trong cuộc sống. Cả lớp chia sẻ, giúp đỡ động viên Mai. An học cùng lớp với Mai nhưng không quan tâm vì cho rằng đó là việc riêng của mỗi người. Em có nhận xét gì về việc làm của An ? A. An là người sống không chan hòa với mọi người. B. An là người lịch sự ,tế nhị. C. An là người sống chan hòa với mọi người. D. An là người tôn trọng kỉ luật II/ TỰ LUẬN ( 5 điểm ) Câu 1 ( 3.0 điểm ): Dân gian có câu : Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Trong cuộc sống, lịch sự tế nhị có ý nghĩa như thế nào ? Em hãy nêu một số 2 biểu hiện thể hiện tính lịch sự thế nhị khi ở nhà, 2 biểu hiện thể hiện tính lịch sự thế nhị khi ở trường học ? Câu 2 ( 2.0 điểm ) Nhà trường tổ chức thi giải thi đấu bóng đá giữa các lớp. Lớp em đã thắng trận đấu đầu tiên và được lọt vào vòng tứ kế. Quang rủ Quân bỏ học để luyện tập thi đấu chuẩn bị cho trận đấu quan trọng tiếp theo . Quang nói: “ Đây là trận đấu quan trọng, một năm mới có một lần, còn việc học ngày nào cũng phải học rồi” . Em có đồng ý với ý kiến của Quang hay khống ? Vì sao Nếu là Quân trong trường hợp này em sẽ làm thế nào ? . Hết .. BGH duyệt TTCM duyệt Nhóm trưởng Người ra đề Lê T.Hồng Thái Dương Thị Ngạn Nguyễn T.Bích Ngân Đinh Thị Huyền Nga UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề: 04 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI Môn: GDCD 6 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B A D B A C D C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B D B D B B A D A A II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5.0 điểm ) Câu Nội dung Điểm Câu 1 3điểm a/ Câu ca dao khuyên chúng ta phải biết chọn lựa nòi nói, tế nhị khi giao tiếp với người khác * Ý nghĩa của lịch sự tế nhị trong cuộc sống - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội. - Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp với những người xung quanh. - Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người. - 0,25 đ - 0,25 đ - 0,25 đ - 0,25 đ b/ Mỗi biểu hiện đúng được 0, 5 điểm. VD : *Biểu hiện khi ở nhà Lắng nghe ý kiến của bố mẹ Không có những lời nói trống không với người lớn *Biểu hiện khi ở trường - Lắng nghe ý kiến đóng góp của các bạn và thầy cô - Không nói leo trong lớp - 0,5 đ - 0,5 đ - 0,5 đ - 0,5 đ Câu 2 2 điểm a/ Em không đồng ý với ý kiến của Quang vì : Việc học luôn là sự ưu tiên hàng đầu. Giải đấu bóng đá do nhà trường tổ chức tạo không khí vui vẻ và cọ xát giao lưu chứ không phải để tranh giành thắng thua Việc học có sự ảnh hưởng quan trọng đến những bài giảng và quá trình học phía sau. - 0,5 đ - 0,5 đ - 0,5 đ b/ Nếu là Quân, em sẽ khuyên bạn không nên bỏ học mà sắp xếp chọn lựa vào những khoảng thời gian rảnh tranh thủ hoàn thành đầy đủ bài tập rồi sẽ đi tập đá bóng - 0,5 đ

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_ma_de_04_na.docx
Giáo án liên quan